Làn sóng chống Tập và dị tượng ngày khai màn “Lưỡng hội” ĐCSTQ

Thứ Ba, 26 Tháng Năm 20206:00 SA(Xem: 4079)
Làn sóng chống Tập và dị tượng ngày khai màn “Lưỡng hội” ĐCSTQ

Tại Bắc Kinh – Trung Quốc trong ngày đầu tiên của kỳ họp “Lưỡng hội” (Nhân đại và Chính hiệp), vào khoảng 3 giờ chiều bất ngờ có dị tượng: trời chuyển tối sầm, gió thổi cuồn cuộn, sấm chớp lập lòe cùng trận mưa đá dữ dội. Tình cảnh khiến nhiều người than thở trên mạng Internet rằng: Thiên tượng khác thường diễn ra ngay trong ngày khai màn “Lưỡng hội” khiến nhiều người không thể không tin vào ý Trời! Một số người cho rằng đây là báo hiệu thay đổi triều đại. Hãy phân tích sâu hơn về hiện tượng này.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 (Ảnh cắt từ video)

Suy cho cùng, bất chấp bao nhiêu năm qua người dân Trung Quốc bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhồi nhét bằng thuyết vô thần, nhưng đông đảo mọi người vẫn tin vào Ông Trời, ít nhất là đại đa số vẫn tin, còn nhiều quan chức tham ô (dù đã hay chưa bị điều tra) bề ngoài tỏ ra không tin thì lòng cũng đầy hoang mang. Hãy xem chính bản thân cố lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông trước khi lâm chung cũng quan sát thấy sao băng vút ngang bầu trời và đã suy ngẫm vận mệnh bản thân đã sắp đến hồi kết. Ngày nay trước nguy cơ chính trị, lãnh đạo Tập Cận Bình của ĐCSTQ cũng đã có những động thái bất thường, ví dụ như mượn cớ đến Tần Lĩnh để bái “long mạch”, lặng lẽ đi thăm mộ người cha Tập Trọng Huân, sau đó lại viếng thăm động Ngàn Phật tại Vân Cương tỉnh Sơn Tây, nhấn mạnh bảo vệ di tích văn hóa, chẳng phải đó là những động thái nhằm tìm kiếm an bình nội tâm?

Nguy cơ tại Trung Nam Hải và làn sóng tiếng nói chống Tập Cận Bình

“Lưỡng hội” của ĐCSTQ sau thời gian dài bị trì hoãn do đại dịch viêm phổi Vũ Hán cuối cùng đã được khai màn hôm 21 và 22/5 vừa qua. Nhiều dự đoán ban đầu cho rằng hội nghị sẽ tập trung vào những vấn đề như phòng chống dịch bệnh, giải quyết khủng hoảng kinh tế, truy cứu trách nhiệm của quốc tế đối với việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, nhưng tất cả những vấn đề này đã không phải vấn đề gây chú ý nhất, thay vào đó là nổi lên “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, theo đó [nếu thông qua] thì Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ sẽ trực tiếp hoạt động công khai tại Hồng Kông, như vậy chẳng khác nào công khai hóa đàn áp nhân quyền. Ngoài dự tính, vấn đề này đã trở thành tâm điểm của “lưỡng hội” gây chú ý của dư luận trên toàn thế giới với làn sóng chỉ trích không ngớt. “Khủng hoảng toàn diện” đã trở thành từ khóa nóng của truyền thông quốc tế trong hình dung về Tập Cận Bình và ĐCSTQ.

Đừng quên rằng ĐCSTQ còn đang phải đứng trước nguy cơ bị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường vì che giấu dịch bệnh và nguồn gốc của virus. Ngay tại Diễn đàn Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) mới đây, các nước thành viên đã nhất trí thúc đẩy điều tra về nguồn gốc của virus. Hiện tại Mỹ đã chia tách khỏi Trung Quốc và đang thúc đẩy chính sách kiềm chế Trung Quốc trên mọi mặt trận.

Nhưng ở Trung Quốc hiện đang nổi lên làn sóng tiếng nói chống Tập Cận Bình thông qua Internet; trong làn sóng này có nội bộ Đảng, giới thế hệ Đỏ thứ hai, giới trí thức và doanh nghiệp cùng đông đảo thường dân. Ở đây có thể tạm không bàn đến yếu tố đấu đá quyền lực trong Đảng, vì hiện nay Tập Cận Bình có quyền lựa chọn giữ hay bỏ ĐCSTQ, vì ông ta muốn bảo vệ thể chế toàn trị này nên ông ta phải chịu trách nhiệm cho mọi tội ác của nó trong lịch sử cũng như trong thời kỳ ông ta nắm quyền, vấn đề này đã trở thành cáo buộc chung của các lực lượng chính nghĩa trong và ngoài nước.

Thực tế các lực lượng chống Tập Cận Bình bắt đầu trỗi dậy trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, nhưng khủng hoảng thực sự là sau khi Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến Tập Cận Bình trong tư cách là người nắm quyền cao nhất phải chịu trách nhiệm chính trong việc không thể xử lý thỏa đáng đảm bảo an toàn tính mạng người dân (thực tế thì bản chất là vì chế độ chuyên chế toàn trị), đây chính là điểm nhấn của khủng hoảng chính trị Trung Quốc. Ở đây, chúng ta có thể liệt kê những tiếng nói lên án.

Vào ngày 4/2, năm nay khi dịch bệnh mới bùng phát, nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng Hứa Chí Vĩnh sống lưu vong đã thông qua Internet công bố lá thư khuyên ông Tập Cận Bình “nhường ngôi vị”. Ông đã kể ra nhiều vấn đề sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền (bao gồm cả việc phòng chống dịch bệnh không hiệu quả) khiến người ta không biết Tập Cận Bình muốn đưa Trung Quốc đi về đâu? Muốn hiện đại hóa hay quay lại thời Cách mạng Văn hóa? Vì Tập Cận Bình vừa hô hào cải cách và mở cửa lại vừa nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa nhấn mạnh việc hiện đại hóa quản trị lại vừa chủ trương gia cố quyền lực toàn trị ĐCSTQ… Sau đó ông Hứa Chí Vịnh đã bị chính quyền bí mật bắt giam vì tội “kích động”.

Về nội bộ ĐCSTQ, đầu tháng Ba năm nay ông Nhậm Chí Cường (thế hệ Đỏ thứ hai) đã công bố một bài viết chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và che đậy sự thật, trực tiếp chỉ trích ông Tập Cận Bình làm trò hề khi muốn trở thành hoàng đế, sau đó ông Nhậm Chí Cường đã bị bắt điều tra.

Một nhân vật khác cũng thuộc thế hệ Đỏ thứ hai là ông Trần Bình (Chen Ping) – Chủ tịch của IsunTV, cũng chuyển tiếp “Thư kiến nghị” yêu cầu Bộ Chính trị ĐCSTQ mở cuộc họp mở rộng để thảo luận về việc vấn đề quyền lực của Tập Cận Bình. Đến nay chưa có ai thừa nhận là người khởi xướng bức thư này.

Trước thềm “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, cộng đồng mạng Trung Quốc lại lan truyền một bức thư được cho là của Đặng Phác Phương (con trai cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình) gửi cho đại biểu “Lưỡng hội”. Bức thư nêu 15 vấn đề nhắm vào trách nhiệm của ông Tập Cận Bình như: đại dịch viêm phổi Vũ Hán, biểu tình của Hồng Kông, quan hệ Mỹ – Trung không ngừng leo thang xấu đi, Đài Loan ngày càng tách xa thoát khỏi Đại Lục, thất nghiệp ở Trung Quốc, và sự sụp đổ của các doanh nghiệp tư nhân…

Đầu tháng Năm, ông Trương Tuyết Trung (Zhang Xuezhong) cựu phó giáo sư của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Trung Quốc đã gửi thư tới Nhân đại Trung Quốc yêu cầu sớm thúc đẩy dân chủ hóa Trung Quốc, thả tù nhân chính trị, cho phép đa đảng và báo chí tư nhân. Ông cho rằng chế độ độc tài độc đảng là đi ngược lại quan điểm nhân dân làm chủ. Quyền lực của người dân Trung Quốc đã không được coi trọng, Hiến pháp quy định người dân phải chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị nào đó thì không thể nói quyền lực thuộc về nhân dân, như vậy hoàn toàn vô lý. Cùng lá thư, ông Trương Tuyết Trung cũng đính kèm “Dự thảo Hiến pháp Nước Cộng hòa Trung Hoa thống nhất” do ông soạn thảo. Ngay sau đó ông đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi.

Đầu tháng Hai, giáo sư nổi tiếng Hứa Chương Nhuận đã công bố bài viết có tựa đề “Nhân dân phẫn nộ không còn sợ hãi”, phơi bày tình trạng tệ hại của ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh. Vào ngày 21/5 ông lại công bố bài tiểu luận dài “Con thuyền cô đơn của Trung Quốc trên đại dương văn minh thế giới”, trong đó kể lại những hành vi tệ hại của ĐCSTQ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đã chỉ trích thực trạng vô lý và đen tối trong quản trị đất nước theo mô hình toàn trị của ĐCSTQ, tường thuật lại tội ác ngút trời của triều đại Đỏ trong 70 năm cầm quyền.

Ngày 22/5 khi “Lưỡng hội” của ĐCSTQ chính thức khai màn, cộng đồng mạng mạng Internet Trung Quốc lại lan truyền một bức thư gửi “Lưỡng hội” có chữ ký của Vương Thụy Cầm (Wang Ruiqin) là cựu ủy viên Chính hiệp tỉnh Thanh Hải. Nội dung lá thư đề cập đến thực tế trong suốt 8 năm ông Tập Cận Bình cầm quyền không chỉ không thay đổi được thực trạng hủ bại chính trị trong quá khứ của đất nước mà còn không ngừng phá hoại nền pháp trị, ngăn chặn tự do ngôn luận và đàn áp tôn giáo khiến tự do suy thoái và dân chúng chìm vào khổ nạn. Bà kêu gọi các đại biểu Nhân đại và ủy viên Chính hiệp cùng đoàn kết yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức và để đưa đất nước tiến tới dân chủ. Liên quan lá thư chống Tập Cận Bình mới nhất của bà Vương Thụy Cầm, điều gì xảy ra đối với bà thì còn phải theo dõi trong thời gian tới, nhưng rõ ràng là họ là những người dũng cảm dám mạo hiểm sinh mạng.

Những lá thư hoặc bài viết chống Tập Cận Bình này dường như vẫn chỉ dừng lại ở biện pháp chính trị mang tính cải thiện, nhưng hầu hết trong số đó đã cơ bản chạm đến nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ, không chấp nhận sự chuyên chế của triều đại Đỏ. Từ quan điểm này, những trí thức giàu lòng nhân nghĩa chống ĐCSTQ này cho thấy phẩm hạnh của họ đáng kính trọng như thế nào! Họ có chung tầm nhìn với nhiều tiếng nói công khai của nhiều trí thức nổi tiếng đã bị bắt giam hoặc quản thúc tại gia, tiêu biểu như luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng).

Cuộc chiến ngôn luận trên mạng Internet leo thang khiến tường lửa trở thành tuyến phòng thủ sinh tử hàng đầu của ĐCSTQ

Tất cả thông tin này đều được lan truyền qua Internet, dù trên WeChat và Weibo tại Đại Lục vẫn luôn bị ngăn chặn, nhưng cư dân mạng vẫn có cách truyền bá, còn lan truyền công khai trên các trang mạng ở ngoài Đại Lục.

Do đó mà hôm 22/5, Văn phòng Ủy ban không gian mạng (cơ quan an ninh mạng) ​​của ĐCSTQ đã tuyên bố khởi động hoạt động đặc biệt được gọi là “làm sạch” trên toàn quốc trong khoảng thời gian lên tới 8 tháng, tuyên bố tăng cường xử lý vi phạm liên quan không gian mạng. Bởi vì các quy định mới về kiểm soát không gian mạng được xem là nghiêm ngặt nhất trong lịch sử chỉ mới được thực hiện từ ngày 1/3, nên áp lực của chính quyền giờ đây rõ ràng là liên quan đến tiếng nói chống đối trên mạng Internet. Tác giả bài này không nghĩ rằng động thái của nhà cầm quyền chỉ liên quan đến những tiếng nói chống Tập Cận Bình của thế hệ Đỏ thứ hai, mà là toàn bộ tiếng nói chống Tập Cận Bình và ĐCSTQ trong và ngoài thể chế. Về cơ bản, nhiều người cho rằng chống Tập Cận Bình chính là chống ĐCSTQ. Chúng tôi cũng đề nghị chống Tập nên kết hợp với chống cộng, người dân Trung Quốc không phải chỉ muốn thay đổi người lãnh đạo ĐCSTQ mà là không muốn duy trì thể chế toàn trị tàn bạo.

