Tại sao Trung Quốc không thể dự đoán trước mưa lũ kỷ lục?

Thứ Sáu, 30 Tháng Bảy 20215:00 CH(Xem: 2457)
Tại sao Trung Quốc không thể dự đoán trước mưa lũ kỷ lục?

Các chuyên gia dự báo thời tiết xác định có mưa lớn trước đợt lũ trăm năm có một ở miền trung Trung Quốc nhưng phát cảnh báo nhầm về địa điểm và thời điểm.

Đường phố ngập lụt khiến xe cộ gặp nạn ở Trịnh Châu. Ảnh: AFP.

Đường phố ngập lụt khiến xe cộ gặp nạn ở Trịnh Châu. Ảnh: AFP.

Su Aifang, phó giám đốc cơ quan khí tượng Hà Nam, hôm 21/7 cho biết chính quyền tỉnh đã nhận được cảnh báo về nguy cơ từ thời tiết cực đoan từ hôm 15/7. Nhưng các nhà dự báo thời tiết xác định nơi mưa lớn nhất là Tiêu Tác, địa cấp thị ở chân núi Thái Hằng, một ngày trước khi trận mưa lũ tồi tệ nhất xảy ra.

Kinh nghiệm trước đây cho thấy không khí ẩm ướt từ Thái Bình Dương nhiều khả năng bốc lên và tạo thành đám mây khi gặp đỉnh núi cao 2.000 m. Hôm 17/7, chính quyền địa phương phát cảnh báo Tiêu Tác có thể hứng chịu 500 mm nước mưa vào ngày 19/7 trong đợt lũ "trăm năm có một" và sơ tán người dân ở vùng trũng. Các khu vực khác, bao gồm thủ phủ Trịnh Châu ở cách đó chưa đầy 100 km về phía nam, được dự đoán là chịu ảnh hưởng nhỏ hơn.

Nhưng trên thực tế, mưa lũ tồi tệ nhất ập tới Trịnh Châu, thành phố 12 triệu dân, một ngày sau dự báo. Sáng ngày 20/7, thành phố phát cảnh báo đỏ, mức cảnh báo cao nhất, nhưng phần lớn cư dân đã trên đường đi làm. Thành phố hứng chịu hơn 200 mm nước mưa chỉ trong một giờ, lượng mưa cao nhất từng được ghi nhận ở Trung Quốc.

Đến buổi chiều, Trịnh Châu ghi nhận lượng mưa nhiều hơn mức thông thường trong nửa năm. Mưa lũ làm ngập đường phố, khiến hàng trăm hành khách mắc kẹt trong tàu điện ngầm. Ít nhất 25 người thiệt mạng trong mưa lũ, đồng thời đường dây điện và nguồn cung cấp nước sạch bị gián đoạn ở nhiều quận. Một số trạm thời tiết không có dữ liệu do thiết bị bị hư hỏng.

Chen Tao, giám đốc ở Trung tâm Khí tượng Quốc gia, hôm 21/7 cho biết Trung Quốc đã nỗ lực cải tiến dự báo thời tiết cực đoan nhưng đây vẫn là một thách thức lớn trên toàn thế giới. Theo Chen, mô hình dự báo hiện đại hoạt động tốt trong điều kiện thông thường, nhưng sự biến động của thời tiết cực đoan chưa được hiểu kỹ. "Có quá nhiều điều không chắc chắn ở các hệ thống thời tiết cực đoan có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của dự báo", Chen chia sẻ.

Su và cộng sự đã làm việc luân phiên suốt 24 giờ vào tuần trước, thường xuyên cập nhật ước tính khi có dữ liệu mới và phát hơn 1.000 cảnh báo tính đến sáng ngày 20/7. Các nghiên cứu trước đây cho thấy lượng mưa là một trong những yếu tố khó dự báo nhất và phần lớn nhà khí tượng nói không thể dự đoán lượng mưa sẽ rơi xuống trong một giờ cụ thể vào ngày hôm sau.

Trung tâm Khí tượng Quốc gia ở Bắc Kinh là một trong 9 cơ sở được công nhận bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới. Nhưng dù sử dụng vệ tinh và siêu máy tính, ước tính về lượng mưa của trung tâm vẫn sai lệch nhiều hơn so với số lần dự báo đúng. Theo một nghiên cứu vào năm ngoái của Phòng thí nghiệm Thời tiết cực đoan, tỷ lệ dự báo đúng về lượng mưa trong vòng 24 giờ của cơ quan khí tượng Trung Quốc vào khoảng 15% năm 2008 và tăng lên 20% năm 2019. Ngay cả ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, nơi có lịch sử khí tượng lâu đời hơn và diện tích nhỏ hơn, mức độ dự báo chính xác chỉ ở mức 30%.

Một nhà khí tượng giấu tên cho biết dù rất khó dự báo lượng mưa kỷ lục ở Trịnh Châu tuần này, thảm họa cho thấy một số khu vực chưa được chú ý, một phần do thiếu trạm theo dõi. Nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ thông tinh Nam Ninh, cho biết việc dự đoán lượng mưa theo giờ vẫn phụ thuộc quá nhiều vào radar trên mặt đất. Những radar này chỉ có thể thu thập thông tin hạn chế từ các đám mây. Sử dụng nhiều ảnh vệ tinh và các nguồn thông tin khác hơn sẽ giúp đưa ra dự đoán chính xác hơn. Tuy số lượng radar và thiết bị theo dõi khác đang dần gia tăng, những khu vực như Bắc Kinh và Thượng Hải được quan tâm nhiều hơn các thành phố nghèo như Trịnh Châu.

Trong thời gian gần đây, các chuyên gia dự báo Trung Quốc bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao độ chính xác, nhưng hoạt động của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu nạp vào. "Chúng ta không chỉ cần tăng số lượng trạm radar ở thành phố mà cả vùng nông thôn. Có quá nhiều điểm mù trên khắp cả nước", nhà nghiên cứu cho biết.

An Khang (Theo SCMP)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 02 Tháng Tám 202112:23 SA
Khách
Tri thuy thi phai tri tan goc re. " Nuoc Mua ra bien,lai mua ve nguon ".Voi da tang truong kinh khung xay cat nhung cao toc,khu ky nghe hau theo kip va van minh hon My va au chau.Nhung dia the dat dai khong co the phinh ra to lon,vay thi ta (cs) lam bo de bao vay song nuoc,lam dap de TRI THUY dieu hanh nguon nuoc chay theo "dung quy trinh " dang ta mong muon.Nhung voi nhung dong rac,cay coi...vv cang ngay cang lap dan chieu sau cua dong chay( dieu nay dang ta chua tinh toi ),va tuc nuoc thi phai vo bo.Bao nhieu de dieu,dap tru nuoc ngan han...deu qua trong tai va phe ta phai pha huy de dieu hanh nguon nuoc theo y minh.Su gian ac va bat minh la ho da khong thong bao cho dan chung de kip di chuyen tranh xa vung xa lu de gay ra canh tang thuong chet choc ve tai san va nhan mang.Nhung neu ho thong bao,thi chinh phu cs phai lo cho dan do an,thuc uong,nha cua.....va boi thuong vi su ngu muoi cua chinh sach sai lam.Dieu nay KHONG THE DUOC vi trai voi nhung tu hao,vo nguc xung ten,the nen MANG NGUOI DAN von re hon beo,dang ta lai dang can dat dai vi vay neu " thang Troi " co lam chet vai tram trieu so voi dan so o muc vo cung nhan man,va dang cong san van song vinh song phe phon tren que huong cua cac dang con troi ! Bo bao cung khong dam ngoac mom ra keu goi the gioi tro giup...ai dai the ?!? vach ao cho nguoi xem lung a ???
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn