TQ trì hoãn cảnh báo công chúng trong sáu ngày sống còn?

Thứ Năm, 23 Tháng Tư 20201:00 SA(Xem: 3876)
TQ trì hoãn cảnh báo công chúng trong sáu ngày sống còn?
voatiengviet.com

COVID-19: TQ trì hoãn cảnh báo công chúng trong sáu ngày sống còn?


Sáu ngày sau khi các quan chức hàng đầu Trung Quốc bí mật xác định rằng họ nhiều khả năng phải đối mặt với một chủng virus Corona mới, thành phố Vũ Hán, tâm điểm dịch bệnh, tổ chức đại tiệc với sự tham gia của hàng chục nghìn người và hàng triệu người vẫn đi lại khắp nơi trong dịp Tết Nguyên đán, theo AP.

Tin cho hay, Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo công chúng vào ngày thứ bảy, 20/1.

Nhưng khi đó, hơn 3 nghìn người đã bị nhiễm bệnh trong gần một tuần không có bất kỳ cảnh báo nào của chính quyền đối với công chúng, AP đưa tin, cho biết rằng hãng thông tấn này đã tiếp cận được các tài liệu nội bộ, cũng như dựa trên ước tính của chuyên gia.

Theo AP, khoảng thời gian từ 14 tới 20/1 mang tính sống còn vì đó là thời điểm bắt đầu bùng phát dịch bệnh.

Hãng tin Mỹ cho rằng việc Trung Quốc lưỡng lự giữa chuyện cảnh báo công chúng và tránh gây ra hoảng loạn đã dẫn tới một đại dịch đã làm gần hai triệu người nhiễm và hơn 126 nghìn người thiệt mạng trên toàn thế giới.

AP dẫn lời chuyên gia dịch tễ học Zuo-Feng Zhang từ Đại học California ở Los Angeles nói: “Nếu họ hành động sớm hơn sáu ngày, có lẽ đã có ít bệnh nhân hơn và các cơ sở y tế có lẽ đã đủ. Chúng ta có lẽ đã tránh được việc sụp đổ hệ thống y tế của Vũ Hán”.

Một số chuyên gia khác cho rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã trì hoãn cảnh báo công chúng nhằm ngăn chặn hoảng loạn và rằng chính quyền Bắc Kinh đã hành động nhanh trong hậu trường trong khoảng thời gian đó.

Theo AP, các lãnh đạo ở Bắc Kinh trì hoãn cảnh báo trong sáu ngày sau khi gần hai tuần Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của Trung Quốc không ghi nhận bất kỳ ca bệnh nào, nhưng trong khoảng thời gian đó, từ 5/1 tới 17/1, hàng trăm bệnh nhân xuất hiện tại các bệnh viện không chỉ ở Vũ Hán mà còn trên khắp đất nước.

Hiện chưa rõ liệu có phải các quan chức địa phương không công bố các ca nhiễm hay các quan chức ở cấp trung ương không ghi lại hay không.

Ngoài ra, AP dẫn lời các chuyên gia nói rằng hiện chưa rõ liệu có phải việc kiểm soát thông tin cứng nhắc của Trung Quốc, các rào cản mang tính quan liêu và việc lưỡng lự không chuyển tin xấu lên cấp trên có phải là lý do dẫn tới việc không đưa ra các cảnh báo sớm hay không.

AP cũng cho rằng việc trừng phạt 8 bác sĩ, cáo buộc họ “reo giắc sợ hãi” trên truyền hình quốc gia hôm 2/1, đã dẫn tới tâm lý lo sợ tại các bệnh viện của thành phố.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn