Ăn mặc phá cách có thể có lợi cho bạn?

Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai 20193:00 SA(Xem: 4597)
Ăn mặc phá cách có thể có lợi cho bạn?
bbc.com

Ăn mặc phá cách có thể có lợi cho bạn?

Seb Murray BBC Capital

Sir Richard Branson: Tỷ phú người Anh nổi tiếng đã không dùng bộ com lê và cà vạt vào những năm 1990 để mặc áo sơ mi hở cổ và quần jean Levi's Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Sir Richard Branson: Tỷ phú người Anh nổi tiếng đã không dùng bộ com lê và cà vạt vào những năm 1990 để mặc áo sơ mi hở cổ và quần jean Levi's

Tất cả chúng ta đều muốn hòa nhập. Không đâu bằng ở nơi làm việc, nghĩa là đa số chúng ta bỏ nhiều thời gian và tiền bạc để cố gắng hiểu những quy ước về nghi thức ăn mặc.

Sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định văn phòng cho thấy ta là người hiểu biết, tháo vát như Rick Harbaugh, phó giáo sư kinh doanh trường Kelly, Đại Học Indiana Kelley, nói.

Nhưng liệu một cách tiếp cận sai quy ước biết đâu lại hay hơn?

Nổi bật giữa đám đông

Người sáng lập ứng dụng hẹn hò Bumble nổi tiếng vì việc tham dự các cuộc họp kinh doanh với quần jean và giày đế bằng Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Người sáng lập ứng dụng hẹn hò Bumble nổi tiếng vì việc tham dự các cuộc họp kinh doanh với quần jean và giày đế bằng

Việc không tuân thủ, thay vì phù hợp hóa, trên thực tế có thể là con đường khôn khéo tới thành công. Một cụm từ được đặt ra trong một nghiên cứu công bố trên Tạp Chí Nghiên Cứu Người Tiêu Dùng năm 2014, hiệu ứng "giày thể thao đỏ", cho thấy chúng ta gắn địa vị và năng lực cao hơn cho những người phá quy ước so với những người tuân thủ.

Chúng ta thường quan niệm ai đó ăn mặc sai chuẩn mực trong môi trường làm việc chuyên nghiệp là người có khả năng, cấp bậc và sự tôn trọng lớn hơn so với các đồng nghiệp tuân thủ quy định ăn mặc.

Điều này là do sự lệch hướng ra khỏi quy tắc báo hiệu rằng bạn có sự tự chủ và có thể chịu tổn hại do bất tuân thủ - thậm chí có thể mất việc làm.

"Chúng ta thường nghĩ rằng sự tách biệt ra khỏi các chuẩn mực văn hóa sẽ phải chịu 'chi phí xã hội', hoặc bị hậu quả xấu nhiều hơn tốt," Silvia Bellezza, phó giáo sư tại Trường Kinh Doanh Columbia ở New York và là một trong những tác giả của nghiên cứu này, nói; bà cho rằng đôi khi không hẳn là như vậy.

Nhưng "việc dám mạo hiểm báo hiệu rằng bạn có đủ vốn liếng xã hội để giữ được vị thế ngay cả khi việc bất tuân thủ phản tác dụng," bà nói.

Đó là lý do tại sao các nhân viên cấp dưới thường cố gắng hòa nhập, Bellezza nói thêm, vì sự rủi ro là lớn hơn. "Nhiều doanh nhân thành đạt đã bất tuân thủ quy ước, như Steve Jobs của Apple" người bỏ bộ com lê để mặc áo cổ lọ đen.


Tuy nhiên sự bất tuân thủ sẽ là sự cố tình đối với những người nghĩ nhiều hơn về người xung quanh, bà nói. "Ví dụ, nếu bạn mang giày thể thao trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, người ta có thể nghĩ rằng bạn không đủ tiền mua giày da. Đó không phải là dấu hiệu của một người thành công!"

Người phá cách

Một số ví dụ nổi tiếng về sự nổi loạn, như Mark Zuckerberg của Facebook (với áo có mũ chùm đầu và áo phông xám) hoặc phát thanh viên TV Jon Snow của Kênh 4 của Anh (với đôi tất ngộ nghĩnh và cà vạt lòe loẹt), những người này có xu hướng là đàn ông da trắng.

Ngay cả trong các ngành công nghiệp có quy tắc ăn mặc thoải mái như kỹ thuật, nhiều phụ nữ nổi danh nhất như Sheryl Sandberg của Facebook vẫn mặc trang phục chỉnh chu theo quy định.


Điều này có thể đơn giản chỉ phản ánh thực tế là có nhiều đàn ông da trắng hơn so phụ nữ và dân tộc thiểu số. Do đó, cũng có nhiều cơ hội hơn cho những người đàn ông da trắng phá vỡ các quy tắc đã thiết lập, Astrid Homan, giáo sư tâm lý học tổ chức tại Đại Học Amsterdam, người nghiên cứu hậu quả của hành vi vi phạm quy tắc, nói.

Nhưng Kinda Phillips, giáo sư tại Trường Kinh Doanh Columbia, người nghiên cứu về sự đa dạng và hòa nhập, chỉ ra rằng phụ nữ và dân tộc thiểu số làm việc trong các lĩnh vực do đàn ông da trắng thống trị theo truyền thống có thể phải đối mặt với nhiều áp lực hơn bởi vì họ vốn đã không phù hợp với khuôn mẫu chuẩn.

Bà nói rằng bạn cần phải thoải mái ở cương vị đặc quyền để lựa chọn chiến lược "giày thể thao đỏ" (phá lệ ăn mặc). "Nhiều phụ nữ và người da màu cảm thấy họ cần phải vững bản lĩnh để cảm thấy đủ an toàn để đưa bản thân ra thử thách, đó là điều mà họ thấy khó thực hiện hơn vì họ lo lắng liệu mình có được chấp nhận hay không," Phillips nói.

Tất nhiên, đàn ông cũng bị chỉ trích vì sự không chuẩn mực. Phát thanh viên Robert Peston, một cựu biên tập viên kinh tế của BBC, bị đả kích do khom người xuống và để lộ lông ngực dưới cổ áo không cà vạt trong lần phỏng vấn George Osborne, giám đốc Kho Bạc Quốc Gia Anh.

Sự phản đối này là phù hợp với nghiên cứu của Namrata Gidel, một học giả nghiên cứu tại Trường Kinh Doanh Columbia, người đã phát hiện ra rằng hành vi ăn mặc không chuẩn mực sẽ bị phản đối khi người ta vi phạm các quy tắc có tính mệnh lệnh, tức là các quy tắc bất thành văn được tôn trọng, thí dụ như đeo cà vạt để gặp một khách hàng là thể hiện sự tôn kính.

Coi thường các quy tắc "thiêng liêng" có thể bị phản ứng nghiêm trọng, thí dụ như những quy ước ăn mặc đã đi sâu vào truyền thống trong tôn giáo, Goyal nói. "Vi phạm quy tắc có tính mệnh lệnh sẽ bị coi là hành vi chống đối xã hội và vi phạm các quy tắc thiêng liêng sẽ là xúc phạm đồng nghiệp của mình."

Trong trường hợp nói trên của Peston, cơ quan chính trị của Anh vẫn chưa có quy định rõ ràng- cho đến gần đây, hàng thế kỷ truyền thống mới quy định rằng các nghị sĩ nam giới phải đeo cà vạt khi phát biểu ở Quốc Hội.

Điều này có nghĩa là hiệu ứng "giày thể thao đỏ" (phá lệ ăn mặc) mạnh mẽ nhất trong các ngành công nghiệp 'mới' hoặc 'mặc bình thường', thí dụ như công nghệ?

Bellezza cho rằng điều ngược lại mới đúng. Bà nói rằng trong ngân hàng hoặc chính phủ, chẳng hạn, đi lệch khỏi quy định có thể mang lại những phần thưởng phong phú nhất - bởi vì hành vi này vẫn sẽ được coi là không phù hợp.

Trong khi đó, "vấn đề của Thung lũng Silicon chính xác là những hành vi này đã trở thành sự đồng phục rồi, bà nói. "Mặc áo phông và đi giày thể thao trong bối cảnh đó là trang phục chủ đạo."

 Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Trong khi các quy tắc ăn mặc giản dị đã thống trị Thung lũng Silicon, các chuyên gia cho rằng việc không tuân thủ quy tắc ăn mặc của các ngành công nghiệp khác có thể mang lại lợi ích cho bạn

Một yếu tố quan trọng cần xem xét là nền văn hóa mà chúng ta vi phạm. Homan đã phân tích sự nhìn nhận của các nền văn hóa khác nhau đối với sự bất tuân thủ ăn mặc là như thế nào. Nghiên cứu này cho thấy những người vi phạm quy tắc được coi là người mạnh mẽ hơn những người tuân thủ quy tắc và gây ít phẫn nộ hơn trong các nền văn hóa coi trọng tính cá nhân, như của phần lớn thế giới phương Tây.

Nhưng bà thấy rằng trong các nền văn hóa tập thể, như Đông Á và Mỹ Latinh, người ta thích những người lãnh đạo là người tuân thủ quy tắc vì họ có thể ưu tiên các mục tiêu của tổ chức hơn mục tiêu của bản thân họ.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một số chuyên gia lập luận rằng phụ nữ không có nhiều tự do để ăn mặc giản dị, như Sheryl Sandberg của Facebook

Vì những người khác nhau nhìn nhận hành vi khác nhau khác nhau trong các bối cảnh khác nhau, nên hiệu ứng 'giày thể thao đỏ' (bất tuân thủ quy tắc) được cá nhân hóa cao, Gidel nói.

Bà tin rằng nghiên cứu đó là cần thiết để sử dụng nó cho có hiệu quả tốt. "Việc hiểu những ai là người quan sát hành vi bất tuân thủ và hành vi đó xảy ra ở đâu là vấn đề then chốt để biết nó có tác dụng hay không."

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn