Danh tiếng TQ giảm mạnh không chỉ vì đại dịch mà còn vì điều này

Thứ Tư, 14 Tháng Mười 20208:00 CH(Xem: 4475)
Danh tiếng TQ giảm mạnh không chỉ vì đại dịch mà còn vì điều này

Hôm thứ Sáu (ngày 9/10), Truyền thông Mỹ Patriot đã đăng tải một bài bình luận, trong đó bàn về kết quả một cuộc khảo sát dư luận xuyên quốc gia gần đây, kết quả cho thấy người dân các nước đều ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc, và Trung Quốc đang phải đối mặt với sự bất mãn và phản đối từ quốc tế. Một lý do giải thích cho hiện tượng này là sự che đậy và lừa dối của chính quyền Bắc Kinh trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19). Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn, đó là vì Trung Quốc đang bị kiểm soát bởi ĐCSTQ, “miệt thị” các chuẩn mực quốc tế và các giá trị phổ quát.

 

Ngày 1/10 ở Toronto – Canada đã có nhiều người kháng nghị với biểu ngữ  “Ngày Quốc thương ” thay vì “Ngày Quốc khánh” (Zhou Yuezhen/Epoch Times).

Mở đầu bài viết trên Patriot rất mới mẻ, có đoạn: “Đối với đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người và làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu, nếu có tia hy vọng (thoát khỏi hiểm họa), chính là lúc toàn thế giới, mọi người thức tỉnh ra bản chất tà ác của chính quyền Bắc Kinh.”

Tiếp theo, bài báo sử dụng một cuộc thăm dò quốc tế gần đây làm ví dụ để mở rộng cuộc thảo luận.

Bài báo dẫn kết quả một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy, các quan điểm ủng hộ Trung Quốc đã bị đả kích nghiêm trọng trên toàn thế giới trong năm nay. Điều này là do sự không trung thực và coi thường nhân mạng của Bắc Kinh trong các vấn đề xử lý virus viêm phổi Vũ Hán.

Cuộc thăm dò được thực hiện qua điện thoại khảo sát hơn 14.000 người tại 14 quốc gia trên thế giới, trong thời gian từ ngày 10/6 đến ngày 3/8, và phát hiện ra rằng tỷ lệ người có quan điểm bất lợi về Trung Quốc đã tăng lên hai con số phần trăm. Trong số đó, 81% người Úc, 74% người Anh, 73% người Mỹ và 71% người Đức có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc.

Nhưng tại Bắc Kinh, việc truyền tải thông điệp của Pew gặp rất nhiều bất lợi. Bắc Kinh đã thể hiện thái độ kiêu ngạo điển hình của mình đối với kết quả khảo sát này. Chuyên gia trong chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ đe dọa: “Chúng ta không muốn thiết lập quan hệ xấu với các nước phương Tây, cũng như sẽ không đánh đổi lợi ích quốc gia của mình lấy thiện chí của họ. Thiện chí của họ không xứng!”

Mặc dù virus viêm phổi Vũ Hán rõ ràng là nhân tố chính khiến Trung Quốc ngày càng không được hoan nghênh, nhưng thật sai lầm khi đổ lỗi cho virus trong cuộc điều tra này. Thật vậy, Bắc Kinh đã có những biện pháp xử lý không thỏa đáng và thậm chí còn che đậy thông tin vào thời kỳ khởi phát dịch ở Vũ Hán. Chúng ta cũng biết rằng  một khi thế giới có thêm hiểu biết về dịch virus Vũ Hán cũng như bản chất của chính quyền ĐCSTQ, thể diện quốc gia Trung Quốc sẽ dính thêm đòn nặng.

Tuy nhiên, sự sụt giảm danh tiếng của Trung Quốc về cơ bản phản ánh sự khinh thường cực kỳ sâu rộng của ĐCSTQ (kẻ thao túng Trung Quốc) đối với cộng đồng quốc tế và các chuẩn mực của chính bản thân họ.

Bằng chứng về sự coi thường này rất đa dạng.

Ví dụ, Bắc Kinh yêu cầu các công ty nước ngoài hy sinh bí mật của họ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân; ăn cắp tài sản trí tuệ trị giá hơn 100 tỷ USD mỗi năm; áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài chỉ là để nhằm trả đũa các nước nhận thấy hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ; cướp lấy phần lớn Biển Đông và cố gắng cắt đứt vùng đất tranh chấp ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ; thông qua và cung cấp đầu tư chỉ để đổi lấy sự tôn trọng chính trị và quan hệ phụ thuộc, từ đó bắt nạt các nước nghèo, nhiều nước trong số các nước này là ở châu Phi.

Tương tự, Bắc Kinh đã lợi dụng sự thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn đầu của đại dịch để đục nước béo cò, bán thiết bị bảo vệ cá nhân bị lỗi trị giá hàng tỷ đô la của mình.

Xuyên suốt tất cả những hành động này là sự kiêu ngạo của ĐCSTQ. Họ tin hoặc giả vờ tin rằng họ không làm điều gì sai trái.

Ví dụ, khi các nhà hoạt động chính trị hoặc người dân chỉ trích ĐCSTQ đối xử bất công, Bắc Kinh ngược lại cáo buộc họ gian lận hoặc (ngoại giới) là không công bằng với họ.

Các bộ ngoại giao trên khắp thế giới đã quá quen với việc các nhà ngoại giao “sói chiến” của Bắc Kinh tung ra các cuộc tấn công tin tức giả nhằm vào họ trên Twitter. Ngay cả chính sách ngoại giao kiên quyết thường lệ của Nữ hoàng Elizabeth II cũng bị thách thức. Sau chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Vương quốc Anh vào năm 2015, Nữ hoàng đã nói với một sĩ quan cảnh sát rằng phái đoàn Trung Quốc “rất thô lỗ” và bà thực sự “không may mắn” khi phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của họ trong chuyến đi.

Khi ĐCSTQ tiếp xúc với thế giới, sự thô lỗ này chính là quy tắc của họ.

Đối với tất cả những lời hứa đầu tư và đôi bên cùng có lợi, mọi người đang nhận ra rằng chỉ có một lời đề nghị thực sự ở quyền bá chủ kiêu ngạo của Bắc Kinh. Trừ khi và cho đến khi chế độ Bắc Kinh bắt đầu thể hiện sự tôn trọng của mình đối với phần còn lại của thế giới, danh tiếng của Trung Quốc sẽ còn suy giảm hơn nữa.

Cuối bài báo kết luận: “Sự thật đơn giản là thế giới càng biết nhiều về ĐCSTQ, thì họ càng không thích Trung Quốc”.

Theo Patriot

Ý kiến bạn đọc
Thứ Bảy, 07 Tháng Mười Một 20201:27 CH
Khách
nguoi VN có ngày 30 tháng tư là ngày quốc hận . người tàu có ngày 1 / 10 là ngày quốc thương, cs ở đâu thì nơi đó hết hận lại oán vì dân bị áp bức, nghèo đói , chỉ chúng là chia nhau làm giầu trên đầu cổ dân nhưng cũng sễ đánh nhau chí chạp vì đủ mọi lý do
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn