Chính quyền Trung Quốc đang cạn kiệt tài chính giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Thứ Tư, 19 Tháng Tám 20206:00 CH(Xem: 3250)
Chính quyền Trung Quốc đang cạn kiệt tài chính giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Người dân xếp hàng để thực hiện các bài xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm thử nghiệm đã chiến ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc vào ngày 27/7/2020. (STR / AFP qua Getty Images)

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã có tác động rất lớn đến tài chính của ĐCSTQ. Doanh thu tài khóa của nước này lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, theo giới chức Trung Quốc.

The Epoch Times gần đây đã có được một loạt tài liệu nội bộ từ chính quyền thành phố Đại Liên cho thấy, tài chính của thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc đang là vấn đề nghiêm trọng do chi phí kinh tế của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Trong văn bản chính thức đề ngày 21/5/2020, Cục Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Quận Pulandian ở Đại Liên (văn phòng nhà ở) đã nêu: “Yêu cầu đặc biệt đối với chính quyền quận cho phép vay 1,6 triệu nhân dân tệ (hơn 5,35 tỷ VNĐ)) từ quỹ bảo trì sự ổn định của quận, từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2020. Quỹ sẽ được dùng cho các doanh nghiệp nhà nước để chi trả bảo hiểm và phúc lợi cho công nhân xây dựng tại địa phương”.

Bảo hiểm và phúc lợi gồm có “năm bảo hiểm và một quỹ”, cụ thể: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương tật, bảo hiểm thai sản và quỹ hỗ trợ nhà ở. “Duy trì sự ổn định” là cách nói tránh của ĐCSTQ về những nỗ lực trấn áp những người bất đồng chính kiến ​​và duy trì sự ổn định chính trị cho ĐCSTQ.

Cục quản lý nhà ở - một cơ quan chính phủ có quyền lực chính trị thực sự - đang thiếu tiền mặt, cho thấy mức độ nghiêm trọng của thảm họa tài chính tại Đại Liên.

Trong văn bản, văn phòng nhà đất hứa sẽ “hoàn trả khoản vay [từ quỹ duy trì sự ổn định] kịp thời” theo 2 điều kiện tiên quyết. Một là, tòa án mở tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước; hai là, kho bạc địa phương chi trả phí bảo trì xây dựng thành phố.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã có tác động rất lớn đến tài chính của ĐCSTQ. Doanh thu tài khóa của nước này lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, theo giới chức Trung Quốc. Vào tháng Ba, doanh thu đã giảm 26,1% so với một năm trước đó.

Mặc dù chính quyền thành phố Đại Liên chưa công bố dữ liệu tài chính cho năm nay, nhưng họ ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp lớn đã giảm 62,1% từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020. Tại Trung Quốc, các công ty lớn là những công ty có doanh thu kinh doanh chính từ 20 triệu nhân dân tệ (hơn 66,96 tỷ VNĐ) trở lên.

14% dự án xây dựng bị ngừng tại thành phố Đại Liên

Một tài liệu của Cục nhà ở báo cáo các dự án được phê duyệt để tiếp tục, cho biết tính đến ngày 29/3, có tổng cộng 543 dự án nhà ở, trong đó 61 dự án khởi công mới và 482 dự án đang tiếp tục xây dựng.

Trong số các dự án được tiếp tục, chỉ có 409 dự án được phê duyệt. 6 dự án còn lại không hoạt động, 29 dự án ngừng hoạt động trong thời gian dài, 13 dự án được dự kiến là không tiếp tục và 19 dự án không thể được tiếp tục, tức là có tổng cộng 67 dự án thành phố bị bỏ hoang.

Đưa người lao động nhập cư trở lại Đại Liên

Cũng trong tài liệu, tổng cộng 2.365 công nhân nhập cư đã được đưa về quê nhà Đại Liên của họ trong thời gian xảy ra đại dịch, để làm việc cho các dự án địa phương. Điều này có nghĩa là người lao động nhập cư không thể tìm được việc làm tại các khu vực thành thị mà họ đã chuyển đến.

Tình hình này phản ánh đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang cản trở nghiêm trọng đến sự phục hồi của thị trường lao động Trung Quốc.

Đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu hụt cả kinh phí và lao động cho chính quyền Đại Liên, đồng thời có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục các dự án xây dựng của thành phố.

Văn phòng Thương mại Đại Liên đã ban hành một thông báo đề ngày 17/3, lưu ý rằng doanh số bán lẻ đã giảm 25,1% trong tháng Một và tháng Hai.

Báo cáo nêu tác động bất lợi của đại dịch đối với thương mại và lưu thông hàng hóa: “Diễn tiến của đại dịch vẫn chưa rõ ràng, môi trường kinh tế bên ngoài hỗn loạn, và sự phát triển của các doanh nghiệp bị hạn chế bởi tiền thuê, lao động và xuất nhập khẩu”.

Một thông báo từ Văn phòng Chính quyền Thành phố Đại Liên vào ngày 22/5 có tiêu đề "Thông báo về việc sử dụng thực tế vốn nước ngoài trong các lĩnh vực khác nhau của thành phố từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020" cho biết, đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh và lượng vốn nước ngoài thực sự được sử dụng trong hàng năm giảm 56,8% từ tháng 1/2020 cho đến tháng 4/2020.

Một loạt báo cáo đặc biệt về thuế do Cơ quan Thuế quận Pulandian ban hành cho thấy, xuất khẩu và thuế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá trị xuất khẩu tháng Hai đã giảm 23,99 triệu đô-la Mỹ (hơn 555,96 tỷ VNĐ) so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 37,26%”, và tình hình xuất khẩu năm nay không mấy lạc quan.

Về nguồn thu nhập chính của địa phương và thuế thu nhập doanh nghiệp, Cơ quan Thuế quận Pulandian đã phân tích “hoạt động sản xuất và kinh doanh trở lại”, và nhận thấy rằng các ngành sản xuất và xây dựng trong quý 1 của năm nay “đã bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi đại dịch". Doanh thu trong quý 1 dự kiến ​​sẽ giảm đáng kể, hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai ngành này là nguồn thu thuế chính của chính quyền quận Pulandian, chiếm gần 90% thuế trả trước, theo các tài liệu.

Một cuộc khảo sát với 15 công ty đóng thuế chủ chốt trong khu vực cho thấy mặc dù 73,33% đã tiếp tục hoạt động sản xuất, nhưng phần lớn vẫn thua lỗ trong năm nay. Chỉ có 4 công ty làm ăn có lãi trong quý 1, và 2 trong số đó có lợi nhuận và kê khai thuế tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo, tổng số thuế mà 15 công ty nộp thuế chủ chốt phải nộp trong quý 1 đã giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Loạt tài liệu nội bộ từ Đại Liên cho thấy một số khó khăn cấp bách về tài chính và kinh tế mà chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay. 

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn