Đứng trước bất công, có một cách gọi là ‘từ chối làm nạn nhân’

Thứ Hai, 20 Tháng Giêng 20205:00 CH(Xem: 3963)
Đứng trước bất công, có một cách gọi là ‘từ chối làm nạn nhân’
Ngọc Linh | ĐKN

Không quan tâm đến ánh nhìn của người khác để tự do quyết định giá trị bản thân, không phải chỉ là sự phớt lờ ngang bướng, mà là sự thản đãng tự tại. Từ chối làm nạn nhân không phải là nhất quyết không chấp nhận bất công, mà là biết cách nhìn khác đi.

Chắc hẳn trong chúng ta có nhiều người đã từng cảm nhận được “cực hạn” của bản thân trong công việc. Trên thực tế, những người bị dẫn dắt bởi sự chỉ trích đánh giá của người khác rất dễ cảm thấy giá trị bản thân bị hạ thấp, giống như câu chuyện sau đây.

Nỗ lực không được đền đáp dễ làm mất đi lòng hăng hái

Sau khi được thăng chức lên chức giám đốc điều hành, Minh Nguyệt làm việc chăm chỉ ký kết được một hợp đồng lớn, lập nên công lao khiến các lãnh đạo cấp trên và tổng giám đốc cảm thấy vui mừng. 

Để giải quyết những công việc đó, thời gian tăng ca buổi tối của cô tăng lên không ít. Không ngờ, không lâu sau đó, cũng vì chuyện tiền lương tăng ca quá nhiều mà cô lại bị cấp trên phàn nàn. Những nỗ lực của cô không hề được đền đáp. Vì bản chất công việc là nhân viên kinh doanh nên cô cũng không thể dễ dàng giao bớt công việc của mình cho đồng nghiệp khác được. Trong lòng cô cảm thấy như mất hoàn toàn động lực làm việc. Có thể thấy, Minh Nguyệt thực sự đã phải nhận một sự tổn thương lớn.

Rõ ràng là cô ấy đã có đóng góp cho công ty, nhưng khi gặp phải những đối xử không công bằng như thế này, liền cho rằng đối phương đang “lấy oán báo ơn”, cảm thấy “đây là một công ty hẹp hòi!”. Bởi khi quyết định đem chuyện “mình có nhận được hồi đáp xứng đáng hay không” tất cả giao cho công ty thì tất nhiên sẽ gặp phải sự oán giận như thế.

Khi không thể nhận được sự đánh đánh giá cao của công ty, thì nỗ lực của bản thân cũng không nhận được hồi báo, khi bị sự đối xử bất công xoay vòng vòng, nội tâm sẽ trở nên mệt mỏi đến mức không chịu nổi.

shutterstock_687351439-e1578603115866
Ảnh minh họa: Shutterstock.

Chấp nhận phản ứng sốc, từ chối làm nạn nhân

Nếu muốn cải thiện tình hình này, đầu tiên hãy thử đem tư tưởng “thù lao về vật chật” và “thù lao về tinh thần” phân biệt rõ ràng! Bởi vì tất cả mọi người cần có được một mức thù lao hợp lý, nếu công ty không đồng ý trả tiền tăng ca, thì có thể suy nghĩ xem “có nên tiếp tục làm việc cho công ty này nữa không?”. Nhưng công ty vẫn trả tiền làm thêm giờ, chỉ là tinh thần thì không nhận được hồi báo.

Người ta thường quan niệm rằng sự nỗ lực nên nhận được đền đáp, nhưng lại không nhận được đền đáp về tinh thần, còn bị công ty phàn nàn về phí tăng ca. Tất cả những điều này đều là những chuyện khá gây sốc, tự nhiên nó sẽ khiến mọi người phản ứng lại là: làm việc cho công ty này, ký được hợp đồng lớn, nhận được sự khen ngợi của cấp trên, tất cả đều là vô ích. Theo cách này tự nhiên người ta sẽ mất hết năng lượng cho công việc. Lúc đó, người ta còn cho rằng bản thân đã gặp phải một cú sốc rất nghiêm trọng.

Nhưng chỉ cần đem chuyện này định vị theo cách trên, rằng công ty vẫn trả phụ phí tăng ca cho mình, chỉ là họ phàn nàn chút vì họ cũng có những lợi ích phải theo đuổi, thì tiếp theo, bạn có thể bước vào quá trình “tự trị liệu” cho bản thân. Như vậy bạn đã “không còn là nạn nhân nữa”.

Giá trị của bản thân do bản bản thân quyết định

Đừng để người khác quyết định giá trị của bản thân mình, cũng đừng đem năng lượng của bản thân phụ thuộc vào sự công nhận của người khác. Mỗi người chúng ta đều có giá trị tồn tại của riêng mình, thực ra bạn vốn dĩ chẳng có điều gì gọi là “không hoàn hảo” chỉ là bị người khác dạy dỗ rằng cần phải nhìn thấy “sự không hoàn hảo của bản thân”, vì thế mới chú ý vào đánh giá của người khác. Giống như bạn ký khống vào một giấy ủy quyền trống, để người khác quyết định viết gì lên đó. Phải biết rằng, người hiểu tình trạng của bạn nhất chỉ có bản thân bạn, biết được bạn đã nỗ lực như thế nào cũng chỉ có bạn mà thôi.

Vì thế bạn cũng nên tự nói với bản thân mình “đã nỗ lực rất nhiều rồi”, không phải là người khác, mà chỉ có bạn nói với chính bản thân bạn như vậy. Nếu bạn đứng ở vị trí của đối phương, cấp trên hoặc tổng giám đốc nhìn thấy đột nhiên tiền lương tăng ca tăng đột biến, thì cũng sẽ nhận phải một cú sốc, họ cũng phải cân đối rất nhiều các xung đột quyền lợi giữa người làm thuê và người chủ doanh nghiệp.

shutterstock_481260802-e1578603186635
Ảnh minh họa: Shutterstock.

Xuất hiện phản ứng tiêu cực chỉ chứng minh rằng đối phương đang cảm thấy phiền, mà phản ứng của công ty như thế, chẳng qua chỉ là tạm thời, tất nhiên cũng có thể là do công ty này thực sự không hiểu thế nào là trân trọng nhân viên, khi đó “từ chức” cũng là một lựa chọn. Nhưng nếu chỉ vì người khác không hiểu được “giá trị của bạn” mà thay đổi công ty thường xuyên, thì có thể khiến cho công việc của bạn càng trở nên khó khăn.

Cho dù đang ở môi trường như thế nào, bạn cũng nên nuôi dưỡng thái độ “bản thân mình hiểu rõ giá trị của mình nhất”.

Như thế, bạn sẽ không bị xã hội đưa sang trái sang phải, có thể tự điều chỉnh cảm xúc và phản ứng của bản thân, thu được sức mạnh để bản thân có thể kiên cường sống tiếp. Quan trọng là đừng quên rằng, người quyết định giá trị bản thân bạn là chính bạn, đồng thời ghi nhớ chất lượng của cuộc sống được tích luỹ từ mọi khoảnh khắc trong cuộc sống.

Tất cả những gì bạn có thể tận hưởng, là những khoảnh khắc “hiện tại”, vì thế cố gắng tích luỹ niềm vui trong mọi việc mình làm. Chỉ cần bạn sống một cách vui vẻ trong hiện tại, thì câu trả lời phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Ngọc Linh
Theo Cmoney

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn