Báo Nhật: năm 2021 gập ghềnh cho Trung Quốc

Thứ Năm, 31 Tháng Mười Hai 20202:00 SA(Xem: 3695)
Báo Nhật: năm 2021 gập ghềnh cho Trung Quốc

tq-tapCụm từ bị xóa bỏ

Liên quan đến các tuyên bố được đưa ra sau các hội nghị chủ chốt của Trung Quốc, những nội dung bị xóa bỏ khỏi các tuyên bố trước đó, thường chứa đựng những hàm ý quan trọng.

Năm nay, hội nghị công tác kinh tế trung ương là một ví dụ điển hình. Được tổ chức từ 16-18 tháng 12 để thảo luận về điều hành kinh tế Trung Quốc năm 2021. Trong một văn bản được công bố sau đó, mối quan ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể phải đối mặt với "áp lực giảm tốc kinh tế" lớn hơn biến mất.

Một năm qua đã tạo ra sự khác biệt lớn.

Tại hội nghị công tác kinh tế trung ương, diễn ra từ 10/12/2019, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh cáo, sử dụng cụm từ này.

Hội nghị năm 2019 được tổ chức vài tuần trước khi dịch Covid-19 bùng phát đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Hai ngày trước cuộc họp, bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bắt đầu có các triệu chứng, theo quan chức Trung Quốc.

Đến giữa tháng 1/2020, mức độ nghiêm trọng của đại dịch mới bắt đầu được thảo luận. Đến 20/1, người đứng đầu nhóm chuyên gia của chính phủ cuối cùng tuyên bố dịch bệnh lây từ người sang người.

Một năm sau, bất chấp việc Trung Quốc và thế giới đã trải qua thời kỳ biến động lịch sử của nền kinh tế, nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề đề cập đến "áp lực giảm tốc kinh tế".

Điều này cho thấy Bắc Kinh muốn tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc đã trở thành "nền kinh tế lớn duy nhất có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay", như tuyên bố của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, tờ Nikkei Asian Review bình luận.

Tại Trung Quốc, cuộc chiến chống lại Covid-19 và thành công trong việc vượt qua các tác động tiêu cực kinh tế của đợt bùng phát đã được coi là một diều mà người Trung Quốc có thể tự hào. Thậm chí còn có một cuộc triển lãm chủ đề về chống Covid-19 đang được tổ chức ở Vũ Hán.

Thực tế mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm 2021

Vào năm 2019, yếu tố lớn nhất tạo sức ép lên nền kinh tế Trung Quốc là tác động của cuộc xung đột kinh tế khốc liệt của nước này với Mỹ và Tổng thống Donald Trump.

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương năm 2019 diễn ra một tháng trước khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc, phụ tá thân cận của ông Tập, đến Washington và ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Sau đó, những cơn ác mộng không thể tưởng tượng được liên quan đến Covid-19 diễn ra trên khắp thế giới.

Và không có thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 nào đang diễn ra. Mỹ đã mong đợi vòng thảo luận thứ 2 như một cơ hội để gây áp lực buộc Bắc Kinh giải quyết các vấn đề thương mại khác.

Nhưng việc các cuộc đàm phán thương mại bị rơi vào tình trạng lấp lửng - dường như đã mang lại dịp "xả hơi" cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính quyền Trump tiếp tục gia tăng áp lực. Vào thứ Sáu, Tổng thống Trumo đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm Semiconductor Manufacturing International Corp., một nhà sản xuất chip hàng đầu và DJI Technology, nhà sản xuất máy bay không người lái tiêu dùng lớn nhất thế giới, vào danh sách đen.

Tuyên bố của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương năm nay đã sử dụng một thuật ngữ bước ngoặt lớn để mô tả hướng đi của kinh tế vĩ mô.

Năm 2008, sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, Trung Quốc từng đề cập đến "áp lực giảm tốc kinh tế".

Đại dịch hiện nay đã giáng một đòn mạnh hơn vào nền kinh tế toàn cầu so với Lehman đã làm 12 năm trước. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc lại không dùng cụm từ đó.

Thực tế, sự thận trọng của ông là một thông điệp gửi đến người dân Trung Quốc: Hãy tự tin!

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc phần lớn thành công trong việc kiểm soát virus tại quê nhà vào mùa đông này, thì điều đó sẽ không cải thiện được nền kinh tế tổng thể của đất nước vì nhiều quốc gia mua hàng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đang phải chịu tổn thất kinh tế.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát được thực hiện vào mùa hè vừa qua do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy quan điểm tiêu cực về Trung Quốc ở mức cao kỷ lục ở 9 quốc gia - Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Úc, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan và Thụy Điển.

Bằng cách thể hiện lập trường cứng rắn trong vài năm qua, như việc ban hành luật an ninh quốc gia gây tranh cãi vào đầu năm nay hay việc bị đổ lỗi về sự bùng phát Covid-19, chiến lược cải thiện hình ảnh bên ngoài của Trung Quốc đã thất bại.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lẽ sẽ muốn miêu tả thành công của nước này trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus như một thành tựu lớn.

Tuy nhiên, không có nghĩa là các quốc gia khác trên thế giới sẽ ca ngợi Trung Quốc.

Nhiều tin tưởng rằng thế giới sẽ trở lại bình thường vào năm 2021. Nhưng nếu thế giới không hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng, thì sự tương phản giữa một thế giới đang đấu tranh để kiểm soát đại dịch - vốn bị nghi ngờ là bắt nguồn từ Trung Quốc - và việc tuyên truyền "tô hồng" cho phản ứng với cuộc khủng hoảng của Bắc Kinh sẽ chỉ làm dấy lên những xích mích mới. Hãy sẵn sàng cho một năm 2021 gập ghềnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn