Giải mã mối liên hệ giữa tự vẫn và mùa xuân

Thứ Tư, 17 Tháng Bảy 20197:00 SA(Xem: 4480)
Giải mã mối liên hệ giữa tự vẫn và mùa xuân
bbc.com

Giải mã mối liên hệ giữa tự vẫn và mùa xuân

Linda Geddes BBC Future

Các nghiên cứu từ những năm 1800 cho thấy cao điểm của tự vẫn là vào mùa xuân và thấp điểm là vào mùa đông. Bản quyền hình ảnh iStock
Image caption Các nghiên cứu từ những năm 1800 cho thấy cao điểm của tự vẫn là vào mùa xuân và thấp điểm là vào mùa đông.

Trong vài tháng tới ở bắc bán cầu, việc tự vẫn có thể nhiều hơn. Vì sao?

Các nghiên cứu từ những năm 1800 cho thấy cao điểm của tự vẫn là vào mùa xuân và thấp điểm là vào mùa đông. "Nếu ta lấy mùa đông làm điểm gốc thì tỷ lệ tự vẫn sẽ cao hơn từ 20 đến 60% trong mùa xuân." Fotis Papadopoulos, một nhà tâm thần học ở đại học Uppsal, Thụy Điển, đang nghiên cứu mối liên kết này, nói.

Điều này có vẻ trái trực giác khi những ngày ảm đạm hơn lại liên quan với tâm trạng trầm tĩnh. Làm sao có thể như vậy?

Một khả năng là, đây là một kết quả của sự thay đổi serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh để điều hòa tâm trạng) trong bộ não. Các nghiên cứu cho thấy mức serotonin trong máu là cao hơn trong mùa hè so với mùa đông, và rằng có một mối tương quan rõ ràng giữa sự tổng hợp chất serotonin và số giờ trời nắng trong ngày mà người ta lấy mẫu máu.

Cũng có sự kết nối thêm nữa là các thuốc chống suy nhược SSRI (làm tăng serotonin) có liên quan đến rủi ro tự vẫn ở một số ít bệnh nhân. "Chúng tôi biết rằng khi chúng tôi điều trị bệnh nhân bằng thuốc chống trầm cảm thì phải cần ít nhất 3 hoặc 4 tuần mới cải thiện được tâm trạng," Papadopoulos nói. "Trong thời gian đó một số người trở nên hoạt bát hơn hoặc căng thẳng hơn nên họ có thể dễ bị làm theo ý mình. Có thể ánh nắng có tác động tương tự như thế với một số ít người."

Papadopoulos đã nghiên cứu kỹ lưỡng các số liệu pháp lý và khí tượng của hơn 12,000 nạn nhân tự vẫn, và thấy rằng có mối liên kết giữa thời lượng có nắng hàng tháng với rủi ro tự vẫn, nhưng liên kết này biến mất ở hầu hết người khi ta xét theo mùa.

Khi thuốc chống tầm cảm còn chưa hữu hiệu thì cần phải nghiên cứu thêm về các yếu tố dẫn tới tự vẫn. Bản quyền hình ảnh SPL
Image caption Khi thuốc chống tầm cảm còn chưa hữu hiệu thì cần phải nghiên cứu thêm về các yếu tố dẫn tới tự vẫn.

Tuy nhiên mối liên kết này vẫn thấy có ở những người đang dùng thuốc chống trầm cảm vào thời gian họ tự vẫn. "Điều này có thể được giải thích củng cố cho lý thuyết về serotonin," Papadopoulos nói.

Có các lý thuyết khác, thí dụ như sự phản ứng chống với chất lạ được kích hoạt bởi phấn hoa, nó gây ra những thay đổi về hóa chất trong não. "Đó là ý kiến lạ lùng khó tin rằng sự thụ phấn của cây lại có thể có liên quan hành động tự vẫn ở con người, nhưng chúng tôi có tìm thấy sự kết hợp giữa phấn hoa của những loài cây cao với việc tự vẫn không hung dữ ở phụ nữ," Teodor Postolache, giáo sư tâm lý ở đại học Maryland School of Medicine, nói. Cũng có bằng chứng liên kết giữa phép điều trị bằng cytokine (làm thay đổi hoạt động của các tế bào miễn dịch) với ý định tự tử ở một số ít bệnh nhân, ông nói.

Mối liên kết giữa ánh sáng và việc tự vẫn là chưa rõ ràng, và phải nhấn mạnh rằng nó chỉ ảnh hưởng đến một số ít người.

Nhưng trong điều kiện thuốc chống trầm cảm còn chưa là cách điều trị hoàn hảo và chúng ta không hiểu hết sự trầm cảm, tâm trạng hoặc mối quan hệ của chúng ta với mức độ ánh sáng mặt trời, thì đây là một lĩnh vực cần phải nghiên cứu thêm.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn