TQ: 10 cách tra tấn vô nhân đạo trong nhà tù nữ tỉnh Giang Tây

Thứ Hai, 29 Tháng Sáu 20208:00 CH(Xem: 4102)
TQ: 10 cách tra tấn vô nhân đạo trong nhà tù nữ tỉnh Giang Tây

Để ép buộc những người tập Pháp Luân Công đang bị cầm tù bất hợp pháp phải từ bỏ đức tin, Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây đã sử dụng nhiều thủ đoạn tra tấn vô nhân đạo, như phạt đứng thời gian dài, lao động nô lệ, lăng mạ, đánh đập, trói treo, trói bó chặt, lăng mạ nhân cách, cưỡng chế “tẩy não”, ép dùng thuốc không rõ nguồn gốc, không cho ngủ, đày đọa trong sinh hoạt thường ngày…

2020-6-15-205133-10
Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây sử dụng nhiều thủ đoạn vô nhân đạo để tra tấn những người tập Pháp Luân Công (Ảnh: Internet).

Dây trói thắt chặt trên cổ tay của Lưu Hằng Nga khiến toàn bộ cánh tay của bà như bị lìa khỏi cơ thể, khiến bà đau đớn chỉ muốn chết đi. Để ngăn bà kêu la, “tội phạm đặc biệt” (tội phạm hình sự được quản ngục lợi dụng để kiểm soát người tập Pháp Luân Công) đã dùng quần short và vớ của bà nhét vào mũi và miệng bà.

Dương Đan Hà (Yang Danhe) bị nhốt trong một căn phòng nhỏ, miệng bà bị chặn bằng một miếng giẻ, toàn thân trần trụi không quần áo giầy dép. “Tội phạm đặc biệt”  đổ nước bẩn từ đầu xuống chân bà, khiến bà ướt sũng và run rẩy.

Tay và chân của Điền Hải Anh (Tian Haiying) bị còng lại, trong 10 ngày liền cứ ban ngày bị treo trong nhà kho còn ban đêm bị treo trên đầu giường. Tra tấn cực hình treo liên tục như vậy đã khiến bà bị u nang vú.

Những người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong nhà tù này là: Trương Thục Quân (Zhang Shujun) và La Xuân Vinh (Luo Chunrong) của thành phố Nam Xương, Lý Liệt Phụng (Li Liefeng) của thành phố Tân Dư (Xinyu).

95e0e39307ca4e13ae50dc4ba35f0965-600x303
Những người tập Pháp Luân Công bị ngược đãi đến chết: La Xuân Vinh (phải), Trương Thục Quân (giữa) và Lý Liệt Phụng (trái).

Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây được thành lập vào năm 1958 và hiện tọa lạc tại số 1 đường Tiền Vệ (Qianwei) trấn Trường Lăng (Changhou) quận Tân Kiến thành phố Nam Xương (Nanchang). Nhà tù được chia thành 9 khu vực, những người tập Pháp Luân Công bị giam giữ rải rác trong các khu, mỗi khu có một người phụ trách người tập Pháp Luân Công, nhà tù hiện có khoảng 200 nữ sĩ quan cảnh sát.

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, nhà tù đã trở thành một điểm đen tại tỉnh Giang Tây trong chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với những người nữ tập Pháp Luân Công. Những năm gần đây tình trạng vẫn không chấm dứt.

Dưới đây là 10 thủ đoạn bức hại người tập Pháp Luân Công trong những năm gần đây tại Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây.

Phạt đứng

Phạt đứng là thủ đoạn được sử dụng phổ biến nhất tại Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây để bức hại người tập Pháp Luân Công.

2018-4-5-mh-jilin-jail-torture-7
Hình minh họa phạt đứng (Ảnh: Minghui.org).

Bà Hùng Tuyền Muội (Xiong Quanmei) ngoài 60 tuổi ở thành phố Nam Xương, bị buộc phải đứng hơn 10 tiếng mỗi ngày vào ban ngày, khiến chân bà bị sưng to nên không thể đi giày, phải đi chân trần.

Bà Cát Linh (Ge Ling) ở huyện Vĩnh Tu (Yongxiu) đã bị phạt đứng trong một thời gian dài gây tình trạng sa tử cung, khiến mỗi lần đi tiểu tử cung lại bị sa phải dùng tay hỗ trợ, khiến bà đau đớn.

Vào giữa đêm 6/9/2016, bà Phó Kim Phụng (Fu Jinfeng) ngoài 50 tuổi ở Nam Xương đã ngất xỉu, trước đó bà đã bị phạt đứng thời gian dài hơn 8 tháng.

Lao động khổ sai

Những người tập Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây thường là những người già ở độ tuổi 50 – 70, nhưng nhà tù này lại bức hại họ bằng lao động cưỡng bức kéo dài với cường độ cao.

2016-8-10-minghui-beijing-lili-13-ss
Ảnh minh họa: Lao động cưỡng bức trong nhà tù ĐCSTQ (Ảnh: Minghui.org).

Làm dù che mưa là loại công việc thủ công nặng nhọc nhất trong các công việc trong tù, được biết chuyên dành cho người tập Pháp Luân Công.

Những người tập Pháp Luân Công từ 50-70 tuổi hàng ngày phải khom lưng đẩy một giỏ dù từ khoảng 70-80 cân đến vị trí họ làm việc và phải hoàn thành trong khoảng trên dưới 10 phút, sau đó lại khom lưng đẩy một giỏ dù khác, ngoài ra phải chồng từng chiếc dù lồng nhau sau khi hoàn thành. Vì đáy giỏ không có ròng rọc nên mọi việc chỉ có thể dùng sức người.

Có lần vì mặt đường lồi lõm lúc sức yếu khiến bà Lưu Hiếu Từ (ngoài 70 tuổi ở Cửu Giang) không thể đẩy chiếc giỏ được, mặc dù vậy lính canh tù không cho phép người khác giúp đỡ bà.

Lăng mạ, đánh đập

Một trong những thủ đoạn được nhà tù sử dụng để hành hạ người tập Pháp Luân Công là lăng nhục bằng ngôn từ hạ lưu và đánh đập tàn nhẫn.

2012-8-1-cmh-pohai-kuxing-drawing-04
Ảnh minh họa cảnh tra tấn trong tù của ĐCSTQ (Ảnh: Minghui.org).

Bà Hùng Tuyền Muội bị nhà tù cho “tội phạm đặc biệt” lăng nhục bằng thứ ngôn ngữ bỉ ổi xúc phạm một cách bừa bãi, và thậm chí chửi cả thể hệ tổ tiên của bà.

Bà Ngô Chí Bình (Wu Zhiping) bị “tù nhân hình sự đặc biệt” đấm đá và tát điên cuồng. Tù nhân Ngô Đình (Wu Ting) dùng tay nhéo toàn bộ cơ thể bà, nói rằng đang “xoa bóp” cho bà nhưng làm bà đau đớn đến mức quằn quại trên giường.

Bà Trần Tiểu Quyên (Chen Xiaojuan) bị phạm nhân hình sự tát liên tục và dùng dầu gió bôi vào mắt khiến mắt bà không còn nhìn được rõ ràng.

Trói treo

2011-3-15-xgm-kuxing10-600x470
Ảnh minh họa người bị trói treo trong tư thế hai tay ngược ra sau lưng (Ảnh: Minghui.org).

Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây còn dùng thủ đoạn trói tay trong tư thế treo người lên để tra tấn người tập Pháp Luân Công.

Khi bà Giang Lan Anh (Jiang Lanying) bị bức hại bằng cách này, lần đầu tiên do chính bà Trưởng ban cải tạo giáo dục Hồ Duệ Hoa (Hu Ruihua) thực hiện, hai tay bà bị treo lên cửa sổ khiến bà luôn ở trong trạng thái phải nhón chân lên; lần thứ hai là do chính trị viên Trần Việt (Chen Yue) treo một tay của bà lên cửa sổ và tay kia vòng qua lưng trói ra cửa sổ, hai chân bà luôn phải nhón lên, cứ vậy trong suốt 24 giờ không cho ngủ.

Bà Vương Đoàn Viên (Wang Tuanyuan) bị lính canh tù Trần Khởi (Chen Qi) ra lệnh cho ba tên phạm nhân hình sự bẻ hai tay ra sau lưng rồi treo người lên.

Trói bó

20190218084710630-600x400
Ảnh minh họa trói bó của nhà tù ĐCSTQ (Ảnh: Minghui.org).

Dây trói bó mà nhà tù dùng tra tấn nhìn bề ngoài chỉ như làm bằng băng vải, nhưng bên trong có những ẩn giấu thủ thuật, khi kẻ tra tấn tác động dây đai trói thì dây siết chặt hơn, khiến xương cốt người bị trói như gãy lìa, cơ thể đau khôn tả.

Lưu Hằng Nga trong nửa tháng bị ép “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện) đã bị tra tấn bằng cách trói bó cơ thể này. Bà bị còng tay ngược ra sau và treo cao, cánh tay và chân bị quấn chặt bằng dây đai, khi kẻ phụ trách tra tấn tác động dây đai trói thì dây đai trở nên chặt hơn, càng lúc càng chặt khiến cánh tay Lưu Hằng Nga như tê dại, sau đó các ngón tay như bị tàn phế không còn hoạt động được.

Xúc phạm nhân cách, cưỡng chế tẩy não

Nhà tù không chỉ tra tấn thể xác những người tập Pháp Luân Công mà còn xúc phạm nhân cách của họ bằng cưỡng chế “tẩy não” và lăng mạ tinh thần.

Một số giường ngủ của người tập Pháp Luân Công được dán đầy biểu ngữ lăng mạ Pháp Luân Công. Một số người tập bị ép buộc quấn biểu ngữ lăng mạ Pháp Luân Công vào hai chân của họ…

Bà Hùng Tuyền Muội bị ép buộc “tẩy não” và phải đọc to các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Bị giam trong căn phòng nhỏ được dán những khẩu hiệu phỉ báng Pháp Luân Công, còn tên của người sáng lập Pháp Luân Công được dán trên băng ghế và trên mặt đất nơi cửa ra vào. Hùng Tuyền Muội bị buộc phải đạp lên, còn cai tù quay lại bằng điện thoại di động, sau đó nói rằng sẽ đưa cảnh đó cho người nhà bà xem. Bà Hùng Tuyền Muội phản đối: “Các người đang xúc phạm nhân cách của tôi”, nhưng quản tù mắng: “Bọn bay ở đây còn có nhân cách không?!”

Ép dùng thuốc không rõ ràng

Nhà tù còn dùng thủ đoạn bí mật để bức hại người tập Pháp Luân Công bằng cách buộc họ uống thuốc không rõ nguồn gốc.

Bà La Kiến Dung (Luo Jianrong) khoảng 50 tuổi ở huyện Nam Thành (Nancheng) bị buộc phải dùng thuốc làm tổn thương hệ thần kinh trung ương trong hai tháng.

Trước khi bị giam trong nhà tù nữ, bà La Xuân Vinh (Luo Chunrong) rất khỏe mạnh. Sau khi bị giam trong tù, bác sĩ nhà tù khăng khăng rằng bà bị huyết áp cao và buộc bà phải uống thuốc. Từ khi vào tù đến khi ra tù bà đã dùng hơn 1.200 viên. Sau khi ra tù không lâu thì bà bị bệnh, sau đó nhanh chóng chuyển thành ung thư. Qua hơn cả năm nằm liệt giường bà đã qua đời trong đau đớn vào ngày 24/5/2019.

Không cho ngủ

Không cho ngủ là một thủ đoạn phổ biến khác để bức hại người tập Pháp Luân Công trong nhà tù này.

Bà Dương Đan Hà (Yang Danhe) bị phạt đứng đến sáng sớm, cứ khi nào ngủ gật thì bị xịt bột ớt.

Bà Điền Hải Anh (Tian Haiying) bị bốn tù nhân đặc biệt canh không cho ngủ trong 24 giờ mỗi ngày.

Vào một buổi tối mùa đông, bà Hùng Tuyền Muội bị các tù nhân kéo ra khỏi giường trong khi bà chỉ mặc một lớp đồ lót mỏng, khiến bà run rẩy vì lạnh. Các tù nhân ném bà xuống sàn gạch lạnh lẽo, sau đó một tù nhân nhấc chân bà cao lên và gọi là “lái máy bay”. Khi một tù nhân mệt mỏi thì lại có một tù nhân khác làm thay, cứ vậy hành hạ bà cho đến sáng, không cho ngủ.

Ngược đãi trong sinh hoạt

Nhà tù không chỉ hành hạ về thể chất và tinh thần người tập Pháp Luân Công mà còn ngược đãi trong cuộc sống như không cho phép họ tắm rửa. Có những trường hợp người tập Pháp Luân Công đã bị cấm tắm trong vài tháng, ngay cả trong những ngày nắng nóng. Đồ dùng vệ sinh và các nhu yếu phẩm hàng ngày của người tập Pháp Luân Công bị vứt bỏ hoặc tịch thu. Có những trường hợp chỉ cho ăn cơm trắng trong một thời gian dài, có trường hợp không được phép ăn rau, nhưng được uống canh rau.

Bà Phó Kim Phụng (Fu Jinfeng) bị cấm ăn no hoặc chỉ ăn cơm trắng mà không có thức ăn. Trong nhiều tháng thời tiết nắng nóng gay gắt ở Nam Xương, các tù nhân đã phá hủy đồ dùng vệ sinh cá nhân của bà, trong hơn một tháng không cho bà tắm giặt.

Bà Vương Đoàn Viên (Wang Tuanyuan) bị bắt ăn cơm trắng trong một tuần. Trong thời gian này các tù nhân không cho đi vệ sinh và uống nước, không được phép mặc áo khoác bông vào mùa đông.

Bà Lưu Bảo Trân (Liu Baozhen) bị “tù nhân hình sự” cấm sử dụng nhà vệ sinh.

Tước quyền gặp gỡ

Người tập Pháp Luân Công không chịu từ bỏ niềm tin còn bị tước quyền gặp gỡ người nhà. Một số người được cho là “đã chuyển hóa” nhưng vẫn bị theo dõi chặt chẽ khi gặp người thân đến thăm.

Bà Hùng Tuyền Muội bị tước quyền gặp gỡ người thân gia đình và bị cấm gọi điện về nhà, quản tù còn sỉ vả bà không cần người nhà và không có tình thân máu mủ.

Bà Điền Hải Anh cũng bị tước quyền gặp gỡ  và bị cấm nói chuyện điện thoại.

Bà Trung Hưng Tú (Zhong Xingxiu) ở huyện Vũ Ninh (Wuning) vì không chịu hợp tác “chuyển hóa” nên bị liệt vào danh sách kiểm soát chặt chẽ và bị tước quyền thăm viếng của người thân.

Tóm lại, Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây đã cho quản tù hợp tác với “phạm nhân hình sự” đặc biệt là thành phần bất hảo nhất trong nhà tù để thực hiện những hành vi tàn bạo đê tiện nhất đối với người tập Pháp Luân Công, thủ đoạn này là vi phạm và coi thường pháp luật, thể hiện bản chất không có tính người.

Lý Khiết Tư (theo Epoch Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn