Phát hiện thẻ tù nhân Trung Quốc trong áo mới mua, nghi là tín hiệu cầu cứu

Thứ Hai, 27 Tháng Mười Hai 20218:00 SA(Xem: 2252)
Phát hiện thẻ tù nhân Trung Quốc trong áo mới mua, nghi là tín hiệu cầu cứu

Một người phụ nữ tại Anh đã đặt mua qua mạng một chiếc áo, sau đó cô phát hiện ở trên chiếc áo có may thẻ của một tù nhân Trung Quốc, nghi đây là một tín hiệu cầu cứu.

nguoi-phu-nu-anh-phat-hien-the-tu-nhan-trung-quoc-trong-ao-moi-mua
Người phụ nưa Anh phát hiện thẻ tù nhân Trung Quốc trong áo mới mua, nghi là tín hiệu cầu cứu. (Ảnh minh họa qua franchising.com)

Thẻ của tù nhân may trong quần áo

Theo The Independent, một người phụ nữ 24 tuổi, đến từ Norwich (Anh) đã đặt mua qua mạng một chiếc áo từ cửa hàng có tên là “Tiệm giày của tôi” với giá 49,99 bảng (khoảng 1.500.000 đồng). Sau đó, cô vô cùng bất ngờ khi phát hiện trên áo có khâu một chiếc thẻ tù nhân Trung Quốc. Trên thẻ có ghi dòng chữ “Nhà tù Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam”“Cấp độ cơ bản”.

Chiếc áo khoác này do Brave Soul, một thương hiệu của công ty Whispering Smith có trụ sở tại Anh sản xuất. Công ty này chuyên thầu các sản phẩm cho Trung Quốc, nhằm tận dụng nguồn nhân công giá rẻ.

Theo người phụ nữ này thì rất có thể đây là một tín hiệu cầu cứu của một công nhân nô lệ.

Người phát ngôn của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết: “Bất kỳ công ty nào cũng phải tôn trọng nhân quyền dù là hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc hay ở những nơi khác.”

Người này cho biết thêm, tổ chức sẽ kiến nghị lên Chính phủ Anh để xem xét các cuộc điều tra nhân quyền bắt buộc đối với các công ty Anh hoạt động ở nước ngoài.

Bức thư tuyệt vọng giấu trong tất

Trước đó vào năm 2015, một khách hàng của thương hiệu thời trang Primark tại Anh, đã tìm thấy một bức thư được dấu trong một đôi tất bông được cho là do một nạn nhân bị tra tấn tại Trung Quốc viết.

Anh Shahkiel Akbar đã mua một đôi tất từ cửa hàng Primark tại trung tâm mua sắm Metrocenter, thành phố Newcastle, Anh, sau đó anh ngỡ ngàng khi tìm thấy một lá thư bằng tiếng Trung được gấp lại nhét trong đôi tất.

Thông qua phần mềm dịch thuật trên điện thoại di động, anh Akbar đã hiểu được nội dung của bức thư này nói về việc người viết thư bị vu oan, tống tiền, lừa gạt, sau đó bị tra tấn, hành hạ dã man.

Người viết tên là Đinh Đình Khôn, sống tại An Huy, Trung Quốc.

Theo đó, Vào ngày 29/6/2014, anh Đinh Đình Khôn bị Tòa án Nhân dân Quận Linh Bích vu khống hãm hại và kết án 3 năm tù, thời điểm viết bức thư này anh đang phải chịu cực hình và bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ quận Linh Bích. 

Cả anh cùng vợ của anh đều đã bị bức hại thành tàn tật. Anh mong người đọc được bức thư này hãy phơi bày sự thật với Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường hoặc cơ quan báo chí truyền thông.

Phía Primark cho biết họ đã từng nhận được nhiều phản ánh từ một nữ khách hàng ở Huddersfield về việc người này tìm thấy bức thư tiếng Trung Quốc trong đôi tất cô mua cho bố cách đây không lâu, nội dung bức thư cho thấy có một  người có tên Ting Kun Ding tại tỉnh An Huy, Trung Quốc mong được cứu giúp khỏi cảnh bị đàn áp, nô dịch.

Tù nhân “làm việc như súc vật”

Không ít lần có người nhặt được những lời cầu cứu như trên, điều đó phản ánh rằng tù nhân ở Trung Quốc vẫn đang bị đối xử như nô lệ.

Bà Lý Điện Kỳ, hiện 69 tuổi, sống tại New York, cho biết, bà từng bị giam giữ tại nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh từ năm 2007 – 2010, vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Trong 3 năm ở tù, bà đã phải làm công việc may mặc khoảng 17 giờ mỗi ngày. Những tù nhân làm tại đây đều không có lương nhưng nếu không hoàn thành số lượng hàng được giao thì sẽ bị quản ngục giáo huấn,  trừng phạt.

Có lần, một nhóm khoảng 60 người không hoàn thành chỉ tiêu nên đã bị bắt phải làm việc liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian này, họ không được phép đi ăn hoặc đi vệ sinh, nếu tù nhân ngủ gật thì cai ngục sẽ dùng dùi cui điện để sốc điện họ.

Theo bà Lý thì Nhà tù nữ Liêu Ninh “không phải là nơi ở của con người.” “Họ giam bạn lại và bắt bạn làm việc. Đồ ăn như cho lợn, nhưng lại phải làm việc như súc vật.

Ngoài quần áo, Nhà tù nữ Liêu Ninh còn sản xuất hàng loạt mặt hàng xuất khẩu như mỹ phẩm, hoa giả và đồ chơi Halloween.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 201811:59 SA
Colombia vừa được xếp hạng hai trong tốp các nước hạnh phúc nhất, sau nhà vô địch là quần đảo Fidji. T
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20186:29 SA
Năm 2018 sẽ là năm đánh dấu sự suy giảm của truyền thông tự do tại Việt Nam. Những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, quyền con người ở Việt Nam ngày càng vắng bóng trên
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20182:30 SA
"Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức", "Cố gắng không phải để thành công mà để sống có giá trị" là những bài học bố mẹ nên dạy con.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20186:18 CH
(HNPD) Năm 2013 vì vụ Obamacare, Thượng Viện Cộng Hòa không chịu tương nhượng đưa đến chánh phủ bị đóng cửa 13 ngày. Nhân cơ hội này, TT Trump của chúng ta, lúc đó còn là "dân thường" lên đài TV Fox hùng hồn tuyên bố , chánh phủ bị đóng cửa là do lỗi TT Obama (ngoan cố) và năm nay,
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20186:00 CH
Người ta thường nói rằng ‘cái gì quá cũng không tốt’. Vậy nên, 10 điều ‘quá’ dưới đây được cổ nhân coi là đại kỵ trong đời, ai cũng cần phải biết.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20184:52 SA
Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 201810:00 CH
Lên án Pakistan « lừa đảo » không tích cực chống khủng bố, Hoa Kỳ đe dọa ngưng viện trợ. Quyết định này nếu được thực hiện có thể gây khó khăn kinh tế cho quốc gia Hồi Giáo
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhân ngày các nhà văn, người cầm bút bị tù đày 2017, tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN) phát đi lời kêu gọi đến các chính phủ
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20187:00 CH
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20183:30 SA
Ngày 11 tháng 1, khi góp ý cho dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu kinh tế)”, ông Phùng Quốc Hiển