Cây có thể đếm: Thêm một bằng chứng cho thấy thực vật cũng có ý thức

Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 20203:00 CH(Xem: 3745)
Cây có thể đếm: Thêm một bằng chứng cho thấy thực vật cũng có ý thức

Nhà thần kinh học Greg Gage đã thực hiện một thí nghiệm trên diễn đàn TED Talk cho thấy cây cối cũng có thể đếm và suy nghĩ. Đây chỉ là một phần trong nhiều bằng chứng cho thấy thực vật cũng có ý thức.

Kết quả hình ảnh cho venus fly trap
Cây bắt ruồi Venus có thể đếm được. (Ảnh: WordPress.com)

Trong thí nghiệm của mình, ông đã sử dụng 2 loài thực vật có khả năng cử động nhanh. Đó là một cây trinh nữ sẽ cụp lá lại khi chúng ta chạm vào và một cây bắt ruồi Venus sẽ đóng “miệng” khi một con ruồi bay đến.

Xung điện trong những cây này cũng tương tự như những xung thần kinh trong não

Ông Gage đã nối các điện cực vào cây trinh nữ để quan sát các tín hiệu điện phát ra trong cây khi chạm vào nó, và ông phát hiện quá trình gửi thông tin đến thân cây làm lá cử động. Nó cũng tương tự như các xung thần kinh trong cơ thể người, tạo điều kiện cho sự trao đổi giữa não và các bộ phận của cơ thể cần phản ứng với nhân tố kích thích.

Sau đó, Gage nối các điện cực lên một cây bắt ruồi Venus. Tương tự như vậy, khi ông chạm vào các sợi cảm giác trong bộ phận bẫy, nó sẽ tạo ra một xung điện trong cây. Nhưng bẫy chưa đóng lại. Bộ phận bẫy sẽ chỉ đóng lại nếu chúng chắc chắn có một con ruồi ở đó. Vì phải mất rất nhiều năng lượng để mở và đóng “miệng”.

Vậy dựa vào đâu để chúng có thể chắc chắn? Chính là dựa vào số lần sợi cảm giác bị kích thích. Điều đó có nghĩa là cây bắt ruồi Venus có thể đếm được.

Drop whatever you’re doing. This plant can count and communicate. [VIDEO]
Cây bắt ruồi Venus, và hình ảnh bảng điện tử biểu thị những xung điện mà cây phản ứng khi bị chạm vào. (Ảnh chụp màn hình: TEDTalks)

Cây cối có thể giao tiếp

Ngoài ra, ông Gage cho biết thực vật không có não bộ nhưng chúng có thể giao tiếp bằng điện. Ông đã kết nối hai cái cây với nhau để xem liệu các xung điện trong một cây có thể ảnh hưởng đến cây kia không. Và khi ông chạm vào sợi cảm giác của cây bắt ruồi, lá cây trinh nữ cũng cụp lại.

Vào năm 2015, nhà lâm nghiệp người Đức Peter Wohlleben đã viết cuốn sách “The Hidden Life of Trees” (Tạm dịch: Cuộc sống bí ẩn của cây cối) đề cập đến cách cây cối giao tiếp với nhau, và nó đã khiến cả thế giới kinh ngạc.

Trong cuốn sách của mình, ông cho biết một khu rừng cũng là một cộng đồng, trong đó cây cối có thể giao tiếp, kết bạn và bảo vệ lẫn nhau.

Ví dụ, khi một cây bị con gì đó ăn, nó có thể phát ra một chất hóa học để cảnh báo các cây khác, rằng có một sinh vật háu đói đang ở gần đó. Và những cây khác sẽ giải phóng các hóa chất khiến cho chúng trở nên không còn hấp dẫn nữa.

Kết quả hình ảnh cho Rừng
(Ảnh: Mary Shutan)

Cây cối cũng san sẻ các chất dinh dưỡng với nhau thông qua bộ rễ của chúng. Những cây xanh tốt hơn sẽ chia sẻ đường với cây yếu hơn. Tất cả các cây đều sẽ mạnh hơn nếu chúng đứng cùng nhau. Vì khi một cây chết đi, chúng sẽ để lại không gian trống và gió sẽ đập vào các cây khác.

Đó chỉ là một vài ví dụ về các phương thức thực vật tương tác với nhau. Và chắc chắn đó không chỉ là một quy trình tự động, không có chủ ý.

Một cây sẽ không đối xử với tất cả các cây khác như nhau. Nó biết lựa chọn những người bạn cho mình.

Hai cái cây không phải là “bạn” sẽ mọc nhiều cành hơn khi chạm vào nhau, “vì vậy bạn sẽ có cảm giác giống như có một trận đấu đang diễn ra ở đó vậy”, ông Wohlleben viết.

“Nhưng một đôi bạn thực sự sẽ rất cẩn thận ngay từ đầu để không mọc cành quá dày về phía cây kia. Các cây này không muốn lấy đi bất cứ thứ gì của nhau, do đó chúng chỉ mọc cành ở mép bên ngoài, nghĩa là chúng chỉ mọc về phía cây ‘không phải bạn bè’”.

Kết quả hình ảnh cho sunset photo with tree
(Ảnh: Pinterest)

Nhà lâm nghiệp Wohlleben cũng đã quan sát những gốc cây được các cây xung quanh cứu sống. Một khu rừng sẽ không cứu tất cả các gốc cây gặp vấn đề. Phải chăng cảm tình với một “người bạn thân” đã làm chúng cứu sống một vài gốc cây nhất định?

Hiện tượng này có thể liên quan đến mức độ kết nối, hoặc thậm chí là ‘tình cảm’ giữa các cây, Wohlleben viết.

Cho đến nay, mức độ cảm nhận hay suy nghĩ của thực vật vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, Wohlleben và Gage đã bổ sung thêm một số bằng chứng xung quanh chủ đề tri giác cao của thực vật.

Các nghiên cứu trước đây cũng từng chỉ ra rằng thực vật có trí nhớ lâu dài, chúng nhận thức được môi trường vật lý và hành vi của các loài thực vật khác, thậm chí chúng còn có thể đọc được suy nghĩ của con người.

Hồng Liên (Theo Epoch Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn