Trung Quốc không thể để cho thế giới thấy sự yếu kém của họ

Thứ Hai, 12 Tháng Mười 20206:00 CH(Xem: 4404)
Trung Quốc không thể để cho thế giới thấy sự yếu kém của họ

Phạm Hoài Nam dịch

Một thập niên trước, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã hủy bỏ một chương trình của các cô gái thi tài năng trên TV vì cho rằng nó làm băng hoại đạo đức của đất nước.

“Super Girl” dựa theo chương trình “American Idol”, trong đó các cô gái sẽ tranh nhau để được nổi tiếng. Vào lúc cực điểm chương trình này lôi cuốn đến 400 triệu người xem trên toàn Trung Quốc.

Chính điều này đã làm cho đảng lo sợ. Họ gọi đó là “chất độc của tuổi trẻ” và cấm không cho chiếu nữa.

Đó là lần thứ hai bị cấm – lần đầu tiên vào năm 2006 sau những lời chỉ trích của bộ trưởng văn hóa Trung Quốc.

chuong-trinh-Super-Girl-cua-TQ
 Chương trình Super Girl dựa theo American Idol (Wikimedia Commons)

Tại sao? Bởi vì chương trình này nhập cảng từ Tây Phương những giá trì về chủ nghĩa cá nhiên. Hơn thế nữa cách thức bầu chọn những người dự thi quá gần với thể thức bầu cử của dân chủ.

Khi chương trình “Super Girl” bị hủy bỏ, một “fan” mức giận đã post lên Weibo “Có lẽ chúng ta phải cần có một cuộc cách mạng.”

Đó là một trong những thí dụ cho thấy đảng Cộng Sản, mặc dầu nắm trọn quyền trong tay, vẫn lo sợ chính công dân của họ.

Phía dưới bề mặc có vẻ yên tỉnh là sự phẫn nộ

Học giả nghiên cứu về Trung Quốc, Sudan Shirk, dùng từ ngữ “siêu cường quốc mỏng manh” (fragile superpower) để diễn tả một quốc gia chi phí cho an ninh đối nội nhiều hơn là an ninh đối ngoài.

Từ năm 2007 đến 2019, chi phí cho an ninh trong nước tăng gấp ba, lên đến hơn 1.24 tỉ quan tệ (hơn 200 tỉ Úc kim).

Những khu vực mà đảng xem là điểm nóng như Xinjiang – nơi tập trung phần lớn người Ngô Duy Nhĩ  – chi phí an ninh tăng hơn 90% từ năm 2017 đến 2018.

Trung Quốc đang trên đà trở thành cường quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới, tự hào đang xây dựng một đội quân có thể chiến thắng bất cứ cuộc chiến nào, nhưng tại sao lại quá lo sợ an ninh trong nước?

Bởi vì lịch sử của Trung Quốc là lịch sử của những cuộc cách mạng đầy bạo lực. Nước Trung Quốc ngày nay đươc sinh ra từ cách mạng: đầu tiên là sự sụp đổ của Nhà Thanh, tiếp theo đó là cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài cho đến khi Đảng Cộng Sản chiếm đươc chính quyền vào năm 1949.

Ký ức về những cuộc nổi dậy đầy bạo lực đã làm cho đảng Cộng Sản luôn bị ám ảnh, cho nên vào năm 1989, khi các sinh viên đòi hỏi dân chủ chiếm Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại sử dụng quân đội để tàn sát chính người dân của họ.

Đảng Cộng Sản thích chứng tỏa tạo được sự ổn định nhưng phía dưới bề mặc có vẻ yên tỉnh là sự phẫn nộ của người dân.

Mỗi ngày có hàng trăm cuộc biểu tình trên khắp đất nước: họ bất mãn về những bất công xảy ra hằng ngày trong cuộc sống như tham nhũng, chiếm đất đai, ô nhiễm không khí và sự căng thẳng về kinh tế.

Khó có thể biết được con số chính xác, nhưng các nhà phân tích thời sự ước tính từ những năm 1990 và 2010, những cuộc biểu tình tăng từ 9,000 lên đến 180,000.

Rows of men sitting down raise their hands in a great hall with the communist symbol behind them.
Đảng CSTQ biết là họ không thể tỏ ra yếu – đặc biệt là đối với thế giới.(Reuters: Tyrone Siu)

Xây dựng một “xã hội hài hòa”

Vào năm rồi, đảng Cộng Sản ra lệnh phải thẳng tay dẹp những cuộc biểu tình trên đường phố Hồng Kông vì nó thu hút sự chú ý của thế giới.

Tập Cận Bình quyết tâm xây dựng một “xã hội hài hòa” và điều đó có nghĩa là bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến, nhà văn, nghệ sĩ, luật sư, và các đối thủ chính trị.

Điều đó phần nào giải thích tại sao các nhà tù mọc lên như nấm để giam giữ người Ngô Duy Nhĩ và người Tây Tạng. Vào tuần này thông tin tiết lộ cho thấy có đến hàng trăm ngàn người Tây Tạng bị giam trong những trại tù được gọi là “trại giáo dục” (education camps). Những trại này chỉ nhằm để huấn luyện họ trở thành một lực lượng lao động ở nông thôn và cưỡng bách họ phải học ngôn ngữ và văn hóa của người Hán. Những trại này cũng để giam giữ những người Ngô Duy Nhĩ đang tranh đấu ly khai mà chính quyền gọi đó là khủng bố.

Các tổ chức nhân quyền cho rằng hiện tại có đến khoảng một triệu người Ngô Duy Nhĩ bị giam trong những nhà tù như thế.

Vào tuần này, Viện Nghiên Cứu Chính Sách Chiến Lược của Úc (the Australian Strategic Policy Institute) trưng bày những hình ảnh chụp từ vệ tinh nhân tạo cho thấy hiện đang có đến 380 trại giam tại Xinjiang. Và thêm một số khác đang được xây cất.

A huge detention complex in Xinjiang seen by satellite, it has a high perimeter wall with watchtowers.
ASPI nói những nhà tù mới ở Kashgar, Xinjiang, có thể chứa đến 10,000 người. (Maxar via Google Earth)

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất dị ứng với sự phê bình.

Những nhà báo ngoại quốc – bao gồm Bill Birtles của đài ABC – đã bị trục xuất hay bị áp lục và hăm dọa để cuối cùng bắt buộc phải rời khỏi đất nước này.

Vào tuần này Cơ Quan Truyền Thông Quốc Gia Trung Quốc cho biết hai học giả của Úc, Clive Hamilton đang làm việc tại Charles Sturt University và Alex Joske của ASPI nằm trong danh sách đen của những người không được phép đến Trung Quốc.

Cả hai đều viết bài về ảnh hưởng và sự xâm nhập của chính quyền Trung Quốc tại Úc.

‘Thiển cận, hoang tưởng và phản động’

Đảng Cộng Sản biết rằng họ không thể tỏ ra yếu đuối, đặc biệt là không được để cho thế giới thấy là họ yếu đuối.

Ký ức nằm sâu trong biến cố xảy ra với Nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20 khi giới lãnh đạo tỏ ra nhu nhược, thối nát, để mất mặt trong Cuộc Chiến Tranh Nha Phiến với Anh Quốc.

Như lời của Sudan Shirk: “Bất cứ chính phủ Trung Quốc nào mà tỏ ra yếu đuối trước áp lực của ngoại quốc thì khó có thể tồn tại.”

Đó là cái giá mà các nhà độc tài phải trả để duy trì quyền lực: họ cai trị người dân nhưng phải cai trị với bàn tay sắt và luôn luôn bị ám ảnh rằng kẻ thù đang rình rập chung quanh.

Như lời một học giả nghiên cứu về Trung Quốc, David Shambaugh, đã từng nói, đảng Cộng Sản Trung Quốc là một bọn “thiển cận, hoang tưởng và phản động”.

Đó là những người lãnh đạo lo sợ một chương trình thi tài tài năng như “Super Girl” nhưng cần phải thiết phục thế giới và chứng tỏ với người dân của họ – Trung Quốc đang là một cường quốc của thế giới.

Stan Grant is the vice-chancellor’s chair of Australian/Indigenous Belonging at Charles Sturt University and a journalist.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn