9 cách thức tuyên truyền thâm hiểm của ĐCSTQ

Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai 20203:00 CH(Xem: 3321)
9 cách thức tuyên truyền thâm hiểm của ĐCSTQ

Mới đây, trên mạng Internet lan truyền 9 cách thức tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó có 6 cách nhắm vào truyền thông trong nước, 3 cách cuối cùng là nhắm vào truyền thông nước ngoài. Mặc dù hiện nay chưa chứng thực được thông tin này, nhưng xem ra hoàn toàn phù hợp với đường lối tuyên truyền của ĐCSTQ trong những năm gần đây. ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới tuyên truyền khổng lồ trên toàn thế giới. Người Trung Quốc dưới tuyên truyền mạnh mẽ của ĐCSTQ dường như đã bị tẩy não triệt để.

p2835661a6288221
9 thủ đoạn tuyên truyền của ĐCSTQ

Dưới đây là 9 cách thức tuyên truyền của ĐCSTQ đang lan truyền trên mạng:

  1. Thông qua truyền thông dòng chính để gửi đi các thông tin chính trị cơ bản.
  2. Thông qua truyền thông dòng chính để gửi thông điệp chính trị đến nhóm hoặc cá nhân nào đó.
  3. Gửi đi những thông tin nhắm vào những người có hứng thú với tin tức chính trị.
  4. Chuyển thể gộp thông tin chính trị thành thông tin giải trí.
  5. Thường xuyên tạo các chủ đề, trong tích cực có tiêu cực, và thông qua đội quân trên mạng để triển khai chiến thuật biển người.
  6. Khi thông tin mất kiểm soát hoặc khi niềm tin công chúng có nguy cơ bùng nổ, thì thông qua hình thức ngụy trang cá nhân phơi bày thông tin để chuyển dịch tiêu điểm chú ý.
  7. Chỉ đóng gói các tin tức quốc tế hóa thông qua truyền thông hải ngoại.
  8. Cố ý bôi nhọ dân chủ tự do ở hải ngoại, để những người xem tin tức ngoài Đại lục qua phần mềm vượt tường lửa, dần dần trở nên chán ghét phong trào dân chủ ở ngoại quốc.
  9. Chính quyền nuôi dưỡng một số nhà lãnh đạo giả bộ có tư tưởng đối lập đối với ĐCSTQ, để trong thời khắc quan trọng sẽ thay đổi chính kiến đưa ra, để phù hợp với đường lối của ĐCSTQ.

Đài Châu Á Tự do đưa tin chỉ ra, 3 phương thức đầu tiên đều được coi là tương đối cơ bản, chủ yếu là thông qua các kênh truyền thông dòng chính để truyền tải các thông tin chính trị cơ bản, để định hướng tư tưởng và hành vi cơ bản.

Bắt đầu từ phương thức thứ tư, chính quyền ĐCSTQ chủ ý thông qua các nền tảng mạng xã hội như Weibo, WeChat, TikTok, để truyền những “thông tin mềm” đến nhóm người không ưa chuộng tin tức chính trị, đóng gói tin tức chính trị thành thông tin giải trí, tiến hành ngầm dẫn dắt tư tưởng mỗi ngày. 

Phương thức thứ 5 là thông qua Weibo, trang web Bilibili, Douban xem có vẻ như là nền tảng không tạo chủ đề chính trị hóa, vừa có cả thông tin tích cực và tiêu cực, đồng thời thông qua đội quân trên mạng thực hiện chiến thuật biển người, để tạo dư luận, trả lời bình luận, để dẫn động tiết tấu của truyền thông xã hội, nhằm đat được “ảnh hưởng liên tiếp đến tư duy thường ngày của người xem”.

Phương thức thứ sáu chính là chỗ thể hiện sự thâm hiểm. Khi thông tin mất kiểm soát, hoặc mức độ niềm tin công chúng có nguy cơ bùng nổ, thông qua hình thức ngụy trang thành cá nhân vạch trần thông tin liên quan để chuyển dịch sự chú ý, thí tốt để giữ tướng, tìm đối tượng gánh trách nhiệm thay. Họ tạo ra cái gọi là phơi bày thông tin, mượn đó khiến sự tức giận của dân chúng được phát tiết, từ đó chuyển dịch vấn đề trọng tâm, thậm chí còn không tiếc tự làm thương tổn, tự bôi nhọ, tạo hình tượng anh hùng đối lập. Nói chung là nhất định phải đạt được mục đích chuyển dịch sự chú ý của công chúng. 

Do những năm gần đây những vấn đề đến từ xã hội Trung Quốc liên tiếp bùng phát, ví dụ như thực phẩm độc, sữa độc, cưỡng chế tháo dỡ nhà, đàn áp phóng viên, phong tỏa mạng, bức hại tín ngưỡng, bê bối vay ngang hàng P2P, che giấu dịch bệnh…, khiến cho công chúng không còn niềm tin vào chính quyền. Vì vậy phương thức thứ 6 nói trên được sử dụng tương đối phổ biến.

Lấy một ví dụ điển hình, virus viêm phổi Vũ Hán lây lan khắp thế giới trong năm nay, các nước đang liên tiếp yêu cầu ĐCSTQ giải thích và yêu cầu điều tra nguồn gốc dịch bệnh. ĐCSTQ một mặt đang vô cùng sợ hãi và lo lắng về kinh tế quốc nội suy thoái, và cũng cảm thấy đau đầu khi đối mặt với những vấn đề khó khăn cần giải quyết ở nước ngoài. Trong lúc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã lấy danh nghĩa cá nhân lên Twitter dẫn hướng nguồn gốc virus đến Mỹ, khiến phía Mỹ phản ứng kịch liệt, cũng đồng thời đạt mục đích chuyển dịch mâu thuẫn của người dân Trung Quốc đối với việc chính quyền che giấu dịch. Cộng thêm việc cư dân mạng Trung Quốc không thể tự do truy cập tin tức từ nước ngoài, khiến cho rất nhiều người đều cho rằng virus có liên quan đến Mỹ. 

Chiêu tuyên truyền nước ngoài thâm hiểm độc ác nhất

shutterstock_299180648
(Ảnh: TonyV3112 / Shutterstock)

Ba phương thức còn lại là thủ pháp tuyên truyền nước ngoài, được gọi là 3 chiêu “thâm hiểm và độc ác nhất”.

Phương thức thứ 7, là thông qua truyền thông ngoài Trung Quốc để truyền tải tin tức quốc tế hóa, đây là thủ đoạn mà ĐCSTQ thường dùng trong những năm gần đây. Từ năm 2009, ĐCSTQ đã triển khai kế hoạch tuyên truyền lớn ở nước ngoài với dự toán ban đầu chi tới 45 tỷ nhân dân tệ, nhằm mục đích chính tranh đoạt quyền phát ngôn với truyền thông phương Tây. Năm 2011, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã thuê một màn hình quảng cáo khổng lồ trên tòa nhà cao thứ 2 ở Quảng trường Thời Đại Mỹ với giá 300.000 – 400.000 USD mỗi tháng, nơi này đã trở thành một tiêu điểm tuyên truyền của ĐCSTQ ở nước ngoài thời điểm đó.

Không chỉ vậy, ĐCSTQ còn nhắm mục tiêu đến hàng chục triệu người Hoa, hàng chục ngàn đoàn thể Hoa kiều, hàng ngàn trường học dạy Trung văn, hàng trăm kênh truyền thông tiếng Trung, cho đến các trường học và viện nghiên cứu ở các nước phương Tây, thậm chí lợi dụng tài chính và tiếp cận thị trường, để buộc Hollywood phải tự kiểm duyệt. ĐCSTQ có nguồn tài chính dồi dào cho tuyên truyền nước ngoài, đã thực hiện nhiều thủ đoạn từ tham gia cổ phần, mua lại và sáp nhập truyền thông và doanh nghiệp, cho đến tổ chức hội nghị giao lưu, mở lớp học tập nghiên cứu và tổ chức diễn đàn.  Một người nhạy bén không khó phát hiện ra bóng dáng tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc.

Ngoài ra, sự phát triển bùng nổ của truyền thông mạng xã hội cũng khiến cho ĐCSTQ có nhiều chiêu trò tuyên truyền đối ngoại. Do cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục về cơ bản khó có thể đăng nhập vào Facebook, Twitter và YouTube, nên cũng thuận tiện cho ĐCSTQ tùy tiện tuyên truyền. Truyền thông chính thức của ĐCSTQ không chỉ mở các tài khoản trên các mạng xã hội nói trên, cũng muốn qua đó để đưa thông tin của họ đến người dùng, đồng thời còn dùng lượng tiền lớn để thu hút fan hâm mộ và tăng lượt truy cập. Ngoài ra, Viện Khổng Tử thuộc quản hạt của Bộ mặt trận thống nhất của ĐCSTQ cũng chen chân vào các trường học trên toàn cầu để dốc sức “tẩy trắng” cho ĐCSTQ và mỹ hóa chủ nghĩa cộng sản kiểu Trung Quốc.

Tuy nhiên, những thủ đoạn tuyên truyền nước ngoài này đã bị các nước dần dần nhìn thấu. Trong những năm gần đây, các nước phương Tây cũng liên tục gia tăng việc “chấm dứt” hoạt động của các Viện Khổng Tử, và một số truyền thông phương Tây cũng từ chối chèn thêm phụ chương hoặc phụ san quảng cáo (trả phí) nội dung tuyên truyền của ĐCSTQ trên báo giấy của mình. Cho nên thực sự cần cảnh giác là chiêu nham hiểm thứ 8 và thứ 9.

Phương thức thứ 8 là ĐCSTQ có thể thông qua YouTube, Twitter để tạo các thông tin tiêu cực về phong trào dân chủ ở hải ngoại, 3 phần thật 7 phần giả, cố ý bôi nhọ khiến những người dân vượt tường lửa xem tin tức dần dần trở lên chán ghét đối với phong trào dân chủ.

Phương thức thứ 9 chỉ về “cảnh giới cao nhất”, bằng cách thông qua nền tảng mạng xã hội YouTube, Twitter để tạo dựng hình tượng người được coi là lãnh tụ có ý kiến khách quan lý tính, 7 phần thật 3 phần giả. Những người này được chính quyền nuôi dưỡng, bình thường thì giữ phân tích khách quan trung lập, đến thời khắc quan trọng thì sẽ thay đổi phối hợp với ĐCSTQ tiến hành “định hướng”, thay đổi tư tưởng độc giả.

Cũng rất dễ dàng thấy rằng ĐCSTQ đã dùng hai chiêu cuối cùng tác động đến cộng đồng người Hoa trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm nay.

Nếu trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm nay, phong trào dân chủ nước ngoài bị chia rẽ nghiêm trọng, dẫn tới bộ phận nhân sĩ phong trào dân chủ ủng hộ Tổng thống Trump và ủng hộ Đảng Dân chủ xóa kết bạn lẫn nhau, cho vào danh sách đen, và không qua lại với nhau. Một số học giả về luật, những người Hoa nổi tiếng trước đó cũng vẫn luôn dùng cờ hiệu chống Cộng để trả lời phỏng vấn của nhiều kênh truyền thông. Có người đào thoát từ Trung Quốc đến Mỹ tị nạn chính trị và đã có được thẻ xanh, lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân để phát triển sống trong môi trường mới, vậy mà trong thời khắc quan trọng lại lựa chọn người không kiên quyết chống Cộng như ông Biden, và điều này cũng khiến nhiều người không hiểu nổi.

Ngoài ra, còn có một số người làm báo / blogger, trước cuộc tổng tuyển cử Mỹ, thường xuyên vạch trần các vấn đề liên quan đến xã hội Trung Quốc, hơn nữa những nguồn tin này thông thường cũng 7 phần thật, 3 phần giả. Họ đã thu hút được một số lượng lớn người hâm mộ thông qua những tin tức chân thật, và các thông tin này đã được kênh truyền thông trích dẫn. Tuy nhiên, sau cuộc tổng tuyển của Mỹ, những người này lại đột nhiên công khai phản đối ông Trump tái nhiệm, khiến không ít người Hoa tại hải ngoại hoài nghi đằng sau những tài khoản này chính là tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ. Mục đích ẩn nấp nhiều năm chính là “dẫn hướng dư luận” trong cuộc tổng tuyển cử này. Do đó có thể thấy tuyên truyền nước ngoài của ĐSCTQ đã sử dụng các thủ đoạn giấu mình, đa dạng và rộng khắp, khiến cho người dân Trung Quốc cũng như người Hoa ở hải ngoại ít nhất bị trúng 1 trong 9 chiêu của ĐCSTQ. Nhưng may mắn thay, người dân các nước đang dần dần thức tỉnh, phá vỡ gian kế của ĐCSTQ.

Tô Nham, Vision Times tiếng Trung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn