Trung Quốc nhận vơ núi, nhận vơ biển, nói nước khác muốn về với đất mẹ: Mục đích cuối cùng

Chủ Nhật, 17 Tháng Năm 20206:00 CH(Xem: 3224)
Trung Quốc nhận vơ núi, nhận vơ biển, nói nước khác muốn về với đất mẹ: Mục đích cuối cùng
Toàn cảnh những chiến thuật ở đủ mọi phương diện mà chính quyền Trung Quốc đang triển khai để thống trị toàn cầu. Thế giới lâm nguy!
qFMQiUjUH_gUMfVxX9frHEsbIYtFG3hMtY0ujWkO_lW8T1Yo6rIEHPFBuT-7Ttwok1nSqwJsV_HwPRut7pvgAan961BqA1UvNkF4XSPTw6v4roeyZTidY92VN4m9BDDNT5W6-7rB2teJtaZI0A
Trung Quốc nhận vơ núi, nhận vơ biển, nói nước khác muốn về với đất mẹ: Mục đích cuối cùng


Tích cực nhận vơ khi thế giới chống chọi với đại dịch

Ngày 10/5, mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đăng những tấm hình khu vực đỉnh Everest trên Twitter và ghi chú thích: “đỉnh Chomolungma là đỉnh núi cao nhất thế giới nằm trong khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc”. Dân chúng Nepal bất bình, phẫn nộ phản ứng, đồng loạt viết hashtag #backoffchina (Trung Quốc tránh ra) trên mạng xã hội.

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới nằm trên đường biên giữa Nepal và Trung Quốc, 2 sườn của ngọn núi nằm về 2 phía lãnh thổ của hai nước. Nhiều người Nepal đã yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Nepal phải làm rõ thông điệp từ CGTN.


Mới đây đài WION (Ấn Độ) cho biết, hai tờ báo mạng Trung Quốc còn cho rằng các quốc gia Trung Á như Kyrgyzstan và Kazakhstan từng thuộc về Trung Quốc, và Kyrgyzstan “mong muốn” được quay về với đất mẹ Trung Hoa.

Cụ thể, trang Tuotiao có trụ sở tại Bắc Kinh đăng bài Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi giành được độc lập? Trong đó viết rằng, dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Kyrgyzstan hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau đó lại lọt vào tay đế quốc Nga.

Trong khi đó trang Sohu cũng đăng một bài báo mang tựa đề Kazakhstan nằm trên một vùng đất thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Cả hai trang này đều là những tờ báo có lượng độc giả theo dõi rất lớn ở đại lục.

Tháng trước, Trung Quốc cũng đã loan báo thành lập hai “quận” mới là “Tây Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và “Nam Sa” tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cả hai trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa. WION cũng nhắc lại, trước đó, Bắc Kinh còn tự ý đặt tên cho 25 đảo, rạn san hô và 55 thực thể địa lý dưới nước tại Biển Đông khiến các nước láng giềng tức giận.

Thậm chí ngay cả bài hát biểu thị sự đoàn kết giữa Trung Quốc và Philippines trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cũng được chính quyền Trung Quốc tận dụng để nhận vơ biển nhà người khác. Bài hát do Đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines phát hành ngày 24/4 với tên “Iisang dagat” đã khiến người dân Philippines tức giận. Tính đến ngày 13/5/2020, bài hát trên kênh YouTube đã nhận được ít nhất là 214.000 lượt không thích trong khi chỉ có hơn 3.800 lượt thích. Tại một diễn đàn trực tuyến do Hiệp hội Báo chí nước ngoài Philippines tổ chức 27/4, cựu Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho biết Iisang dagat nghĩa là “Một vùng biển”, nhưng nội dung của nó thực chất là “Một vùng biển, nhưng nó của chúng tôi”, ông Carpio nói.

Theo dõi những động thái và phương cách ngoại giao của Trung Quốc trên trường quốc tế, có thể thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ muốn sở hữu núi, biển, đất đai của các quốc gia quanh mình, mà mục tiêu của họ là thống trị thế giới.

Mục đích cuối cùng

Chuyên gia Michael Pillsbury về các vấn đề Trung Quốc trong cuốn sách Cuộc đua Ma-ra-tông đến năm 2049: Chiến lược bí mật xưng bá toàn cầu của Trung Quốc đã phân tích, ĐCSTQ đã định ra chiến lược trường kỳ trong khoảng 100 năm. Đó là lật đổ nền kinh tế thế giới cùng trật tự chính trị mà nước Mỹ làm chủ đạo để xưng bá thế giới. Điều này cũng được chứng minh qua bộ phim Giao tranh vô thanh phát hành tháng 6/2013 của Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Trong quá trình thực hiện “sự nghiệp vĩ đại” làm chủ đạo thế giới của mình, ĐCSTQ sẽ “thuỷ chung đi cùng với việc cọ sát và đấu tranh với hệ thống bá quyền nước Mỹ, đây là một cuộc giao tranh thế kỷ mà không bị lay chuyển bởi ý chí con người”.

Bởi Mỹ là người khổng lồ ngáng đường dã tâm bá chủ thế giới của ĐCSTQ, nên đương nhiên sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của chính thể này. Nhưng không chỉ nhắm vào Mỹ, khắp năm châu, bốn biển đều đã có dấu ấn bàn tay can thiệp của ĐCSTQ trên nhiều phương diện.

Về phương diện kinh tế ĐCSTQ dựa vào cưỡng chế chuyển nhượng kỹ thuật và đánh cắp sở hữu trí tuệ để thực hiện “đi tắt đón đầu”, dùng sự phát triển kinh tế để có được niềm tin của dân chúng trong nước cũng như lôi kéo phương Tây đổ vốn về thị trường đại lục rộng lớn.

Về quân sự ĐCSTQ tiến hành đối kháng với nước Mỹ, lấy “tác chiến bất đối xứng” và “chiến tranh không giới hạn” làm cơ sở chiến thuật, chạy đua phát triển trang bị quân sự, giễu võ dương oai ở Biển Đông, đồng thời bao che cho một vài quốc gia kiềm chế Mỹ và khối NATO.

Về truyền thông, văn hóa, ĐCSTQ lợi dụng quyền tự do ngôn luận báo chí ở các quốc gia phương Tây, mua lại, đầu tư vào các kênh truyền thông và ngành điện ảnh Mỹ, với chiến lược “đại ngoại tuyên bản địa hoá” mua các mục định kỳ trên báo lớn nước ngoài, dùng người Trung Quốc biên tập ra các bài trên các mục đó. Dùng các kênh truyền thông ngôn luận tiến quân vào bản địa nước Mỹ trên quy mô lớn, khống chế dư luận, khống chế quyền phát ngôn của nước Mỹ đối với ĐCSTQ.

Cùng với các thủ đoạn như thiết lập quan hệ mua chuộc quan chức chính phủ, nghị sĩ quốc hội… dùng lợi ích kinh tế xúi giục các nhà tư bản Mỹ làm thuyết khách cho ĐCSTQ, để ảnh hưởng đến chính sách của nước Mỹ đối với Trung Quốc. Cưỡng chế các công ty khoa học kỹ thuật cao hợp tác với công ty của Trung Quốc phong toả mạng Internet và kiểm duyệt tin tức. Dụ dỗ một phần cộng đồng người Hoa trở thành đạo quân thâm nhập vào các “viện chiến lược” (think tank) Mỹ và cơ quan nghiên cứu khoa học học thuật.

Về ngoại giao, ĐCSTQ dùng “Đại chiến lược vùng biên”, “Một vành đai một con đường”, đồng thời bắt nạt các nước láng giềng, hạ thủ với cả các nước châu Âu, châu Phi, châu Úc, châu Mỹ Latinh để khuếch đại sức ảnh hưởng và khống chế toàn thế giới. Với mưu đồ nâng đỡ một nhóm các nước phụ thuộc, thiết lập phạm vi thế lực, cô lập nước Mỹ, ĐCSTQ dùng nhiều loại phương thức như thành lập tổ chức Hợp tác Thượng Hải, thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, phát động Hợp tác 16+1 với các quốc gia Trung và Đông Âu, tham gia vào hợp tác năm nước khối BRICS, cố chiếm quyền chế định tiêu chuẩn công nghiệp (chẳng hạn mạng 5G), không ngừng khuếch đại tầm ảnh hưởng trong các tổ chức thế giới…

Thử phân tích một vài ví dụ như kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, ĐCSTQ đề xuất đầu tư hàng trăm tỷ đô-la, xây dựng các cây cầu, đường sắt, cảng biển và nguồn năng lượng chủ yếu ở hàng chục quốc gia. Năm 2018 ĐCSTQ lại đề xuất “con đường tơ lụa kỹ thuật số”, trọng điểm là kiến thiết hạ tầng cơ sở thông tin cáp quang, Internet, phục vụ thông tin kỹ thuật số, thông tin quốc tế cũng như thương mại điện tử. Do rất nhiều quốc gia có liên quan với “Một vành đai, một con đường” không có chế độ tín dụng hoàn chỉnh, ĐCSTQ tính dùng “con đường tơ lụa kỹ thuật số” để quảng bá mô hình thương mại điện tử và phương tiện thanh toán điện tử đến những quốc gia này, triệt để bài trừ thương mại điện tử của phương Tây. Thứ độc dược như “Tường lửa Trường thành” phong toả mạng của ĐCSTQ có thể cũng sẽ thuận theo “con đường tơ lụa kỹ thuật số” mà xuất khẩu ra thế giới.

Theo tổng kết của Thời báo New York tháng 11/2018, Trung Quốc đã hoặc đang thi công hơn 40 ống dẫn hoặc các cơ sở hạ tầng dầu khí khác ở các nước, hơn 200 cây cầu, đường bộ và đường sắt, gần 200 nhà máy điện hạt nhân, khí thiên nhiên, than đá và các nhà máy dùng nguồn năng lượng tái sinh, cùng hàng loạt các đập thuỷ điện lớn. Trung Quốc có các hạng mục đầu tư ở 112 quốc gia, đa số thuộc kế hoạch “Một vành đai một con đường”.

Một khi “Một vành đai một con đường” được hình thành, vành đai kinh tế và phạm vi thế lực của ĐCSTQ sẽ rất lớn mạnh, đủ để đối chọi thậm chí thay thế Mỹ. Cả một vùng rộng lớn qua đường trên cạn và đường dưới biển của vành đai này sẽ sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán, tín dụng cũng dựa vào hệ thống thanh toán của Trung Quốc, hệ thống mạng cũng là của Trung Quốc (như kỹ thuật 5G), giao thông thì dùng đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Một ví dụ khác là biển Đông, đây không phải chỉ là vấn đề tranh chấp lãnh hải mang tính khu vực, mà còn có ý nghĩa chiếc lược mang tính toàn cầu. Mỗi năm có gần 5 nghìn tỷ hàng hoá được vận chuyển qua Biển Đông, theo chuyên gia Panos Mourdoukoutas đăng trên Forbes. 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua Biển Đông, theo nhà bình luận Michael Lelyveld. Mà hoà bình khu vực Biển Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn luôn do quân đội Mỹ và đồng minh duy trì. Nên ĐCSTQ đã coi Biển Đông là khu vực có tính then chốt để bảo đảm phát triển kinh tế và chiến lược mở rộng quân sự của mình.

Cùng với một loạt những chiến thuật như dùng bẫy nợ để khống chế và cướp đoạt tài nguyên các nước nghèo, phân hóa đồng minh Âu – Mỹ, biến châu Phi thành thuộc địa kiểu mới và xuất khẩu “mô hình Trung Quốc”, mở rộng đầu tư, thông thương, bán vũ khí cho các quốc gia Mỹ La tinh vốn là sân sau của Mỹ… ĐCSTQ đang cho thấy dã tâm làm bá chủ toàn cầu.

ĐCSTQ không chỉ là tội đồ của dân tộc Trung Hoa, với lịch sử đàn áp, bức hại, lừa dối chính người dân của mình, mà còn là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới và sự độc lập tự chủ của các quốc gia. Hiểu rõ và tẩy chay ĐCSTQ không chỉ là một nhận thức cấp bách mà còn là trách nhiệm đối với thế giới tương lai.

Nguồn : https://vietluan.com.au/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn