ĐCSTQ cho xây nhà vệ sinh công cộng sau khi phá nhà thờ ( Lăng bác Hồ cũng sẽ thành cầu tiêu công cộng )

Thứ Ba, 08 Tháng Chín 20206:00 SA(Xem: 3736)
ĐCSTQ cho xây nhà vệ sinh công cộng sau khi phá nhà thờ ( Lăng bác Hồ cũng sẽ thành cầu tiêu công cộng )

Trong thời gian gần đây, chiến dịch đàn áp tôn giáo và phá hủy văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang được đẩy mạnh. Các nhà thờ Kitô giáo, các nghĩa trang Hồi giáo cùng các đền chùa Phật giáo, đền thờ tín ngưỡng dân gian khác bị phá hủy, các bức tượng tôn giáo ngoài trời hoặc là bị phá hủy, hoặc là phải thay thế để không còn mang tính chất tôn giáo. Chiến dịch này thể hiện đặc biệt mạnh mẽ tại Tân Cương, khi hệ thống hàng nghìn nhà thờ, giáo đường, nghĩa trang và lăng mộ của người Hồi giáo bị xâm phạm hoặc phá hủy, tạp chí nhân quyền Bitter Winter đưa tin.

Tân Cương: ĐCSTQ cho xây nhà vệ sinh công cộng sau khi phá nhà thờ
Người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại Tân Cương (Ảnh từ nmediahk.net)

Chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ không chỉ dừng lại ở việc phá hủy các địa điểm tôn giáo. ĐCSTQ đã san bằng nhà thờ Hồi giáo Tokul ở làng Suntagh, gần Atush và xây lên đó một nhà vệ sinh công cộng. Nhà thờ Hồi giáo Azna thì bị phá đi và thay vào là một cửa hàng tiện lợi bán đầy rượu và thuốc lá. Nhà thờ Hồi giáo ở Lop thì bị phá đi và có kế hoạch sẽ xây lên đó một trung tâm thương mại. Và một nhà thờ Hồi giáo khác ở thị trấn IIchi sẽ sớm bị phá đi để xây nhà máy sản xuất đồ lót…

Việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên tàn tích nhà thờ là một hành động xúc phạm sâu sắc đối với cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương. Trả lời đài Á Châu Tự Do (RFA), một thành viên hội đồng địa phương dấu tên cho biết nhà vệ sinh được xây dựng bởi các “đồng chí người Hán”. Và rằng mặc dù không cần có nhu cầu thực sự cấp bách cần thiết, chính quyền đã cho xây dựng nó.

Theo nhà sử học Qahar Barat, hành động này của quan chức ĐCSTQ là một phần của chiến lược “phá hủy tinh thần” tại Tân Cương. Cùng với tín ngưỡng, ĐCSTQ còn nhắm vào ngôn ngữ bản xứ của người Duy Ngô Nhĩ. Phong trào “Tiếng Mẹ đẻ” tại Tân Cương đã bị dập tắt, người sáng lập phong trào là Abduweli Ayup đã phải than thở rằng: “Lời nói của trẻ em Duy Ngô Nhĩ không được ổn định lắm [do thiếu tiết học], chỉ như giọt nước trên bông hoa hồng – khi gió thổi qua, giọt nước sẽ bay đi mất”.

Chưa hết, ông Darren Byler, trong một bài báo đầy ám ảnh vào tháng 2 năm 2020 về sự biến mất của nhà văn Duy Ngô Nhĩ Perhat Tursun, đã kể lại cuộc trò chuyện giữa ông và một nhà văn Duy Ngô Nhĩ khác, người đã mô tả sống động thực trạng của người Duy Ngô Nhĩ bên trong các trại tập trung như sau:

Một lần những người bạn đã ở tù trước năm 2009 của tôi hỏi lính canh rằng họ có thể xem các video múa hát Duy Ngô Nhĩ không và người lính canh nói có. Vì vậy, khoảng 30 tù nhân tập trung trong một phòng giam và xem các đoạn video. Sau một vài giờ, họ rất vui và sẵn sàng quay trở lại phòng giam của mình, nhưng rồi quản giáo nói, “Không, các anh đòi xem phim, nên hãy xem tiếp đi.” Vì vậy, họ đã xem video trong 24 giờ. Sau đó, họ hỏi một lần nữa liệu họ có thể rời đi không, vì bây giờ họ đang trở nên rất khó chịu, nhưng người quản giáo nói, “Không, các anh đòi xem phim, hãy cứ xem đi.” Cuối cùng, họ đã xem video trong 72 giờ. Căn phòng đầy phân và nước tiểu và 30 người đàn ông, cuối cùng nói rằng họ sẽ không bao giờ yêu cầu xem phim nữa và quản giáo để họ trở về phòng giam. May mắn thay, những người đàn ông này rất cứng rắn. Họ duy trì sự tập trung của mình và không để mình bị loạn trí.

Hôm 20/7/2020, sau khi một báo cáo về việc ĐCSTQ cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération của Pháp đã có một cuộc phỏng vấn với một nhân chứng đang tị nạn tại châu Âu là bà Qelbinur Sidik Beg. Người phụ nữ này đã đưa ra nhiều lời chứng thực tế về hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại tập trung.

Đặc biệt là việc bà từng chứng kiến cảnh 10.000 phụ nữ trí thức là sinh viên du học ở Hàn Quốc, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, châu Âu hoặc Hoa Kỳ, bị bắt giam khi về nước thăm gia đình. Những người phụ nữ này bị giam giữ trong hoàn cảnh tệ hại, hôi thối, không có cả nhà vệ sinh. Họ bị lấy máu hàng tuần, bị buộc phải uống thuốc không rõ nguồn gốc, bị tra tấn đến nỗi phải cưa tay hoặc chân, và một số khác trở nên điên loạn. Mỗi ngày đều có bốn, năm người bị gọi lên để các cán bộ hiếp dâm tập thể, đôi khi dùng dùi cui điện cho vào chỗ kín và hậu môn, và bị buộc phải uống thuốc tránh thai.

Vào tháng 8/2020, bác sĩ sản khoa người Duy Ngô Nhĩ, Hasiyet Abdulla, nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng các bác sĩ tại Tân Cương bị “buộc phải phá thai và giết những đứa trẻ sơ sinh vượt kế hoạch hóa gia đình hoặc những đứa trẻ còn trong tử cung chưa đầy ba năm sau lần sinh trước của người mẹ [do không phù hợp với quy định]”.

“Các quy định rất nghiêm ngặt: sinh con phải cách nhau 3 đến 4 năm. Có những đứa trẻ được sinh ra ở tháng thứ 9 bị chúng tôi giết sau khi chuyển dạ. Họ đã làm điều đó trong các khoa sản vì đó là lệnh”, Abdullah nói, lưu ý rằng một số trẻ sơ sinh đã bị giết “sau khi chúng được sinh ra”. Theo ông Abdullah, những trường hợp này xảy ra trong trường hợp một phụ nữ đến bệnh viện trong tình trạng chuyển dạ sinh con “bất hợp pháp” và người mẹ sẽ không biết đứa trẻ bị giết cho đến sau sinh.

Hôm 2/9/2020, một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ từng làm bác sĩ phụ khoa ở Tân Cương đã đứng ra làm chứng về việc cô phải tự tay triệt sản, cưỡng bức phá thai, giết trẻ sơ sinh, và cắt bỏ tử cung của các phụ nữ tại đây.

“Trong 20 năm, tôi đã tham gia ít nhất 500-600 ca phẫu thuật, bao gồm cả cưỡng bức tránh thai, cưỡng bức phá thai, triệt sản, và cưỡng bức cắt bỏ tư cung”, người phụ nữ giấu tên trên đài ITV News của Anh quốc chia sẻ. “Chúng tôi sẽ đi hết làng này sang làng khác, tập hợp tất cả phụ nữ và đưa họ lên xe máy kéo để đưa đi. Phụ nữ trẻ sẽ bị lắp đặt các thiết bị tránh thai.”

“Phụ nữ đang mang thai sẽ phải phá thai sau đó triệt sản. Chúng tôi thậm chí còn đưa thiết bị ngừa thai vào bắp tay của phụ nữ để tránh việc họ mang thai. Đây là cách chính quyền bức hại phụ nữ Duy Ngô Nhĩ.”

Người phụ nữ này nói rằng mục tiêu của các chiến dịch chống sinh là “thanh lọc sắc tộc”, loại bỏ người Duy Ngô Nhĩ khỏi Trung Quốc. “Chúng tôi được yêu cầu tin rằng đây là một phần trong kế hoạch kiểm soát dân số của Đảng Cộng sản. Lúc đó, tôi nghĩ đó là công việc của mình”, người phụ nữ nói. “Tôi cảm thấy buồn khi chứng kiến ​​việc một đứa trẻ sơ sinh bị giết, nhưng tôi đã không hiểu hết được thiệt hại của nó đối với quốc gia. Giờ đây tôi thấy rất hối hận.”

Minh Nhật biên tập

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 08 Tháng Chín 20202:31 CH
Khách
Su nhan nhin va cho doi an nan hoi cai cua dang Toi Cao cung co gioi han cua no.Tau cong bang bo-ha be-pha huy nha tho,chua chien la noi dung de cam ta va xin an dang Toi cao.Nay chung ha be de dua dua sat nhan,tay dam mau dan lanh len ngang hang voi phat ( Vietnam ) chung ngang nhien ha cac anh tuong,thap gia co vi tri treo cao hon lanh tu tap xap xinh ( trung hoa ) chat dau-dot pha anh tuong-ham hiep cac nu tu,pha do nha tho,nha chua.cuop pha dat dai cua cac tu vien,den tho. Cac dang bac giang day cua cac ton giao,giang day sai trai,vi pham nang ne cac loi khan hua hay vi ly do nao do ma khong huong dan ,chi bao cac giao ly-giao luat de ngan ngua su du.Khi te le thi vien ly do suc khoe-phong tuc tap quan de chi phai cui minh tho phuong thay vi phai bai goi de to long ton vinh va than phuc.Nay ! lai dan ca bat dan qui goi phu phuc su ac,cong khai co dong pha thai ,giet hai cac thai nhi la dieu giao luat phat nang nhat hon ca luat giet nguoi.Nhung hang nguoi nay,du trong dang bac nao cung the,duoc goi la Tien tri gia.Cau sam ngon trong sach Khai huyen :" Thanh thanh se bi giao vao tay quan trom cuop....."Da dan dan ung nghiem,va con gian du cua DANG THANH da gan ke....hay an nan tro lai ! giot nuoc da tran ly.Khong phai cu keu len :" Lay chau ! Lay chua ! la duoc cuu dau."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn