Cơn bão chính trị của Trung Quốc trước thềm Đảng lần thứ 20

Thứ Hai, 04 Tháng Mười 20218:00 SA(Xem: 2273)
Cơn bão chính trị của Trung Quốc trước thềm Đảng lần thứ 20

Cơn bão chính trị của Trung Quốc trước thềm Đảng lần thứ 20

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang chiến đấu hết mình để mở đường cho Đại hội Đảng lần thứ 20 sắp diễn ra vào năm 2022. Mục tiêu chính là gạt bỏ phe cánh Giang Trạch Dân - hòn đá tảng trên con đường chính trị của ông Tập. Trong suốt 2 năm qua, một loạt cơn bão chính trị xảy ra đã giúp ông Tập giải tỏa chướng ngại cuối cùng trước thềm đại hội: thúc đẩy thịnh vượng chung, thanh trừng ngành công nghiệp giải trí, án tử cho gã khổng lồ bất động sản Evergrande...

Có thể là hình ảnh về 2 người, trong đó có Nhi Mai, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Communist Party leader XiJinping (L) talks to his predecessor Jiang Zemin as they watch military parade at Tiananmen Square in Beijing วก Sept. 3, 2015. (STR/AFP/Getty Images) CHINESE REGIME China's Political Storms, From Alibaba to Evergrande Is Xi Jinping cleaning his political obstacles before the rubber stamp legislature's meeting? By LongTengyun September 28, 2021 Updated: September 28, 2021 AẢ Print'
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) nói chuyện với người tiền nhiệm Giang Trạch Dân khi họ dự một lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm 03/09/2015. (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)

Sau vụ đàn áp các ông lớn Internet và ngành công nghiệp gia sư, việc ông Tập kêu gọi về “thịnh vượng chung” hồi tháng 8 là điều đáng báo động đối với các tỷ phú Trung Quốc. Các gã khổng lồ công nghệ như Tencent, Alibaba, và Pinduoduo đều đã cam kết chi hàng trăm tỷ USD để hưởng ứng chiến dịch này.


1) ‘Thịnh vượng chung’ trong lịch sử cộng sản

Mao Trạch Đông là người đầu tiên đề cập đến cụm từ “thịnh vượng chung” vào tháng 12/1953.

Đặng Tiểu Bình cũng thực hiện mục tiêu ‘cùng giàu có’: Để cho một số người làm giàu trước.

Giang Trạch Dân kế thừa con đường của Đặng Tiểu Bình, vơ vét tài sản quốc gia và chia cho một số người - giới tinh hoa của Đảng và các gia tộc đỏ.

Vì vậy mà khi ông Tập lên nắm quyền, Trung Quốc là một trong những quốc gia có độ phân hóa giàu nghèo lớn nhất thế giới.

Hệ số Gini là một con số thể hiện mức độ phân phối thu nhập trong dân cư, được dùng để đo lường sự bất bình đẳng kinh tế. Gini càng cao thì bất bình đẳng càng lớn.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam cho thấy, Gini năm 2010 của Trung Quốc ước tính là 61%.

ntdvn_gettyimages-459682384-594x594-1

Một người thợ đang cắt tóc cho một em bé trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 28/11/2014. Trong khi Trung Quốc hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới thì bất bình đẳng thu nhập vẫn là một thách thức lớn tại đây. Một phần lớn dân số nước này đang sống dưới chuẩn nghèo quốc gia. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Không ai biết được số liệu thực sự bởi chính phủ Trung Quốc có truyền thống bưng bít thông tin.

Theo một nghiên cứu năm 2015 của học giả người Mỹ Xie Yu, hệ số Gini của Trung Quốc năm 2012 là 73%. Điều này cho thấy mức độ chênh lệch giàu nghèo ở đại lục lớn đến mức nào. “1% người giàu nhất sở hữu hơn 1/3 tổng tài sản hộ gia đình (household wealth) toàn quốc, trong khi 25% người nghèo nhất chỉ sở hữu dưới 2%”.

Ông Xie cho biết: “Nhà ở chiếm hơn 70% và là thành phần lớn nhất của tài sản hộ gia đình”.

Tại sao Trung Quốc lại trở thành quốc gia có mức chênh lệch giàu nghèo lớn đến như vậy?

2) Tập Cận Bình đã có câu trả lời từ nhiều năm trước.

Kể từ khi ông Tập bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, cả ông và người đồng hành Vương Kỳ Sơn đã nhiều lần thừa nhận sự thật về mức chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng, bất bình đẳng trong xã hội, và sự giàu có bất thường của các quan chức ĐCSTQ cùng gia đình họ.

Tháng 10/2015, tờ Zhengming - tạp chí chống cộng sản có trụ sở tại Hong Kong - đã đưa tin về một cuộc điều tra nội bộ trong ĐCSTQ, cho thấy: Hơn 65% các triệu phú ở Trung Quốc là cán bộ và quan chức ĐCSTQ đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu.

Ví dụ như trường hợp của Chu Vĩnh Khang, một quan chức khét tiếng trong phe ông Giang: Tài sản bị tịch thu của ông Chu vào tháng 12/2014 lên đến hơn 16,05 tỷ USD, theo tạp chí Zhengming.


3) Mục tiêu của ông Tập Cận Bình

‘Trừng phạt một người nhằm cảnh cáo mục tiêu mà đảng thực sự nhắm đến’ là một chiêu thức được ĐCSTQ sử dụng vô cùng điêu luyện.

Trong muôn vàn sóng gió chính trị đang diễn ra hiện nay, ông Tập cũng luôn có những ‘vật tế’ như vậy để cảnh cáo mục tiêu của mình.

Ngày 02/09, tập đoàn Alibaba của Jack Ma đã cam kết chi 15,56 tỷ USD để hưởng ứng lời kêu gọi vì “thịnh vượng chung”.

Có vẻ như Jack Ma, người bị thương tổn nhiều nhất trong phong trào thịnh vượng chung này, là mục tiêu của ông Tập. Theo Financial Times, Bắc Kinh sẽ “dỡ bỏ Alipay của Ant Group (HK:6688) và tạo một ứng dụng riêng cho hoạt động kinh doanh cho vay của gã khổng lồ này” và “các FinTech của Trung Quốc sẽ chuyển dữ liệu người dùng cho một liên doanh mới do nhà nước sở hữu một phần”.

Hôm 01/09, Reuters đưa tin, “các công ty được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn sẽ lần đầu tiên nắm giữ lượng lớn cổ phần trong một tài sản quan trọng của Ant Group”. Những gì Ant Group gặp phải chỉ là một trong những động thái mới nhất nhắm đến Jack Ma của ĐCSTQ.

Kể từ khi Bắc Kinh đình chỉ việc niêm yết của Ant Financial vào tháng 11/2020, các nhà chức trách và phương tiện truyền thông Trung Quốc đã không ngừng cáo buộc Jack Ma cùng các công ty của ông thu thập trái phép dữ liệu người dùng, độc quyền, và vơ vét của cải dưới chiêu bài cải cách tài chính, v.v. Từng là người giàu nhất và là cố vấn cho các doanh nhân trẻ Trung Quốc, Jack Ma bỗng chốc trở thành một kẻ tư bản độc ác.

ntdvn_gettyimages-450091214-594x594-1

Người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Jack Ma (phải) bắt tay Chủ tịch Tập đoàn Evergrande Hứa Gia Ấn trong buổi lễ ký kết giữa Alibaba và Evergrande về việc Alibaba mua 50% cổ phần tại Quảng Châu Evergrande hôm 05/06/2014 tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: VCG / VCG qua Getty Images)

Các nhà quan sát nhận định rằng ông Tập đã ra lệnh đình chỉ vụ IPO đình đám kể trên. Theo một bài báo vào tháng 02/2021 của Wall Street Journal, một cuộc điều tra chưa được báo cáo do chính quyền thực hiện đã tiết lộ: Các tổ chức liên quan đến công ty của Jack Ma đều là những thực thể chống lại ông Tập, ví dụ: quỹ tiền tệ Boyu Captial - được góp vốn bởi Giang Chí Thành, cháu trai Giang Trạch Dân; và tập đoàn đầu tư Bắc Kinh Zhaode - do Lý Bá Đàm kiểm soát. Ông Lý là con rể của Giả Khánh Lâm - cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, người có quan hệ chặt chẽ với Giang Trạch Dân.

‘Vận hạn’ của Jack Ma dường như bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa ông Tập cùng ban lãnh đạo đương nhiệm với các cựu lãnh đạo gồm Giang Trạch Dân và Giả Khánh Lâm.

Một ví dụ điển hình khác trong việc chi mạnh tay cho “thịnh vượng chung” là ông lớn Internet Tencent. Trong vòng 4 tháng, Tencent đã cam kết đóng góp gần 15,5 tỷ USD. Do có quan hệ gần gũi với phe Giang mà tập đoàn này đang phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng giám sát trong thời gian gần đây của chính quyền Trung Quốc.

Năm 2011, Tencent đã cùng Chu Vĩnh Khang, một tay chân của ông Giang, đã thực hiện giám sát cư dân mạng toàn quốc, đồng thời phát triển mạng lưới an ninh công cộng và an ninh quốc gia nhằm mục đích kiểm duyệt thông tin mạng.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Li Linyi cho biết, “lịch sử về ‘thịnh vượng chung’ trong quãng thời gian cầm quyền của ĐCSTQ đã tiết lộ mục tiêu của ông Tập: Đó là nhân danh ‘bất bình đẳng’ để đè bẹp các nhóm ‘làm giàu trước’, từ đó tiêu diệt đối thủ Giang Trạch Dân”.


4) Ngôi sao giải trí Triệu Vy

Triệu Vy, cùng những sự vụ trong động thái chấn chỉnh ngành giải trí Trung Quốc thời gian gần đây, là một bước ngoặt khác trong cơn bão chính trị của ông Tập.

Ngày 26/08, các bộ phim và tác phẩm truyền hình của nữ diễn viên kiêm doanh nhân này đã bất ngờ bị xóa khỏi các nền tảng nghe nhìn. Triệu Vy cũng bị khóa tài khoản Weibo và bị đưa vào danh sách những nghệ sĩ yếu kém.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã rất nhanh chóng lên tiếng chỉ trích Triệu Vy về một loạt các sự kiện như: Vợ chồng cô Triệu làm rối loạn thị trường tài chính trong hơn 20 năm với quỹ khởi nghiệp trị giá 9,28 triệu USD được đòn bẩy lên đến 460 triệu USD thông qua các thương vụ sáp nhập & mua lại; cách thức cô Triệu kết bạn với Jack Ma, nắm giữ cổ phần của Ali Pictures, và tham dự nhiều sự kiện cùng Jack Ma.

Ngày 06/09, Nhật báo Pháp lý - tờ báo chính thức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ - đã đăng tải một bài báo chỉ thẳng các thủ đoạn lừa đảo tiền của Triệu Vy trong ngành công nghiệp giải trí đầy hỗn loạn của Trung Quốc.

ntdvn_gettyimages-474035560-594x594-1

Nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy (phải) tham dự Hội nghị Toàn cầu về Phụ nữ và Doanh nhân do Tập đoàn Alibaba tổ chức tại một khách sạn ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, hôm 20/05/2015. Nhiều nữ giám đốc điều hành từ các lĩnh vực công nghệ, tài chính, thời trang, và chính trị đã tham gia vào sự kiện khai mạc. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Năm 2017, Depth Paper đã có nhiều bài viết về mối quan hệ mật thiết giữa vợ chồng Triệu Vy với cựu Bí thư Thành ủy Thâm Quyến Huang Li - một người thân cận khác của Giang Trạch Dân, cũng như mối quan hệ giữa cô Triệu với Tiêu Kiến Hoa của tập đoàn đầu tư Tomorrow Group.

Tiêu Kiến Hoa là một trong những tay chân tận tụy nhất giúp Giang Trạch Dân, cùng Tăng Khánh Hồng và Lưu Vân Sơn, vơ vét của cải và rửa tiền. Năm 2017, ông Tiêu đột ngột biến mất và được cho là đã bị chính quyền Tập Cận Bình áp giải từ Hong Kong về Trung Quốc đại lục. Tháng 07/2020, cơ quan quản lý của ĐCSTQ đã tiếp quản Tomorrow Group.

Nhà bình luận Li Linyi chỉ ra rằng cả Jack Ma và Triệu Vy đều đã đi chung một con đường: Hưởng lợi từ những người “làm giàu trước” bằng cách kết giao với các thành viên trong nhóm tinh hoa của ông Giang.


5) Khủng hoảng Evergrande: ông Tập đang cảnh báo hay tấn công?

Gã khổng lồ bất động sản Evergrande của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ. Theo báo cáo hoạt động giữa năm 2021 của Evergrande, tổng nợ phải trả của công ty này tính đến hôm 30/06 đã lên đến 305 tỷ USD.

Các phương tiện truyền thông bên trong Trung Quốc đang không ngừng tuyên truyền, rằng cuộc khủng hoảng Evergrande là kết quả của hơn một thập kỷ phát triển thần tốc; và là một doanh nghiệp tư nhân, Evergrande không hề ‘quá lớn’ để đổ vỡ.

Thái độ đứng ngoài quan sát của chính quyền Quảng Đông, cùng với sự rút lui của các ngân hàng, đã giúp đoán định phần nào số phận của Evergrande và người sáng lập Hứa Gia Ấn.

Trên thực tế, khoản nợ của Evergrande có thể giải quyết được, bởi tài sản của tập đoàn này đủ để bù đắp cho các khoản nợ. Nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là các công ty bất động sản, đã luôn đạt được các chỉ số phát triển nhờ vào nợ cao.

Chính sự thay đổi tinh vi trong thái độ của ĐCSTQ đã đẩy Evergrande xuống vực thẳm. Minh chứng là, trong những năm gần đây, Evergrande ngày càng khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, trong khi dòng tiền từ ngân hàng lại là nền tảng cho sự thành công của ông Hứa Gia Ấn.

Bức thư của Evergrande gửi chính quyền Quảng Đông vào tháng 08/2020 nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ đã bị rò rỉ trên mạng. Lời lẽ trong bức thư cho thấy ông Hứa đã chán nản và thất vọng từ năm 2017, khi ông bị một ngân hàng địa phương từ chối cho vay.

Những người quen thuộc với cách điều hành của ĐCSTQ đều biết rằng chỉ có các mối quan hệ và việc đổi chác tiền-quyền mới có thể cấp cho doanh nghiệp ‘quyền truy cập’ vào các khoản vay của ngân hàng. Ông Hứa Gia Ấn từng có nhiều mối quan hệ kiểu này.

Bài báo của Depth Paper năm 2017 tiết lộ: Khi vợ chồng Triệu Vy trở nên nổi danh và giàu có, họ đã tham gia vào một tổ chức đặc biệt - Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Hong Kong (HKACI).

Trưởng đặc khu Hong Kong khi đó, ông Leung Chun-ying, là người bảo trợ danh dự của HKACI. Các thành viên hội đồng quản trị gồm có ông Hứa và những người quyền lực ở Hong Kong như Henry Cheng Kar-shun - Chủ tịch tổ chức Phát triển Thế giới Mới; Robert Ng - Chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Hong Kong Sino Group; Albert Yeung Sau Shing - người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn Emperor; và Charles Ho Tsu-kwok - Chủ tịch của Sing Tao News Corporation.

ntdvn_gettyimages-80261306-594x594-1

Ông Tăng Khánh Hồng (phải) ngồi cạnh ông Tập Cận Bình (trái) - khi ấy còn là Ủy viên Bộ Chính trị. Ông Tập đang điền vào lá phiếu của mình trong phiên họp toàn thể lần thứ V của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân hôm 15/03/2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li / Getty Images)

Danh sách các giám đốc của HKACI gồm: Triệu Vy, Hứa Gia Ấn, Albert Yeung, Liu Changle - Chủ tịch kiêm CEO của Phoenix Satellite Television, và Tiêu Kiến Hoa. Hầu hết những người trong danh sách này đều là bạn bè thân cận của ông Hứa.

Một người bạn giàu có khác ở Hong Kong của ông Hứa là quý tộc đỏ Tăng Khánh Hồng. Ông Tăng được coi là nhân vật quyền lực số 2 trong phe Giang Trạch Dân, đã kiểm soát Hong Kong trong nhiều thập kỷ. Ông ta có người em trai là Tăng Khánh Hoài, là thanh tra đặc biệt của Bộ Văn hóa Hong Kong, đồng thời kiểm soát cả cảnh sát và thế lực ngầm.

Khi Tiêu Kiến Hoa mất tích vào năm 2017, người ta tin rằng ông Tập đã ra lệnh áp giải ông Tiêu về Trung Quốc, và ông Hứa được cho là bị liên lụy. Cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande bắt đầu nổi lên từ lúc đó.

Trong quá khứ, Evergrande đã tạo lập thị trường và vượt qua nhiều trở ngại nhờ sự ‘giúp đỡ tận tình’ từ hội bạn bè của ông Hứa. Tuy nhiên lần này, không một người bạn nào của ông xuất hiện.

Nhà bình luận Li Linyi tin rằng, cuộc khủng hoảng Evergrande là ví dụ điển hình cho kết cục của những người ‘làm giàu trước’ thuộc phe cánh Giang Trạch Dân. Ông Li nói: “Từ Jack Ma, Triệu Vy, đến Hứa Gia Ấn - những người giàu có và nổi tiếng đã tham gia vào cuộc chính biến - con đường làm giàu của họ gắn với sự cai trị thối nát của thời đại Giang Trạch Dân. Thành công của họ đã bị nhuốm bẩn bởi những nhân vật quyền lực như Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Đây có thể là lý do tại sao họ là mục tiêu mới nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình”.

Ông Li cho biết thêm, các động thái gần đây của chính quyền Trung Quốc thực chất là để thanh trừng các đối thủ chính trị của ông Tập. Cuộc chiến giữa ông Tập và ông Giang đang diễn ra, và sẽ ngày càng khốc liệt khi Đại hội Đảng lần thứ 20 đang đến gần. Ông Tập lo ngại quyền lãnh đạo đất nước của mình sẽ bị phe cánh họ Giang đoạt được.

Theo ông Li, “ông Tập đang dọn dẹp và mở rộng đường cho cuộc tái đắc cử vào năm sau. Ông ấy ít nhất phải thắt chặt túi tiền của phe Giang bằng cách đàn áp kinh tế, đồng thời kiềm chế hoạt động của những người theo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng”.

Ông Li nói thêm: “Điều duy nhất mà chúng ta chưa biết là liệu ông Tập có trực tiếp ‘đả’ hai con hổ cuối cùng này hay không”. Khi mà Jack Ma và Triệu Vy vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trước công chúng thì có nghĩa là “ông Tập vẫn còn đang cẩn trọng cân nhắc”.

Theo The Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn