Cách dùng 'vốn dự phòng' để bạn bám sát mục tiêu

Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng 20207:00 SA(Xem: 4768)
Cách dùng 'vốn dự phòng' để bạn bám sát mục tiêu
bbc.com

Cách dùng 'vốn dự phòng' để bạn bám sát mục tiêu

William Park BBC Capital

Alamy Bản quyền hình ảnh Alamy
Image caption Một chút bánh ngọt có thể làm hỏng chế độ ăn kiêng nếu bạn coi đó là một thảm họa - việc tự cho mình một chút dự phòng có thể sẽ giúp ích nhiều hơn về lâu dài.

Bằng cách tự dành cho mình một chút dự phòng, bạn có thể có thể phòng ngừa được những thất bại bực mình trong tương lai. Xin giải thích như dưới đây.

Tôi đã bắt đầu triển khai học ngoại ngữ theo app Duolingo được vài tuần. Tại một thời điểm, tôi học rất tốt. Nhưng một ngày nọ, do quá bận rộn nên quên mất, và rồi ngày hôm sau tôi lại tiếp tục học. "Thật tệ," tôi nghĩ, "Ngày hôm qua mình để lỡ thì hôm nay mình cũng có thể nghỉ được chứ sao." Bạn có thấy điều này quen thuộc không?

Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng "Thật tệ". "Bạn cảm thấy như mình đã thất bại," Marissa Sharif, một giáo sư trợ lý tại trường Wharton, đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, nói. "Đó là lý do vì sao bạn có thể chọn ăn một món tráng miệng nhiều calo khi bạn đang cố gắng giảm cân. Nếu bạn vượt quá giới hạn một chút, thí dụ đi ăn với bạn bè, thì bạn có thể sẽ bỏ cuộc và ăn tới lên; 'Có sao đâu, tôi cũng có thể ăn món tráng miệng này chứ'. Sau một thất bại nhỏ, người ta thường bỏ cuộc hoàn toàn."

Sharif dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu cách đối phó với những thất bại nhỏ. Nhiều người trong chúng ta khó đạt được mục tiêu, và bà cho thấy điều đó là do những thất bại ngắn hạn làm ta chệch đường. Hiệu ứng "Có sao đâu" giải thích lý do vì sao những thất bại này đến với chúng ta nhiều lần.

May mắn thay, có thể có một cách để khắc phục những thất bại này. Có một kỹ thuật có thể giúp giúp ta bật dậy: đưa vào "lượng dự phòng khẩn cấp". Sharif nói rằng những người tự cho mình một chút dự phòng thì có khả năng tốt hơn để đối phó với thất bại.


Con người ta có xu hướng cố gắng nhiều hơn nếu họ được giao làm những mục tiêu khó, vì họ muốn tiến gần hơn đến mục tiêu đó. Nhược điểm? Họ dễ thất bại hơn.

Cách dùng "dự phòng khẩn cấp"

Thí dụ bạn muốn tự lập một ngân sách. Bạn chỉ được chi tối đa là 1.200 bảng, nhưng bạn muốn để dành một chút.

Bạn có thể định một ngân sách cố định 1.000 bảng và hy vọng sẽ tiết kiệm được toàn bộ 200 bảng. Những người làm điều này có thể thành công, nhưng nếu vì lý do nào đó bạn vượt quá ngân sách của mình thì bạn dễ kích hoạt hiệu ứng "có sao đâu" và chi tiêu nhiều hơn cả 1.200 bảng. Và nếu bạn đặt ngân sách của mình ở mức 1.200 bảng, hầu hết mọi người cuối cùng sẽ chi tiêu toàn bộ số tiền - chẳng tiết kiệm được gì.

Tuy nhiên, nếu ai đó đặt ngân sách là 1.000 bảng nhưng coi 200 bảng còn lại là "lượng dự phòng khẩn cấp", thì những người đó , vì lý do nào đó, cần phải chi vượt qua ngân sách một chút, cuối cùng họ sẽ chi tiêu ít hơn cả hai nhóm nói trên.

Việc suy nghĩ để dành số tiền đó trong trường hợp khẩn cấp tạo cảm giác có lỗi khi dùng nó. Bằng cách tạo cho mình một khoảng du di khi phấn đấu cho mục tiêu, bạn có tất cả lợi ích để tiến tới mục tiêu đầy khó khăn, nhưng việc đụng đến khoản tiền thêm này sẽ không không kích hoạt hiệu ứng "có sao đâu" mà nó gây đảo lộn, mất kiểm soát.

Một yếu tố quan trọng khi thiết lập giới hạn lượng dự phòng khẩn cấp là ta thấy có lỗi khi sử dụng nó. "Cần có một chi phí tâm lý để sử dụng nó," Sharif nói. "Trực giác bảo ta không dùng hết dự phòng khẩn cấp vì sau này ta có thể cần nó nhiều hơn. Rất nhiều khi bạn không phải dùng đến nó chút nào. Người ta không dùng đến nó trừ khi buộc phải dùng."

Sharif đưa ra một ví dụ khác về việc cố gắng khuyến khích hành động tích cực. Trong một nghiên cứu của bà, người ta được yêu cầu đạt mục tiêu ngày theo từng bước: một nhóm phải đạt mục tiêu 7 ngày mỗi tuần, một nhóm khác 5 ngày mỗi tuần. Một nhóm thứ ba được phép một lượng dự phòng khẩn cấp; họ được yêu cầu phải đạt mục tiêu trong 7 ngày, nhưng cho phép 2 "ngày có thể bỏ qua" nếu thấy phù hợp.

Người ta có xu hướng cố gắng nhiều hơn nếu mục tiêu là khó hơn, Sharif nói, vì họ muốn tiến gần hơn đến mục tiêu. Tuy nhiên, nhược điểm là chúng ta dễ bị thất bại. Trong thử nghiệm mục tiêu theo bước của Sharif, nhóm được đặt mục tiêu khó thì dễ bỏ cuộc hoàn toàn nếu họ bị thất bại vào 1 ngày.


Mục tiêu dễ dàng hơn thì dễ đạt hơn, nhưng có ít động lực để vượt quá mục tiêu khi đã đạt được. Những người trong nhóm mục tiêu 5 ngày hiếm khi vượt quá mục tiêu. Họ thấy đạt được 5 ngày là mỹ mãn, và không cần cố gắng nữa. Chiến lược dự phòng khẩn cấp là cố gắng khai thác các mặt tích cực của cả hai mục tiêu, dễ và khó. Trong nghiên cứu của Sharif, khi so sánh với những người thuộc cả hai nhóm kia, những người trong nhóm dự phòng khẩn cấp đã thực hiện được nhiều bước hơn và đạt được mục tiêu của họ ở nhiều ngày hơn.

Khởi đầu mới và 'không phải lỗi của tôi'

Có những chiến thuật khác có thể kết hợp với chiến lược dự phòng khẩn cấp. Một ví dụ: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ta đối phó tốt hơn với các thất bại khi ta có cơ hội quên chuyện cũ để làm mới từ đầu.

Có một lý do để chúng ta đặt quyết tâm vào ngày đầu năm mới; việc đi qua của một ngày quan trọng giúp chúng ta dễ dàng cam kết với một kế hoạch mới. Sự khởi đầu của một năm có lẽ là ví dụ rõ ràng nhất, nhưng hiệu quả cũng được nhìn thấy với các mốc thời gian ít quan trọng hơn, như sự khởi đầu của một tháng hoặc một tuần mới. Thí dụ Google thấy chữ 'chế độ ăn uống' và 'tập thể hình' đạt đỉnh cao truy tìm vào những ngày đầu của tháng hay tuần.

Hengchen Dai của Trường Quản lý Anderson thuộc UCLA đã nghiên cứu sâu rộng hiệu ứng này. Nghiên cứu của bà cho thấy các mốc tạo ra các "giai đoạn đánh dấu" mới về tinh thần, cho phép chúng ta ra khỏi những khiếm khuyết trước đó: "Tuần qua là sự hỏng bét, nhưng nay tôi đã xí xóa nó". Sự bắt đầu một năm mới, tháng mới hoặc tuần mới cũng cho phép chúng ta nghĩ đến bức tranh lớn, giúp tạo động lực cho những việc làm đầy tham vọng.

Tương tự như vậy, chúng ta có thể sử dụng một cái cớ khách quan như một cơ hội để tạo ra một sự khởi đầu mới. Nếu phòng tập thể dục bị đóng cửa do, thí dụ, bảo trì đột xuất, chúng ta có thể không quá khắt khe với bản thân vì đã bỏ tập những ngày đó, Sharif nói, và xem ngày nó mở cửa trở lại như một cơ hội để tính lại ngày tập từ đầu.

"Nếu tôi thất bại vì một lý do khách quan như phòng gym đóng cửa, tôi sẽ cảm thấy mình bớt tệ nên dễ gắng tiếp tục," Sharif nói. "Nếu vì tôi lười - một lý do chủ quan - tôi sẽ dừng lại."

Sharif nói rằng ý tưởng lập lượng dự phòng khẩn cấp có tác dụng đối với những việc như tập thể hình, việc nhàm chán hoặc các việc 'trò chơi hóa' như ứng dụng học ngoại ngữ mà tôi phải vật lộn. Tại nơi làm việc, Sharif khuyên nên lập dự phòng khẩn cấp cho bất kỳ và tất cả các nhiệm vụ như một thói quen. Đương nhiên, các nhiệm vụ đòi hỏi sự giám sát thường xuyên của người quản lý hoặc đồng nghiệp thì có thể ít phù hợp hơn. Nhưng nếu bạn bị chậm vì lỗi người khác, bạn sẽ có thể chơi quân bài 'không phải lỗi của tôi'.

"Lĩnh vực duy nhất mà tôi có thể nghĩ là ở đâu thì việc áp dụng điều này là không tốt …. đó là khi ta nghiện một thứ gì đó. Có thể nếu bạn là người nghiện thuốc lá và bạn muốn giảm số ngày hút thì dùng khoản dự phòng khẩn cấp có thể không giúp ích - tôi không biết điều gì sẽ xảy ra."

Có lẽ, hãy cố gắng đừng quá khắt khe với bản thân nếu như bạn thất bại. Bằng chứng cho thấy chúng ta thảm họa hóa những thất bại mà lẽ ra chúng ta nên coi chúng là những sơ suất có thể tha thứ được. Trong mọi trường hợp, bạn đều có cơ hội để xí xóa điều xấu vào ngày thứ hai.

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn