Tại sao nên hạnh phúc?
Dennis Prager nói về một trong những mưu cầu lớn nhất của loài người – là hạnh phúc. Nó được đề cập đến trong bản Tuyên bố Độc Lập. Những bác sĩ trị liệu và nhà tâm lý học (và cả những công ty dược phẩm!) xây dựng sự nghiệp từ việc giúp đỡ người khác và họ cảm thấy hạnh phúc. Và chúng ta đều biết rằng trở nên buồn phiền và ở gần những người buồn biền, thì không vui chút nào. Dennis sẽ bàn luận về “vì sao phải hạnh phúc”, khi điều tốt cho mỗi người và những lý do cảm xúc, thì to lớn hơn những mưu cầu ích kỷ.
Nó là một bổn phận về đạo đức. Trở nên hạnh phúc bên cạnh những người khác là phần cần thiết của việc trưởng thành và kết bạn. Không ai thích một Moody Mary cả. Cũng vậy, hạnh phúc hơn sẽ khiến thế giới tốt đẹp hơn. Sau mọi thứ, bao nhiêu nhà độc tài và bạo chúa trên thế giới cảm thấy được hạnh phúc? Không ai cả! vậy, hãy học cách làm thế nào để hạnh phúc và học cách tại sao hạnh phúc lại trở nên quan trọng như vậy.
Phần lớn mọi người nghĩ hạnh phúc như là một bản chất của sự ích kỷ rằng: “Tôi muốn hạnh phúc – và tôi muốn hạnh phúc cho chính tôi!”
Tôi muốn gợi ý rằng thực tế, hạnh phúc to lớn hơn, to lớn hơn rất nhiều so với một ham muốn cá nhân. Trên thực tế, nó là một bổn phận về đạo đức.
Tôi biết phần lớn mọi người không bao giờ nghĩ về hạnh phúc theo cách này. Tôi cũng đã từng như vậy, để nói sự thật rất ý nghĩa với cuộc sống của tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng hạnh phúc, đặc biệt là sự mưu cầu hạnh phúc là chỉ cho bản thân mình.
Nhưng không phải vậy.
Dù cho bạn có hạnh phúc hay không, và quan trọng nhất là, dù cho bạn tỏ ra hạnh phúc hay không thì đó là hành động vị tha, không phải vị kỷ – bởi vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh bạn.
Và đó là thứ tạo nên vấn đề về đạo đức. Hỏi bất kỳ ai đã lớn lên với việc bố mẹ không hạnh phúc với nhau rằng có tin hạnh phúc là một vấn đề đạo đức hay không. Tôi đảm bảo với bạn, câu trả lời sẽ là “Có!”
Thật không vui khi lớn lên với việc bố mẹ không hạnh phúc với nhau, hay kết hôn với người luôn rầu rĩ, hay trở thành những ông bố bà mẹ luôn buồn phiền với con cái, hay làm việc với những đồng nghiệp rầu rĩ. Thật không vui tí nào
Sự hạnh phúc của chúng ta ảnh hưởng tới người khác – một cách sâu sắc. Đó là lý do hạnh phúc là một bổn phận về đạo đức. Chúng ta có bổn phận về đạo đức, ít nhất là hãy hành động như thể ta đang hạnh phúc nhất có thể – ngay cả khi bạn không thấy hạnh phúc. Người ta không thể điều khiển cảm xúc bởi vì đó là thứ ảnh hưởng lên người khác – không phải cách chúng ta cảm nhận.
Một ví dụ về hơi thở nặng mùi. Tại sao chúng ta phải đánh răng hai ngày một lần? Nó không chỉ vì vấn đề vệ sinh. Mà vì chúng ta muốn tạo ấn tượng một hơi thở thom tho với người đối diện.
Tương tự như tâm trạng của chúng ta vậy. Một tâm trạng không tốt cũng giống như một hơi thở nặng mùi. Sao bạn lại tỏ thái độ với tôi? hay Tại sao tôi tỏ thái độ với bạn? Thật chẳng tốt chút nào. Đó là lý do vì sao ta nên cố gắng tỏ ra hạnh phúc hết mức có thể, càng nhiều càng tốt.
Và ai cũng có thể làm như vậy. Không quan trọng rằng bạn cảm thấy buồn phiền thế nào, bạn có thể – và phải quyết định hành động của mình. Chúng ta có thể không được tự do điều khiển cảm xúc vui hay buồn, nhưng chúng ta được tự do điều khiển việc tỏ ra vui, buồn với người khác.
Nó không đồng nghĩa với việc ta không chia sẻ cảm xúc với những người bạn thân, người thân, thậm chí là tri kỷ. Tất nhiên là có thể, nhưng đừng luôn tỏ ra bi quan, đừng nên như thế. Bạn có thể nói: “Bạn biết không, tôi thật sự buồn. Hôm nay tôi có vài vấn đề trong công việc, Tôi có vấn đề trong hôn nhân, tôi có vấn đề với con cái, tôi có vấn đề với ba mẹ.” Nhưng bạn đừng tỏ thái độ xấu với bất kỳ ai. Đó là chuyện hoàn toàn khác.
Chúng ta đều có khả năng kiểm soát hành động bày tỏ thái độ của chúng ta, không quan trọng ta cảm thấy thế nào. Tôi có thể chứng minh nó. Tưởng tượng một ai đó vừa có hành động tồi tệ với người bạn đời và khi có ai đó đến trước cửa nhà. Bạn có để ý họ thay đổi thái độ với người lạ như thế nào chứ? Sao họ có thể – trong một giây – đi từ tâm trạng khủng khiếp với người bạn đời của họ sang hành động đẹp mắt với người lạ ở cửa?
Rõ ràng rằng ta có thể điều khiển tâm trạng của mình.
Sao có thể ư? Nếu bạn đang có một tâm trạng tồi tệ và tôi tặng bạn 10.000 dollars một tuần để không có tâm trạng tồi tệ nữa. Bạn có nghĩ điều này khiến bạn vui có khả năng vui vẻ hơn không? Tôi tin là thế.
Và, một cách thành thật, chúng ta còn có năng lượng để tác động lên cảm xúc, không chỉ riêng hành động thôi đâu. Abraham Lincoln đã nói rằng: “ Chúng ta hạnh phúc khi ta quyết định như thế”. Đây chính xác là những điều chúng ta nên quyết định.
Trở nên hạnh phúc hơn tốt cho chúng ta và là những gì ta nợ những người khác trong cuộc sống này.
Trở nên hạnh phúc hơn còn có một lợi ích to lớn hơn: Chúng ta càng tỏ ra hạnh phúc, chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc. Chúng ta nghĩ hành động của chúng ta được xác định bởi cảm xúc. Nhưng chúng ta có sức mạnh để làm điều ngược lại – đó là định hình cảm xúc bằng hành động của mình. Cách ta hành động ảnh hưởng tới cảm xúc hơn là cảm xúc quyết định hành động của ta.
Vậy, hiển nhiên rằng. Ta có một nghĩa vụ đạo đức là trở nên hạnh phúc, hoặc ít nhất là tỏ ra hạnh phúc.
Người hạnh phúc khiến thế giới tốt đẹp hơn và người u sầu khiến nó tệ đi.
Hạnh phúc là một vấn đề to lớn. Lincoln đã đúng, chúng ta hạnh phúc khi chúng ta quyết định như vậy, và đã đến lúc để ta quyết định rồi.
Tôi là Dennis Prager
—–
Biên dịch: Bé Sao @ CAFEKUBUA.COM
https://www.facebook.com/cafekubua/videos/763957433737773/