Chúng ta đều biết, hiện nay ĐCSTQ dựa vào tường lửa mạng nhằm tăng cường kiểm soát tư tưởng người dân để duy trì chế độ, do đó mà đặc biệt chú trọng cái gọi là hành động “làm sạch” mạng Internet. Nhưng gần đây có tin tức gây sốc cho ĐCSTQ: trong một video phát trực tiếp vào ngày 9/5, cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon cho biết chính quyền Trump có một kế hoạch, có thể trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay sẽ phá hủy tường lửa Internet của ĐCSTQ.

Trong buổi phát sóng trực tiếp ngày hôm đó, CEO Michael Horowitz của tổ chức chuyên gia Mỹ “Đổi mới trong thế kỷ 21”, chuyên gia từng là cố vấn của Văn phòng Quản lý và Ngân sách của cựu Tổng thống Mỹ Reagan này cho biết nếu Chính phủ Mỹ sẵn sàng dùng ngân sách Quốc hội hiện có thì có thể sử dụng tới 3 tỷ đô la Mỹ từ nguồn quỹ của Chính phủ, sẽ kết hợp với các công nghệ liên quan của các trường đại học Mỹ để tấn công tường lửa của ĐCSTQ. Horwitz tin rằng nếu Nhà Trắng có thể hành động trước cuộc tổng tuyển cử năm nay (cuối tháng 10), có thể phá hủy tường lửa của ĐCSTQ.

Trên chương trình phát sóng trực tiếp Horwitz nhắc lại phát biểu của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào nhận định, nếu không thể được kiểm soát mạng Internet thì không thể giữ ổn định được chủ nghĩa cộng sản.

Bannon cũng cho biết đánh sập tường lửa của ĐCSTQ là bước đi khởi đầu để giành tự do cho người dân Trung Quốc. Trong cuộc chiến này người dân Trung Quốc phải tự mình hành động, nhưng Mỹ có thể giúp đỡ.

Giữa thời khắc đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát này, quả thực người dân Trung Quốc đang thức tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngoài những tiếng nói phản kháng mà phía trên đề cập còn có nhiều phóng viên từ trong quần chúng như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin), Lý Trạch Hoa (Li Zehua), Trương Triển (Zhang Zhan)…, những người kêu gọi giải thể ĐCSTQ như Triệu Khai (Zhao Kai) là công dân Tứ Xuyên, Trương Văn Bân (Zhang Wenbin) sinh viên Đại học Sơn Đông… Chưa bao giờ thấy trong một khoảng thời gian ngắn mà Trung Quốc xuất hiện nhiều tiếng nói dũng cảm từ mọi tầng lớp dân chúng như vậy. Đây cũng là hệ quả tất yếu của thời thế. Một chế độ dùng áp bức để giữ ổn định và kiểm soát tư tưởng bằng dối trá sẽ không tồn tại được lâu dài. Còn đối với Tập Cận Bình, trong bối cảnh tiếng oán than trỗi dậy từ khắp nơi, số phận của ông ta trong những thời khắc cuối cùng này phụ thuộc vào lựa chọn của chính ông ta: quay đầu về con đường chính nghĩa bằng cách giải thể ĐCSTQ hay tiếp tục theo con đường đen tối này?

Trịnh Trung Nguyên
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm của ​​cá nhân tác giả)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 26 Tháng Năm 20202:27 CH
Khách
Tập cẩu bịnh ,tên man dợ giệt chủng phải chịu trách nhiệm về cái chết dịch China virus Corona của mấy trịệu dân Hoa Lục và mấy trăm ngàn dân vô tội trên toàn thế giới.Hắn TCB phải bị trời chu đất diệt .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn