Tại sao chúng ta lại tin vào tin tức giả ( Tin Lá Cải HNPD là Tin giả nhưng...Thật 100% )

Thứ Tư, 09 Tháng Mười 20195:00 SA(Xem: 3656)
Tại sao chúng ta lại tin vào tin tức giả ( Tin Lá Cải HNPD là Tin giả nhưng...Thật 100% )
bbc.com

Tại sao chúng ta lại tin vào tin tức giả

Tom Chatfield BBC Future

Khi chúng ta phải đối mặt với một trận bão của những thông tin xa lạ, chúng ta thường tìm kiếm tín hiệu từ những người khác để biết phải tin vào điều gì. Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Khi chúng ta phải đối mặt với một trận bão của những thông tin xa lạ, chúng ta thường tìm kiếm tín hiệu từ những người khác để biết phải tin vào điều gì.

Tốc độ của cuộc sống trong thế kỷ 21 đã tạo ra những "cơn bão thông tin" tràn ngập giác quan chúng ta. Liệu tin vào một số điều giật gân mà ta thấy có là một phản ứng hợp lý?

Ai ai đều biết là tất cả chúng ta bị tràn ngập bởi nhiều thông tin hơn mức chúng ta có thể xử lý. Nhưng có người biết rằng việc con người chúng ta đánh giá sự việc gì làcũng dựa vào thông tin thứ cấp không có nguồn gốc từ bất kỳ nguồn bên ngoài nào - và thông tin thứ cấp cung cấp một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có để đối phó với chính sự tràn ngập đó. Nguồn này là thông tin xã hội. Hoặc, nói cách khác, đó những điều chúng ta nghĩ người khác đang nghĩ gì.

Hãy xem xét một kịch bản đơn giản. Bạn đang ở trong một nhà hát đông người, đột nhiên, mọi người xung quanh bắt đầu hoảng loạn và tìm lối để thoát ra. Bạn sẽ làm gì, và tại sao? Các giác quan của bạn cho biết những người khác đang di chuyển điên cuồng. Nhưng sự giải thích mang tính xã hội mà bạn đưa vào thông tin này sẽ cho bạn biết những gì bạn cần biết nhất: là những người này tin rằng có điều gì đó tồi tệ đang xảy ra, và điều này có nghĩa là bạn có lẽ cũng nên cố gắng trốn thoát.

Ít nhất, đó là một cách giải thích khả dĩ. Nó có thể là trường hợp mà bạn, hoặc họ, bị nhầm. Có lẽ đã có một báo động sai, hoặc một phần của diễn biến là bị hiểu lầm. Đánh giá thông tin xã hội một cách chính xác là một kỹ năng thiết yếu, và hầu hết chúng ta dành một lượng lớn nỗ lực để thực hành. Thật vậy, suy đoán những gì xảy ra bên trong đầu người khác là một trong những niềm đam mê lớn nhất của loài người - cũng như việc cố gắng gây ảnh hưởng đến nó.

Cho đến nay, ta quen thuộc điều này. Nhưng sự bão hòa thông tin của văn hóa kỹ thuật số đã đưa một cái gì mới vào sự cân bằng tâm lý cổ xưa này: một mức độ phụ thuộc hoàn toàn mới vào thông tin xã hội; và một loạt tổ hợp các mối nguy hiểm và lo lắng mới xung quanh các sai lầm, thao túng và các ảnh hưởng dây chuyền.


Các nhà nghiên cứu Đan Mạch Vincent F Hendricks và Pelle G Hansen đặt cho các quá trình hỗn loạn này một cái tên - một "cơn bão thông tin", theo nghĩa là một luồng thông tin xã hội bất ngờ và náo loạn - và gợi ý một sự thay thế hấp dẫn vào những câu chuyện về sự điên rồ và phi lý của con người rất thường được áp dụng cho tin tức giả và sự phân chia trên mạng có tính bộ lạc.

Hai nhà nghiên cứu này lập luận trong cuốn "Cơn Bão Thông Tin" rằng, thay vì tuyệt vọng quyết định rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ 'hậu sự thật' bị thao túng bởi các thế lực phi lý, nhiều trang web gây sự nhất trên thế giới thực tế là kết quả của việc ra quyết định hoàn toàn có lý trí bởi những người liên quan - và bắt nguồn không nhiều ở sự ngu ngốc của con người bằng ở bản chất của chính môi trường thông tin.

Hãy xem xét sự lan truyền của một mục thông tin sai lệch thông qua mạng xã hội. Một khi một số ít người đã chia sẻ nó, bất kỳ ai sau đó gặp phải thông tin đó sẽ phải đối mặt với những gì thuộc cơ sở của sự lựa chọn nhị phân: đó là điều họ đang xem là đùng hay sai? Giả sử họ không được biết trực tiếp về điều tuyên bố, thì về mặt lý thuyết, họ có thể tìm kiếm nó ở nguồn khác - một quá trình xác minh tốn nhiều công sức liên quan đến việc rà soát rất nhiều lời tuyên bố và phản tuyên bố. Tuy nhiên, họ cũng có một phương pháp đánh giá đơn giản hơn nhiều, đó là hỏi xem người khác đang nghĩ gì.

Như Hendricks và Hansen đã nói, "khi bạn không có đủ thông tin để giải quyết một vấn đề nhất định, hoặc nếu bạn không muốn hoặc không có thời gian để xử lý nó, thì sẽ có thể là hợp lý để bạn bắt chước những người khác theo bằng chứng xã hội". Khi chúng ta, hoặc biết rất ít về một điều gì đó, hoặc thông tin xung quanh điều đó là quá nhiều, thì sẽ là rất hợp lý để ta nhìn vào niềm tin rõ ràng của những người khác, coi đó là một chỉ dẫn về những gì đang diễn ra. Trên thực tế, đây thường là phản hồi hợp lý nhất, chừng nào chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng những người khác biết được nguồn thông tin chính xác; và những gì họ nghĩ và những gì họ thực sự tin là như nhau.

Sự tự động hóa của quan sát này là một trong những nhận thức cơ bản của thời đại kỹ thuật số. Sự đổi mới ban đầu tuyệt vời của công cụ tìm kiếm Google là (thay vì cố gắng thực hiện nhiệm vụ không thể là đánh giá ban đầu về chất lượng và tính hữu ích của mọi trang web trên thế giới) hành động và thái độ của chính người dùng có thể trở thành thước đo chính của nó. Bằng cách xem xét cách các trang web được liên kết với nhau, thuật toán PageRank của Google đặt một proxy (sự đại diện) thay cho thái độ của chính những người tạo ra nội dung vào trung tâm của quá trình đánh giá.

Ngày nay điều này nghe có vẻ cực kỳ rõ ràng, nhưng nó đáng để tạm dừng và xem xét lại việc đo lường và quản lý thông tin xã hội có tính cơ bản như thế nào đối với hầu hết mọi công ty đang tìm cách biến hàng nghìn tỷ byte dữ liệu trên mạng thành lợi nhuận. Người sử dụng mạng trao đổi thông tin, kiểm tra, xếp hạng, nhấp chuột, thích, phân tích tình cảm: những điều mà mọi người được cho là đang nghĩ đang làm cho thế giới kỹ thuật số hoạt động sôi động. Và những trao đổi về đánh giá danh tiếng này, không giống như tiền tệ, chỉ tăng giá trị qua sử dụng. Càng trao đổi, giá trị càng tăng. Tín hiệu công cộng là tất cả.

Làm thế nào để xử lý bão thông tin? Trong một tình huống xã hội ở thế giới thực, một sự đồng thuận sai lầm có thể được xua tan bằng cách chia sẻ công khai thông tin mới đáng tin cậy: tức một thông báo chính thức trên sân khấu sự kiện giả định đông đúc của chúng ta; một lời thú nhận nhầm lẫn của người đã khơi mào ra tin đồn. Trên mạng, các khái niệm của cả nguồn được đông đảo người tin cậy lẫn các thông báo được đông đảo truy cập, ít nhất là có vấn đề. Tuy nhiên, những công việc như của Hendricks và Hansens, cho thấy sẽ có hy vọng nếu chúng ta nhớ rằng các cơ chế liên quan về cơ bản là bất khả tri (đáng ngờ) đối với sự thật và sự dối trá. Bão thông tin, giống như bão thực tế, là sản phẩm của điều kiện khí hậu - tức triệu chứng của một cái gì lớn hơn nhiều. Và khí hậu khác nhau có thể tạo ra kết quả rất khác nhau.

Thí dụ, ở các mạng mà các thành viên được tiếp xúc ngẫu nhiên với một loạt các quan điểm khác nhau thì ít có khả năng bị tác động liên hoàn của niềm tin không bị cản trở. Ý nghĩa lớn lao của các phản hồi đầu tiên đối với một tuyên bố có thể được giải quyết bằng sự chú ý có suy tính đến nguồn tin, tính xác thực và xuất xứ; và việc giới thiệu công khai thông tin chính xác có thể, nếu có nguồn đáng tin cậy tham gia vào, xua tan sự đồng thuận sai lệch.

Có lẽ đáng kể nhất, cách mà thông tin xã hội lan truyền qua mạng có thể được hiểu theo các phản ứng hợp lý đối với sự bất trắc, thay vì các xung động phi lý chỉ được giải quyết bằng sự phi lý tiếp theo. Và chúng ta càng hiểu chuỗi các sự kiện dẫn ai đó đến một quan điểm cụ thể, thì chúng ta càng hiểu ý nghĩa của việc đi đến các quan điểm khác như thế - hoặc, quan trọng không kém, là gieo mầm mống trạng thái hoài nghi.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn