Thể thao & thiên nhiên với người Na Uy

Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201710:00 SA(Xem: 7775)
Thể thao & thiên nhiên với người Na Uy
Song Chi

Người Na Uy siêng chơi thể thao

Người Việt mình nói chung ít chơi thể thao, ít chịu rèn luyện sức khỏe. Siêng lắm thì tập thể dục ở nhà hoặc ra công viên, đi bộ, chạy bộ. Cũng có những người thích chơi một vài thứ thể thao phổ biến như tennis, bóng bàn, bơi lội, bóng đá, khiêu vũ… hoặc chơi golf nếu là dân có tiền. Ở mấy thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, có những câu lạc bộ thể thao…người đến chơi hoặc theo tập các lớp thể thao hàng tuần khá đông, từ cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, bơi lội, khiêu vũ, võ thuật…Còn các vũ trường của Sài Gòn thì lúc nào cũng đông. Nhưng nhìn chung, người Việt vẫn thuộc loại lười chơi thể thao. Với những môn thể thao thuộc loại khó, mạo hiểm như nhảy dù, bay lượn, leo núi, lặn, chèo thuyền vượt thácthì lại càng hiếm người chơi, phần vì tốn kém, phần vì không có nhiều lớp/người hướng dẫn…

Thể thao không nằm trong “máu” của người Việt. Nếu có tiền, người Việt chỉ thích ngồi quán uống café tán gẫu với bạn bè, đi nhậu, hoặc đi shopping (phụ nữ), nhiều tiền hơn nữa thì đi du lịch.

Preikestolen (Pulpit Rock). Nguồn: wikipedia.
Preikestolen (Pulpit Rock). Nguồn: wikipedia.

Vì vậy mà tỷ lệ thanh niên, đàn ông Việt có chiều cao trên 1m75, có thân hình săn chắc, bắp thịt cuồn cuộn, sức khỏe dẻo dai, cũng như số lượng thiếu nữ, phụ nữ có chiều cao trên 1m65, có thân hình săn gọn với số đo các vòng chuẩn như hoa hậu không nhiều. Nhưng bù lại, nhờ là dân Á đông, cộng thêm khí hậu xứ nhiệt đới nóng, ra mồ hôi suốt ngày, thức ăn Việt lại có nhiều rau, chất lỏng (như canh, súp, các loại bún nước, mì nước…) nên người Việt nhìn chung ít bị béo phì-nỗi ám ảnh thường trực của dân các nước phương Tây.

Ngược lại, từ dân Mỹ, dân các nước châu Âu, Úc…đều quan tâm tới việc chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe. Từ khi còn học ở bậc tiểu học, trung học, cho tới đại học, học sinh đã phải tham gia chơi thể thao, việc đánh giá một học sinh toàn diện không chỉ là chuyện học hành mà luôn luôn cộng thêm phần chơi thể thao, rèn luyện sức khóe, tham gia sinh hoạt nhóm, xã hội v.v…Dân Bắc Âu nói chung và dân Na Uy nói riêng càng siêng tập thể dục, chơi thể thao. Không biết có phải nguyên do vì khí hậu của các nước Bắc Âu lạnh, khắc nghiệt, con người phải khỏe để trụ được với mùa đông vừa dài vừa lạnh, ít nắng? Chỉ biết là dân Bắc Âu nói chung và dân Na Uy nói riêng rất chịu khó rèn luyện sức khỏe, bị ám ảnh vì sức khỏe. Nếu đặt câu hỏi với rất nhiều người Na Uy rằng anh/chị, ông/bà quan tâm đến điều gì nhất, mong muốn điều gì nhất trong cuộc sống, đa số họ sẽ trả lời: sức khỏe, có một sức khỏe tốt.

Dân Na Uy rất siêng đến các phòng gym để rèn luyện sức khỏe. Nguồn: “Kroppsoving pa SATS ELIXIA”, https://heltberg.no
Dân Na Uy rất siêng đến các phòng gym để rèn luyện sức khỏe. Nguồn: “Kroppsoving pa SATS ELIXIA”, https://heltberg.no

Nói họ bị ám ảnh vì sức khóe cũng không phải nói quá. Chẳng hạn, người Việt mình có mấy khi quan tâm mỗi ngày mình ăn những cái gì vào bụng, thứ gì tốt, thứ gì không tốt, bao nhiêu calori v.v…Cứ ngon miệng là ăn thôi. Còn dân Na Uy họ cẩn thận với mọi thứ họ ăn, bánh mì thì ăn bánh mì nâu, đường nâu chứ ít khi ăn bánh mì trắng, đường trắng vì bánh mì nâu, đường nâu ít chất đường hơn. Ăn cá nhiều hơn thịt, thịt thì ăn thịt trắng (ví dụ thịt gà) nhiều hơn thịt đỏ (ví dụ thịt bò). Hải sản thì chỉ ăn cá, tôm, cua, không ăn đủ loại hải sản từ các loại cá nhỏ, tép, rạm, lươn, mực, bạch tuộc….như người Việt. Thực đơn hàng ngày luôn luôn phải có rất nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc…, uống rất nhiều sữa tươi và ăn các sản phẩm từ sữa như pho mai, yogurt…Nói tóm lại là rất quan tâm đến chuyện thức ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Người Na Uy thường hay nhắc đi nhắc lại hai chữ “sunn mat” (healthy food trong tiếng Anh). Còn người Việt mình như đã nói, ăn vì ngon miệng cái đã, có bổ hay không tính sau. Dân Pháp có vẻ như cũng chú ý đến ngon miệng, nên họ vẫn ăn bánh mì trắng, đường trắng, ăn thịt bò đều đều.

Ở trên đã đề cập đến việc dân Bắc Âu nói chung và dân Na Uy nói riêng rất siêng tập thể dục, chơi thể thao. Thể thao nằm trong “máu” của họ, cũng như nghệ thuật nằm trong “máu” người Pháp vậy. Không chỉ tìm đến các phòng tập gym hoặc đi bộ, chạy bộ hàng ngày hàng tuần, người Na Uy thích khám phá những môn thể thao đòi hỏi sức khỏe, niềm đam mê cho tới đầy tính mạo hiểm, rủi ro; từ đi bộ đường dài, trượt tuyết, trượt ván tuyết, trượt băng (tất nhiên đây là một trong những môn “ruột” của họ, ở một đất nước mà mùa đông tuyết phủ đến 4, 5 tháng hoặc hơn, tùy vùng), cho tới leo núi, nhảy dù, lướt sóng, lái thuyển buồm, lặn biển từ vách đá, săn bắn…

Trượt tuyết, một môn thể thao được yêu thích ở Na Uy. Copyright: Hemsedal. Nguồn: Skiing in Norway: Powder conditions, empty slopes”
Trượt tuyết, một môn thể thao được yêu thích ở Na Uy. Copyright: Hemsedal. Nguồn: Skiing in Norway: Powder conditions, empty slopes”

Một gia đình trung lưu ở Na Uy ngoài việc sở hữu một căn nhà, xe hơi để đi lại, họ còn “tậu” một nhà nghỉ trên núi hoặc ở vùng biển, một cái tàu để chạy chơi vào mùa hè, và rất nhiều dụng cụ cho các môn thể thao khác nhau.

Người Na Uy yêu thiên nhiên

Một đặc điểm nữa ở người Na Uy là họ yêu thiên nhiên, thích khám phá và thưởng thức thiên nhiên. Diện tích của Na Uy xấp xỉ Việt Nam: Na Uy là 323, 804 km2, Việt Nam là 331, 230.8 km2, nhưng dân số của Na Uy thì ít hơn rất nhiều-5, 277, 762 (tính đến tháng 1. 2017, theo Statistics Norway), trong khi dân số của VN khoảng 95, 414, 640 người (đầu năm 2017), đứng hàng thứ 14 trên thế giới! Đất rộng người thưa, thiên nhiên, môi trường được giữ gìn, bảo tồn kỹ, do vậy còn giữ được nét hoang sơ.

Nếu xét về thành phố thì các thành phố của Na Uy không thể so sánh với các thành phố đẹp nổi tiếng của châu Âu như Paris, London, Vienna, Moscow, Saint Petersburg, Roma, Venice, Madrid, Barcelona, Prague…nhưng thiên nhiên thì khá là đẹp và đa dạng về địa hình tự nhiên với nhiều núi, vịnh hẹp (fjord), đảo, sông băng và thác nước. Mùa đông tuyết phủ trắng trời cũng có một vẻ đẹp riêng. Khu vực phía Bắc gần với Bắc cực như Nordland, Troms, Finnmark còn có những hiện tượng tự nhiên kỳ thú như bắc cực quang (auroras, polar lights, northern lights) tức là màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, lộng lẫy và huyền ảo.

Ánh sáng cực quang (Northern Lights) ở gần thành phố Tromso. Nguồn: https://www.visittromso.no
Ánh sáng cực quang (Northern Lights) ở gần thành phố Tromso. Nguồn: https://www.visittromso.no

Khi đi du lịch, người Na Uy thích bỏ thời gian để sống với thiên nhiên, những chuyến đi bộ đường dài, leo núi, cắm trại ngủ trong lều giữa rừng hay giữa trời, vào mùa đông họ cũng thường hay lên những căn nhà nghỉ ở trên núi, sống tĩnh mịch không có internet, TV, không có những tiện nghi của thời buổi văn minh hiện đại. Chỉ đọc sách, nghe nhạc bên lò sưởi, trò chuyện với người thân, như một cách để lắng mình lại, thư thái, gạt bỏ những suy nghĩ bận rộn của đời sống qua một bên, hay một hình thức nạp năng lượng cho tâm hồn.

Với đa số người Việt chúng ta khó mà làm được như vậy, thứ nhất là thiên nhiên của Việt Nam bây giờ chỗ nào cũng đầy người, tìm cho ra một chỗ tĩnh lặng hoang vu rất khó; thứ hai, cho dù chúng ta có tạm trú ẩn giữa thiên nhiên trong một khoảng thời gian ngắn thì đầu óc cũng khó mà tĩnh tâm được với bao nhiêu lo toan của đời thường, chưa kể muôn vàn nỗi ưu tư về tình trạng của đất nước. Làm thế nào mà bình yên, tĩnh lặng, thưởng thức thiên nhiên nổi khi chung quanh ta bao nhiêu cảnh trái tai gai mắt, bao nhiêu sự bất công phi lý, bao nhiêu cảnh đời khốn khổ của dân chúng? Chỉ riêng một mùa bão lũ vửa rồi đã có cả trăm người chết, quay mặt vào đâu để quên được hình ảnh hai mẹ con ôm nhau chết vì bị đất vùi, xác một cụ già chết đuối hai tay còn chới với giơ lên cao như cầu cứu, xác những em bé trần truồng nằm sấp, nằm ngửa, tím tái giữa dòng nước…?

Càng quan sát đời sống của dân nước người, càng ao ước một ngày nào đó khi chế độ độc tài độc đảng ở VN sụp đổ, VN chuyển sang một thể chế tự do dân chủ, đất nước phát triển lành mạnh và người Việt ngoài việc học tập, mưu sinh, chăm sóc gia đình, có thể thảnh thơi nghĩ đến việc chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, thưởng thức thiên nhiên, tu dưỡng tâm tính…

Một người đang đứng trên Kjeragbolten (“Kjerag Boulder” hay “Kjerag Bolt”, trên núi Kjerag hay Kiragg,Na Uy). Nguồn: wikipedia.
Một người đang đứng trên Kjeragbolten (“Kjerag Boulder” hay “Kjerag Bolt”, trên núi Kjerag hay Kiragg,Na Uy). Nguồn: wikipedia.

SC
( Bao Tre )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 201811:59 SA
Colombia vừa được xếp hạng hai trong tốp các nước hạnh phúc nhất, sau nhà vô địch là quần đảo Fidji. T
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20186:29 SA
Năm 2018 sẽ là năm đánh dấu sự suy giảm của truyền thông tự do tại Việt Nam. Những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, quyền con người ở Việt Nam ngày càng vắng bóng trên
Thứ Ba, 23 Tháng Giêng 20182:30 SA
"Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức", "Cố gắng không phải để thành công mà để sống có giá trị" là những bài học bố mẹ nên dạy con.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20186:18 CH
(HNPD) Năm 2013 vì vụ Obamacare, Thượng Viện Cộng Hòa không chịu tương nhượng đưa đến chánh phủ bị đóng cửa 13 ngày. Nhân cơ hội này, TT Trump của chúng ta, lúc đó còn là "dân thường" lên đài TV Fox hùng hồn tuyên bố , chánh phủ bị đóng cửa là do lỗi TT Obama (ngoan cố) và năm nay,
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20186:00 CH
Người ta thường nói rằng ‘cái gì quá cũng không tốt’. Vậy nên, 10 điều ‘quá’ dưới đây được cổ nhân coi là đại kỵ trong đời, ai cũng cần phải biết.
Thứ Hai, 22 Tháng Giêng 20184:52 SA
Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 201810:00 CH
Lên án Pakistan « lừa đảo » không tích cực chống khủng bố, Hoa Kỳ đe dọa ngưng viện trợ. Quyết định này nếu được thực hiện có thể gây khó khăn kinh tế cho quốc gia Hồi Giáo
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20189:00 CH
Nhân ngày các nhà văn, người cầm bút bị tù đày 2017, tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN) phát đi lời kêu gọi đến các chính phủ
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20187:00 CH
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Thứ Bảy, 20 Tháng Giêng 20183:30 SA
Ngày 11 tháng 1, khi góp ý cho dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu kinh tế)”, ông Phùng Quốc Hiển