Dù hung hăng ‘sói chiến’, Tập Cận Bình vẫn từ chối ‘tách rời’ Mỹ-Trung. Tại sao vậy?

Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 20204:00 SA(Xem: 3943)
Dù hung hăng ‘sói chiến’, Tập Cận Bình vẫn từ chối ‘tách rời’ Mỹ-Trung. Tại sao vậy?
Trung Quốc quyết kiên định đường lối mở cửa và kết nối với thế giới tự do.
KQssabg_lyj0aK7UWn8VZo0HI-0UvxnBME0maVJLRw_XYbAIEXXhIZftFAZnuG-vBOWS6hMgqgIcGw42UmzZhnXe5JJPOvMXeab18-S5BhRO46AVAZztnj78cKVAsm6FyRU755GO7RYXuDNZow=w400-h209
Dù hung hăng ‘sói chiến’, Tập Cận Bình vẫn từ chối ‘tách rời’ Mỹ-Trung. Tại sao vậy?

Khi quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục xấu đi, quá trình “tách rời” giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhưng tại cuộc họp APEC tổ chức gần đây, Tập Cận Bình một lần nữa cự tuyệt việc ĐCSTQ sẽ “tách rời” khỏi phương Tây. Ngoại giới tin rằng ông Tập nhận thức rõ rằng một khi Mỹ và Trung Quốc “tách rời”, ĐCSTQ sẽ lụi tàn, theo Sound of Hope.

Ngày 19/11, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại hội nghị diễn đàn APEC được tổ chức trực tuyến tại Malaysia. Ông Tập tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tuyệt đối không quay ngược lịch sử và sẽ không nghĩ đến phương án “tách rời” hoặc tham gia vào các “vòng tròn nhỏ” độc quyền và khép kín. Mở cửa là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ của quốc gia, đóng cửa tất yếu sẽ dẫn đến lạc hậu. ĐCSTQ sẽ duy trì việc mở cửa, nhấn mạnh vào “chính sách toàn cầu hóa kinh tế”, …

Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đã lên ánmạnh mẽ việc Trung Quốc thi hành chính sách “cưỡng bức ngoại giao”, “ngoại giao con tin” và “ngoại giao chiến lang”. Báo cáo chỉ ra rằng các hành động trả đũa gần đây của ĐCSTQ chống lại Úc và Canada là một dạng thức “ngoại giao cưỡng bức” và “ngoại giao con tin”.

Trong một năm trở lại đây, từ khi ĐCSTQ giấu dịch cục bộ tại đại lục khiến dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng ra toàn cầu, TT Trump đã nhiều lần đề cập đến khả năng “tách rời” khỏi ĐCSTQ. Ngày 14/5, TT Trump đã nói:

“Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ (với ĐCSTQ)”.

Ngày 18/6, TT Trump một lần nữa khẳng định:

“Trong một loạt các chính sách có thể được lựa chọn, Mỹ chắc chắn đang duy trì khả năng hoàn toàn tách rời khỏi Trung Quốc, dưới các hoàn cảnh khác nhau”.

Đến ngày 7/9, TT Trump một lần nữa đề xuất ý kiến tách rời hai nền kinh tế Mỹ-Trung, và lên kế hoạch hạn chế sự phụ thuộc kinh tế giữa hai nền kinh tế Mỹ-Trung. Ông cho rằng bất kể là tách rời hay áp đặt mức thuế quan cao, Mỹ đều cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo ĐCSTQ đã nhiều lần bày tỏ mong muốn không “tách rời” khỏi Mỹ.

Ngày 30/10, Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc CPC đã tổ chức một cuộc họp báo truyền đạt lại nội dung bài phát biểu của Tập Cận Bình tại phiên họp toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương CPC khóa 19. Hàn Văn Tú, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc, nói rằng việc “tách rời hoàn toàn giữa Trung Quốc và Mỹ căn bản là không hiện thực”, sẽ không mang lại lợi ích gì cho cả hai bên nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Ngày 9/10, Hoàng Kỳ Phàm, Phó chủ tịch Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế ĐCSTQ, cũng tuyên bố rằng việc “tách rời” giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính có nghĩa là “giết một nghìn quân địch trong khi tự làm tổn hại hai nghìn quân ta”.

Ngày 17/8, tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ – đã đăng một bài báo phân tích rằng chính sách “tách rời” là một đánh giá sai về xu hướng chung”, nhằm cố gắng đi đến kết luận rằng nền kinh tế Mỹ-Trung nên được “liên kết” hơn là “tách rời”.

Trước đó, các bài phát biểu của Thôi Thiên Khải (Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ), Vương Nghị (Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc) và Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện ĐCSTQ), đều thể hiện rõ quan điểm tương tự.

Giáo sư Feng Chongyi, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney (Úc), tin rằng dưới sự dẫn dắt tiên phong của chính quyền TT Trump, phương Tây về cơ bản đã chấm dứt chính sách xoa dịu với ĐCSTQ vốn đã duy trì trong suốt 30 đến 40 năm qua. Phương Tây sẽ không còn hỗ trợ toàn diện cho ĐCSTQ về mặt công nghệ và vốn đầu tư như trước nữa.

Trên thực tế, Mỹ đang hoàn toàn tách rời khỏi ĐCSTQ theo hướng ngược lại, nói cách khác là toàn diện “tách rời”. Đồng thời, các quốc gia dân chủ đều đang bao vây Trung Quốc. Trung Quốc đã mất đi khả năng ăn cắp và bắt chước công nghệ của phương Tây. Tốc độ tăng trưởng ban đầu của Trung Quốc sẽ giảm xuống đáng kể, và sự suy thoái kinh tế tại đại lục đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bộc lộ các điểm yếu của một nền kinh tế phát triển không bền vững.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm cho biết Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ trong mối quan hệ hợp tác, nhờ đó Trung Quốc mới có sự phát triển kinh tế đột phá như hiện nay. Nếu Trung Quốc phải “chia tay” với Mỹ thì nó sẽ không thể “hút máu”, và sẽ chẳng còn thu được lợi ích gì nữa, vì vậy ĐCSTQ cũng không chủ trương tách rời.

Bình luận viên thời sự Viên Bân đã viết một bài báo nêu quan điểm rằng, nếu Trung Quốc và Mỹ tách rời, nền kinh tế của cả hai nước tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với tác động đối với nền kinh tế Mỹ. Tuy sẽ mất thị trường và nguồn hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ sớm vượt qua khó khăn ban đầu bằng cách điều chỉnh chuỗi cung ứng công nghiệp và chiến lược phát triển thị trường trên phạm vi toàn cầu. Việc mất thị trường Mỹ, đặc biệt là mất khả năng tiếp cận các công nghệ cao của Mỹ, sẽ là đòn chí mạng đối với nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt nếu bị Mỹ loại khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la.

Bài báo cũng nhận định, nói trắng ra nếu tách rời Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ sẽ không bao giờ suy tàn, nhưng nếu tách rời khỏi Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc sẽ kết thúc, và ĐCSTQ sẽ kết thúc theo.

Nhà khoa học chính trị người Mỹ Pei Minxin, giáo sư ngành quản trị công tại Trường Claremont McKenna, một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ, đã đăng một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs bày tỏ quan điểm rằng, quá trình tách rời ngày càng nhanh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến ĐCSTQ đi vào vết xe đổ của Liên Xô và cuối cùng dẫn đến sự tan rã sau cùng.

https://vietluan
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn