Lo ngại ĐCSTQ, cựu quan chức thoái đảng và tháo chạy đến Hoa Kỳ

Thứ Bảy, 29 Tháng Tám 20208:00 SA(Xem: 3469)
Lo ngại ĐCSTQ, cựu quan chức thoái đảng và tháo chạy đến Hoa Kỳ

Cựu phó thị trưởng thành phố Kê Tây (Jixi) ở tỉnh Hắc Long Giang phía đông bắc tiết lộ những việc làm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ): kiểm soát chặt chẽ ngôn luận và thông tin ở Trung Quốc, che đậy các trường hợp nhiễm COVID-19, các quan chức bí mật uống thuốc để ngăn ngừa nhiễm virus và sự gia tăng của đơn thỉnh nguyện gần đây trên toàn quốc.

“Tôi thoái xuất khỏi ĐCSTQ bằng tên thật của mình”, ông Li Chuanliang, cựu phó thị trưởng thành phố Kê Tây tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times tiếng Trung vào ngày 19/8.

Ông Li đã rời khỏi vị trí phó thị trưởng và thôi giữ chức vụ công vào năm 2014. Ông đã từ chối đóng đảng phí trong nhiều năm và không còn coi mình là một Đảng viên.

Ông Li Chuanliang, cựu thị trưởng thành phố Kê Tây (Jixi) ở tỉnh Hắc Long Giang đông bắc Trung Quốc. (Xu Xiuhui / The Epoch Times)
Ông Li Chuanliang, cựu thị trưởng thành phố Kê Tây (Jixi) ở tỉnh Hắc Long Giang đông bắc Trung Quốc. (Xu Xiuhui / The Epoch Times)

Vào ngày 14/2, ông Kong Lingbao, một cấp dưới cũ của ông Li trong chính quyền thành phố Kê Tây, đã bị cách chức khỏi chức vụ chính thức và bị bắt vì những nhận xét của ông về ĐCSTQ cũng như về vấn nạn chính quyền này liên tục che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19. Nhà và văn phòng của ông cũng bị cảnh sát khám xét.

Khi nghe tin này, ông Li sợ rằng mình sẽ bị liên lụy vì đưa ra những nhận xét tương tự và vì quan điểm chính trị của bản thân. Với sự giúp đỡ của các nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài, ông ấy đã chạy trốn khỏi Trung Quốc trong đại dịch và cuối cùng đến thành phố Los Angeles của Hoa Kỳ gần đây.

Nhiều người có thể thắc mắc tại sao ông Li lại phải từ chức; với tư cách là cựu phó thị trưởng, ông vẫn là một cán bộ cộng sản và được hưởng nhiều quyền lợi và đãi ngộ đặc biệt ở Trung Quốc. Đáp lại điều này, ông Li nói: "Không thể nào, tôi thực sự không thể chịu đựng được nữa." Là một kế toán viên, kiểm toán viên, đại lý thuế được chứng nhận, có bằng EMBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) của Đại học Thanh Hoa và đã làm việc trong lĩnh vực tài chính trong nhiều năm, ông Li luôn tự coi mình là một chuyên gia lành nghề hơn là một quan chức hay quan chức cộng sản. “Tôi không bao giờ thích hợp với giới chính trị,” ông nói thêm.

Cuối năm 2011, ông Li được bổ nhiệm làm phó thị trưởng Kê Tây, trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông chính thức được bổ nhiệm vào tháng 5/2012. Ông Li nói rằng thời gian công bố bị trễ là do các thủ tục quan liêu, vì các quan chức của ĐCSTQ được bổ nhiệm trong nội bộ.

Trong 3 năm làm phó thị trưởng, ông đã từng bước vào trung tâm quyền lực của chính quyền thành phố và chứng kiến ​​nạn tham nhũng. “Họ [các quan chức] biển thủ công quỹ xây dựng và sử dụng đất đai cho tiêu dùng cá nhân. Hiện tượng này đều phổ biến ở tất cả các thành phố lớn”, ông Li nói.

Tuy nhiên, là một quan chức cấp thấp của khu vực, ông Li chỉ có thể cố gắng ngăn chặn hoặc không thực hiện trong một số trường hợp nhất định. “Tôi đã từng rất thẳng thừng và đã báo cáo họ. Nhưng cuối cùng, hình phạt của họ rất nhẹ, và các quan chức đều bảo vệ lẫn nhau”.

Ông Li vừa bị cấp trên uy hiếp vừa bị dụ dỗ, với mật chỉ rằng chỉ cần thông đồng với họ thì sẽ có cơ hội thăng chức. Ông muốn từ chức nhưng đã được chuyển sang làm Phó thị trưởng thành phố Hắc Long, tỉnh Hắc Long Giang vào năm 2014.

Vào năm 2017, ông Li đã hoàn toàn rời bỏ hệ thống chính quyền của ĐCSTQ, từ bỏ mọi lợi ích để trở thành một “người tự do”, điều mà ở Trung Quốc thường được gọi là “sự từ chức trần trụi”. Kể từ đó, ông Li đã làm việc như một nhà tư vấn thuế doanh nghiệp. Vì không còn là quan chức chính phủ, ông  có thể xin hộ chiếu. Ông cho biết: “Khi tôi nhận được hộ chiếu, tôi cảm thấy rằng tôi thực sự được tự do, và tôi vui vẻ gọi cho bạn bè của mình để nói với họ về điều đó”. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đưa ra các quy định nhằm hạn chế việc các quan chức xin cấp hộ chiếu cá nhân mới và tịch thu hộ chiếu hiện tại của tất cả các quan chức để ngăn họ bỏ trốn sang các nước khác.

Dịch viêm phổi Vũ Hán lan ra khắp toàn cầu, ngoại giới đều hoài nghi Trung Quốc làm giả số liệu về dịch bệnh và có những tuyên bố nhằm che đậy sự thật (Ảnh: Getty Images)
Dịch viêm phổi Vũ Hán lan ra khắp toàn cầu, ngoại giới đều hoài nghi Trung Quốc làm giả số liệu về dịch bệnh và có những tuyên bố nhằm che đậy sự thật (Ảnh: Getty Images)

Kể từ khi virus Corona Vũ Hán bùng phát, ĐCSTQ đã thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát thông tin và ngôn luận. Ông Li rất lo lắng rằng Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976), khi ĐCSTQ bắt đầu các chiến dịch đàn áp bạo lực chống lại những người bị coi là “phản cách mạng”.

Trước đại dịch, ông Li đã chia sẻ quan điểm của mình về các vấn đề hiện tại trong hệ thống của ĐCSTQ, cũng như các tệ nạn của Đảng với những người bạn cùng chí hướng trên các cuộc trò chuyện nhóm trên mạng xã hội và tại các bữa tiệc tối. Ông nói: "Tôi không phải là không có lo lắng trước đây, nhưng tôi không ngờ nó lại tồi tệ đến mức này."

Dưới tình hình hiện tại ở Trung Quốc, ông tin rằng còn rất ít người dám nói bất cứ điều gì, vì ĐCSTQ khuyến khích mọi người theo dõi và đàn áp lẫn nhau, đồng thời kìm hãm quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là với mạng lưới trí tuệ nhân tạo quốc gia kèm camera giám sát nâng cao, được gọi là “Dự án Skynet”.

Một trong những cáo buộc dành cho cấp dưới cũ của ông Li là ông Kong, là “truyền tải bài phát biểu không thích hợp”. Nhưng ông Li tự hỏi "lời nói không thích hợp" thực sự nghĩa là gì. Những nhận xét của ông Kong trong cuộc trò chuyện riêng với một cán bộ ĐCSTQ khác đã được ghi lại và báo cáo cho các cơ quan chức năng của ĐCSTQ. Ông ấy đã nói, “Tôi không thể bán mạng sống của mình cho [ĐCSTQ] được nữa. Tôi không thể tiếp tục trò may rủi này nữa”. Ông Li nhận định, vì lý do đó mà ông Kong đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền.

Lý do khác khiến ông Kong bị bắt là vì ông ấy từ chối che đậy số ca nhiễm virus Corona Vũ Hán trong huyện của mình, ông Li cho biết. Đầu tháng Hai năm nay, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát dữ dội ở Trung Quốc, nhưng chính quyền không cho phép các quan chức địa phương báo cáo. Với tư cách là lãnh đạo quận Hengshan của thành phố Kê Tây, ông Kong đã tận mắt chứng kiến ​​những công nhân thất nghiệp từ các mỏ than địa phương lần lượt bị nhiễm virus. Virus Corona Vũ Hán lây lan tràn lan và ông Kong quyết định báo cáo với cấp trên. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã liệt kê đây là tội “không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong công tác phòng chống dịch”. Ông Li nhận xét: "Đây là một ‘vật tế’ điển hình. Những người lên tiếng vì người dân sẽ bị kết tội".

Ông Li đã nghe nói về việc các quan chức ĐCSTQ sử dụng hydroxychloroquine để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19, nhưng phần lớn người dân Trung Quốc ở đại lục không biết về điều này, trừ khi họ là quan chức chính phủ hoặc có thể đọc thông tin trên các trang web ở nước ngoài thông qua VPN để vượt qua tường lửa của ĐCSTQ. Khi vẫn còn ở Trung Quốc, ông đã hỏi về loại thuốc này nhưng không thể tiếp cận nó.

Sau khi virus ĐCSTQ bùng phát, mọi công dân Trung Quốc đều được cấp một mã sức khỏe được cài đặt trong điện thoại di động của họ. Ông Li mô tả nó giống như đeo một thiết bị theo dõi hoạt động suốt 24 giờ. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng nhiều người không quan tâm đến việc quyền riêng tư của mình bị xâm phạm.

ntdvn_gettyimages-1204234237-1200x827-1
Hành khách cung cấp mã QR cho cảnh sát về tình trạng sức khỏe của họ ở Trung Quốc (Photo by NOEL CELIS/AFP via Getty Images)

Ông Li cũng từ chối tin vào dữ liệu của ĐCSTQ về đại dịch, vì nó thiếu minh bạch và toàn những thông tin không chính xác.

Ông nhận định: “Môi trường xã hội hiện nay ở Trung Quốc là họ chỉ quan tâm đến vẻ đẹp bề ngoài, trong khi họ ít quan tâm đến thực tế. Có nhiều thứ giả hơn những thứ thật”. Trong thời gian đại dịch này, ông nhận thấy rằng nhiều công nhân bị sa thải không có thu nhập, nhưng chủ đề này hiếm khi được nói đến giữa các quan chức hoặc truyền thông Trung Quốc.

Bản thân ông đã tận mắt chứng kiến ​​các chính sách của chính quyền gây hại cho người dân như thế nào. “Tại sao một ngôi nhà có thể bị phá dỡ chỉ vài năm sau khi được xây dựng? Vì lợi ích của nhà thầu phát triển gắn liền với nó!”. Ông chỉ ra rằng đây là lý do đằng sau sự tham nhũng của các quan chức - các chính sách có lợi cho các nhóm lợi ích.

Ông Li nói rằng hầu hết các kháng cáo và khiếu nại của các nguyên đơn gửi lên các cơ quan cấp cao hơn ở Trung Quốc không phải là không có căn cứ.

Ông cũng tin rằng nếu chỉ có một số ít người nộp đơn khiếu nại, thì đó chỉ là những trường hợp cá nhân; nhưng với rất nhiều người khiếu kiện ở Trung Quốc, điều đó có nghĩa là các quan chức chính phủ phải có điều gì đó sai trái nghiêm trọng. Ông nói: “Hệ thống [ĐCSTQ] thực sự là vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc.

Vị cựu quan chức cho biết, ở Trung Quốc, dù ai đó là quan chức cấp cao, doanh nhân hay trí thức, chỉ cần họ có chút lương tâm thì sẽ gặp rất nhiều áp lực về tinh thần. Ngoài việc đối mặt với các chính sách đàn áp khác nhau của chính quyền, người dân còn phải lo lắng về sự an toàn của chính họ. Ông khẳng định: "Ngay cả khi trở thành một quan chức của ĐCSTQ cũng là một công việc có độ nguy hiểm và rủi ro cao ngày nay".

Sau khi chạy trốn khỏi Trung Quốc, ông Li đã quyết định lên tiếng, vì ông tin rằng chỉ bằng cách đứng lên, ông mới có thể khuyến khích nhiều người tách mình khỏi ĐCSTQ.

Du Miên

Theo The Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn