Thức trắng canh đê ( chuyện quả báo là có thật )

Chủ Nhật, 12 Tháng Bảy 20206:00 CH(Xem: 3595)
Thức trắng canh đê ( chuyện quả báo là có thật )

Trung Quốc  11/7 lại là một đêm không ngủ với Wu Shengsong, khi lần thứ 5 liên tiếp ông làm nhiệm vụ tuần tra bờ sông Tây Giang, tỉnh Giang Tây.

Ngay sau khi Wu bắt đầu ca làm việc tại huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, sét lóe sáng bầu trời, sấm chớp cũng xuất hiện ở phía xa. Cảnh tượng đó khiến ông đứng lặng, lo sợ về cơn bão đang chực ập tới và sự ổn định của mặt đất dưới chân ông.

"Tôi lo lắng một chút. Dự báo thời tiết nói mưa còn tiếp diễn vài ngày nữa", Wu, cán bộ làng Wanli, cho hay. Địa phương của ông nằm ngay gần hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc.

Sáng nay, sau trận mưa lớn và đợt xả nước lũ trên thượng nguồn sông Trường Giang, mực nước hồ Bà Dương đã dâng cao chưa từng thấy, ở mức hơn 22,5 m, đặt nhiều thị trấn và ngôi làng nằm gần con đê bao quanh hồ vào tình thế nguy hiểm.

Những ngôi làng bị ngập do mưa lớn tại thị trấn Cát An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, hôm 10/7. Ảnh: Reuters.

Những ngôi làng bị ngập do mưa lớn tại thị trấn Cát An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, hôm 10/7. Ảnh: Reuters.

Wanli chỉ là một trong nhiều ngôi làng chịu tác động của đợt lũ mới nhất ở Trung Quốc, khi thiên tai đã lan rộng tới 27/31 tỉnh thuộc đại lục. Theo số liệu của chính quyền, tính đến hôm qua, gần 34 triệu người đã bị ảnh hưởng, ít nhất 140 người được báo cáo đã chết hoặc mất tích.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực dọc sông Trường Giang. Theo hãng thông tấn nhà nước Xinhua, tỉnh Giang Tây có 2.545 km đê và 2.242 km trong số đó đang đối mặt "tình huống vô cùng nghiêm trọng" liên quan đến kiểm soát lũ. Nhiều đoạn đê đang được người dân địa phương giám sát, nhiệm vụ mà ông Wu đang làm.

Hôm 8/7, nước lũ làm vỡ đoạn đê mà Wu đang chịu trách nhiệm theo dõi, gây ngập vài ngôi làng nằm dưới thấp, khiến 20.000 người bị mất điện hoặc nước ngọt.

Wu cho biết ông nhận nhiệm vụ tuần tra từ các giám sát viên vào hôm 7/7, khi dòng lũ đang tràn về phía họ. Ông cùng những dân làng khác thay phiên nhau theo dõi khu vực, mỗi người giám sát vài trăm mét bờ sông. Wu sử dụng đèn pin để kiểm tra những vấn đề có nguy cơ gây rủi ro, cũng như các dấu hiệu nước tràn bờ.

Những người giám sát dành gần như cả đêm để tuần tra, chỉ nghỉ ngơi trong chốc lát. Nếu phát hiện dấu hiệu đáng lo ngại, họ sẽ báo cáo với cấp trên, những người chịu trách nhiệm điều phối. "Ngay cả một bất thường nhỏ cũng khá nguy hiểm. Dòng nước chỉ mất vài phút để ập tới", Wu giải thích.

Người dân làng Wanli vẫn nhớ khi nước tràn vào hôm 8/7. Huang Diqun, một người giám sát khác, lúc đó đang đứng trên một cây cầu khi đoạn đê ở phía khác bị vỡ. "Tôi chứng kiến dòng nước đập vào bờ kè và nghe thấy âm thanh nứt vỡ, rồi đột nhiên nó sụp xuống", Huang kể lại.

Lần lượt từng ngôi nhà chìm trong dòng nước, trong khi người dân sợ hãi chạy qua cầu, hoặc trèo lên mái nhà để đảm bảo an toàn. Cả cánh đồng trồng lúa của nhà ông Wu đều bị ngập. Ông cho biết nếu nước rút nhanh, một số cây trồng vẫn có thể cứu được, nhưng dự đoán tình trạng ngập lụt có thể kéo dài hai hoặc ba tháng nữa.

Dọc theo sông Trường Giang, mực nước trên nhiều hồ và nhánh sông vẫn tăng lên và không thể thoát đi đâu. Do đó, Wu chỉ có thể cố gắng ngăn chặn một vụ vỡ đê khác xảy ra và cầu nguyện.

"Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là đứng nhìn", ông nói
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn