Nhà sử học Mỹ: Chế độ Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu cho thế giới

Thứ Tư, 11 Tháng Ba 20203:00 SA(Xem: 3689)
Nhà sử học Mỹ: Chế độ Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu cho thế giới

Giáo sư Victor Davis Hanson, một nhà sử học tại Viện Hoover tại Đại học Stanford (Mỹ), mới đây đã viết bài bình luận về chế độ Trung Quốc hiện đại trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc Đại lục và sau đó lan rộng khắp thế giới. Ông Hanson đã ví chính quyền ĐCSTQ kiểm soát người dân giống như chế độ đã được George Orwell mô tả trong tiểu thuyết nổi tiếng “1984”.

thai-tu-dang
ĐCSTQ là mối nguy hiện hữu với thế giới

Theo bài bình luận của ông Hanson đăng trên National Interest, chính quyền ĐCSTQ đang ngày càng đặt ra một mối đe dọa hiện hữu không chỉ đối với 1,4 tỷ công dân nước mình mà cho cả thế giới nói chung, đặc biệt khi một xã hội độc tài nhảy vào nghiên cứu các công nghệ sinh học tiên tiến.

Điều đáng lo ngại là, cuộc cách mạng công nghệ ở Trung Quốc được thực thi và giám sát bởi một chế độ lừa dối toàn trị, không có nền tảng nào để đảm bảo những nghiên cứu công nghiệp và sinh học tinh vi đó không phải là “đồ giả” hay không mang lại sự đe dọa nào cho người dân. 

“ĐCSTQ đã không phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, chính trị hay văn hóa nào để đảm bảo rằng những nghiên cứu của họ không mang tính hủy hoại đối với chính đất nước họ và hàng tỷ người dân thế giới đang nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc,” ông Hanson viết.

Dưới nền chính trị độc tài tập trung quyền lực, ĐCSTQ điều hành chính phủ, quân đội, phương tiện truyền thông và các trường đại học giống như robot dưới sự điều hành của một bộ não trung tâm.  

Những nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo ở phương Tây đã sớm tiến hành các nghiên cứu khoa học và y học tinh vi mà thường không vấp phải trở ngại nào do có sự hậu thuẫn từ nhà nước. Tại Trung Quốc, bản quyền hay quyền sở hữu cá nhân là điều xa xỉ. Để làm cho Trung Quốc được giàu có nhanh chóng và bắt kịp với các nước tư bản phương Tây, ĐCSTQ – chính quyền từng gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu dân dưới thời Mao Trạch Đông – đã phớt lờ những quy tắc quốc tế, đè bẹp tự do cá nhân, che giấu thông tin và sẵn sàng diệt trừ bất cứ ai cản đường.

Nhiều người ngây thơ ở phương Tây đã ca ngợi “nỗ lực vượt khó” của Trung Quốc bởi họ cũng mong muốn đất nước họ có thể hiệu chỉnh lại nhanh và hiệu quả các chính sách để phục vụ cho các chương trình nghị sự xanh. Thế nhưng, bài học về virus corona đã khiến thế giới phải khai nhãn.

Giáo sư Hanson nói thế giới đang học được rằng Trung Quốc không chỉ phá vỡ những ngọn núi để xây những con đập mới hoặc san phẳng những khu phố cổ nằm trên trục đường sắt cao tốc, mà chính quyền ĐCSTQ đã che giấu sự bùng phát và nguồn gốc bí ẩn của virus corona gây chết người với chính người dân của họ và phần còn lại của thế giới, khiến ít nhất hàng chục nghìn người nhiễm bệnh, còn hàng nghìn người khác mang mầm bệnh trong khi không biết rằng mình có thể lây lan bệnh khắp nơi.

“Đây thực sự là một hành động lặp lại nguy hiểm, khủng khiếp hơn cả so với nỗ lực che giấu sự lây lan của dịch SARS trước đây,” ông Hanson nói.

Trong khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc các quốc gia khác cách ly công dân nước mình, thì Trung Quốc cũng không cho phép các nhà khoa học nước ngoài vào nước này hợp tác để tìm hiểu, hỗ trợ chữa trị hay phát triển vắc-xin phòng ngừa. Điều này đã làm dấy lên nghi ngờ rằng virus này là một sản phẩm được tạo ra từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của quân đội Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc tự tin rằng họ sẽ sớm thống trị toàn cầu với vai trò “công xưởng của thế giới”, với dân số khổng lồ, thặng dư thương mại, dự trữ tiền mặt đều ở mức rất lớn, thì khi dịch bệnh xảy ra, người ta mới thấy “người khổng lồ” này không có đủ lượng khẩu trang và thiết bị y tế tối thiểu để đương đầu với khủng hoảng.

Trong khi Trung Quốc, đất nước có diện tích lớn nhất và giàu thứ hai thế giới, tự hào về các sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao và các đô thị hoa lệ, thì vẫn thẳng tay giam cầm hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong trại cải tạo theo cách mà Hitler, Stalin và Mao đã từng làm đối với những người bất đồng chính kiến. Mỉa mai thay, khi dịch bệnh xảy ra, chính họ lại bị “giam cầm” và cô lập bởi cả thế giới.

Bắc Kinh đã tự tin rằng nhiều quốc gia phương Tây sẽ không quan tâm đến vấn đề nhân quyền do những lợi ích kinh tế ràng buộc. Trên thực tế, rất ít công ty và chính phủ các nước khác dám lên tiếng phản đối về các chính sách vi phạm nhân quyền, vi phạm luật lệ quốc tế của Trung Quốc. Thế nhưng, khủng hoảng dịch bệnh đã nhắc nhở thế giới rằng Trung Quốc trở nên giàu có bằng cách trục lợi thương mại và đánh cắp công nghệ cũng giống như cách họ đang đối phó với dịch bệnh và những người bất đồng chính kiến.

“Nếu ĐCSTQ không ngần ngại đẩy hàng triệu công dân của mình vào vòng nguy cơ bị lây nhiễm và tử vong, thì lẽ nào họ lại quan tâm đến những lời phàn nàn của người nước ngoài về việc Trung Quốc đang trở nên giàu có và quyền lực ra sao bằng cách phá vỡ các quy tắc thương mại quốc tế?” ông Hanson đặt câu hỏi.

Ngân Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn