Làm sao để luôn thấy bằng lòng với cuộc sống

Thứ Năm, 11 Tháng Bảy 20193:00 SA(Xem: 3036)
Làm sao để luôn thấy bằng lòng với cuộc sống
bbc.com

Làm sao để luôn thấy bằng lòng với cuộc sống

David Robson BBC Future

Một khó khăn là chúng ta thường không giỏi lắm trong việc lựa chọn mục tiêu đúng Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một khó khăn là chúng ta thường không giỏi lắm trong việc lựa chọn mục tiêu đúng

Derren Brown đã nghiên cứu triết lý và tâm lý của hạnh phúc - và ông cho rằng nhiều người trong chúng ta có thể có một cách làm mới để cải thiện sự thanh thản hài lòng.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đứng ở một phía của một dòng sông, và bạn muốn đến một ngôi làng ở phía bên kia sông.

Bạn có một nhóm người cổ vũ ở phía sau, họ thôi thúc bạn. Thế là bạn bơi, đầy quyết tâm. Nhưng bạn đã quên tính đến dòng nước chảy- và cho dù bạn gắng sức đến đâu, bạn không thể hoàn toàn làm xong. Khi bạn đến bờ bên kia, bạn đã bị kéo đi rất xa so với đích đến.

Chúng ta có thể không muốn thừa nhận điều đó, nhưng cuộc sống của ta đi theo một quỹ đạo tương tự - vì các sức mạnh vượt quá sự kiểm soát của ta, kéo ta ra khỏi con đường đã chọn. Và tầm quan trọng của việc nhận ra sự thật này chỉ là một trong nhiều bài học mà tôi học được từ Derren Brown, nhà ảo tưởng học, "nhà tâm trí học" (người đọc tâm trí) và nhà văn, người có cuốn sách Happy (Hạnh Phúc) khám phá triết lý và tâm lý của việc tự thấy hài lòng.

Hầu hết các cuốn sách về tự lực sẽ gợi ý rằng bạn có thể chiến đấu với dòng đời bằng quyết tâm và suy nghĩ chắc chắn. Nhưng lấy cảm hứng từ các nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại như Stoics (Người Khắc Kỷ) và nhà tư tưởng Đức thế kỷ 19 Arthur Schopenhauer, cũng như nghiên cứu khoa học hiện đại, Brown tin rằng điều nói trên đơn giản chỉ là một công thức cho sự thất vọng và bực tức. "Sẽ tốt hơn là ta giảng hòa với điều đó, coi nó là động lực của cuộc sống - thay vì tạo ra một ý tưởng sai lầm là ta có thể, bằng cách nào đó, kiểm soát mọi thứ để làm nó phù hợp với mục tiêu của mình," ông nói.


Là một phần của loạt bài Rethink mới của BBC Reel, tôi đã ngồi lại với ông Brown để thảo luận về nguồn cảm hứng cho cuốn sách của ông và các lý do mà triết học cổ đại là cần thiết để đối phó với những yêu cầu đặc biệt của Thế kỷ 21.

Khái niệm của cuốn Happy có vẻ như là một sự xuất phát từ các chương trình sân khấu và truyền hình nổi tiếng của Brown, nhưng ông chỉ ra rằng những ảo tưởng của ông thường chơi đùa với những điểm mù trong tâm trí. "Ảo thuật là rất giống với cách mà ta chỉnh sửa trải nghiệm của mình."

Làm sao như vậy? Các nhà ảo thuật, ông nói, cố gắng kể một câu chuyện thuyết phục nhưng lược bỏ những thực tế bất lợi nhất định - và đó đúng là những gì bộ não làm khi nó biên soạn câu chuyện cuộc sống của ta. "Tôi phải mất một thời gian dài để nhận ra điều đó. Khi tôi nhận ra điều đó, tôi đã thấy ảo thuật không chỉ là trò trẻ con để cố gắng gây ấn tượng với mọi người, mà thực sự nó là một sự gợi ý về cách chúng ta xử lý thực tế và do đó có thể sống tốt hơn theo gợi ý đó."

Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ mình là người không thích hợp và vụng về - và vì vậy bạn chỉ nhớ những lúc bạn hành động lúng túng. Hoặc bạn chỉ có thể có những mối quan hệ tồi tệ, bởi vì nhìn chung bạn là "không may mắn trong tình yêu."

Chúng ta thường chấp nhận những câu chuyện này từ khi còn trẻ, ông nói. "Rất nhiều câu chuyện kể mà ta thừa hưởng đến từ khi ta thực sự còn bé, từ cha mẹ mình, những người có nỗi thất vọng của riêng họ - có cuộc sống chưa thực sự là sống," ông nói. "Và để tốt hơn hay xấu hơn, chúng ta mang tất cả những thứ đó theo mình và đi ra thế giới với suy nghĩ rằng có lẽ mình phải thành công để được yêu thương, hoặc phải luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên hết, hoặc có một số bí mật lớn mà mình không thể nói với mọi người. Việc nhận biết nguồn gốc của những câu chuyện kể này có thể giúp giảm bớt nỗi lo lắng và bất hạnh của ta, Brown nói.


Ngày nay, những câu chuyện mà chúng ta kể có thể được định hình bởi sự thúc đẩy của ngành công nghiệp tự giúp về sự suy nghĩ tích cực, về quyết tâm và sự tự tin. Mặc dù ban đầu có thể cảm thấy mạnh mẽ thấy mình như anh hùng bị bao vây và không ngừng theo đuổi mục tiêu chỉ dựa vào sức mạnh ý chí, Brown cho rằng đối với hầu hết mọi người, điều đó sẽ chỉ dẫn đến sự thất vọng. (Trong cuốn Happy, Brown đặc biệt gay gắt đối với cuốn sách The Secret của Rhonda Byrne.)

Một khó khăn là chúng ta thường không giỏi lắm trong việc lựa chọn mục tiêu đúng. "Chúng ta có một sự hiểu biết rất kém về điều gì làm ta thỏa mãn." Chẳng hạn, nhiều người đặt mục tiêu vào tiền bạc - nhưng nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, vượt quá mức độ nhất định về giàu có cần thiết cho sự sung túc cơ bản, thì sự giàu có không mang lại hạnh phúc lớn hơn.

Nếu bạn không bị thuyết phục, Brown gợi ý thử nghiệm suy nghĩ sau đây: hãy tưởng tượng rằng, một ngày nào đó, bạn thức dậy và khám phá ra rằng bạn là người duy nhất còn sống trên trái đất. Không có ai khác ở xung quanh, và bạn có thể đến và sống ở bất kỳ ngôi nhà nào bạn muốn - ngay cả cung điện Buckingham. Nhưng bạn có muốn đến đó không? "Chắc rằng bạn sẽ tìm đến một nơi chỉ đủ thoải mái và tiện lợi." Những điều tương tự cũng đúng đối với với quần áo đắt tiền, xe sang, và đồ công nghệ hiện đại. "Nếu bạn thực sự làm theo suy nghĩ đó thì bạn sẽ thấy thật đáng ngạc nhiên là biết bao thứ ta muốn có và muốn gây ấn tượng với những người khác."

Ngay cả khi chúng ta chọn các mục tiêu đúng, sự hoạt động của suy nghĩ tích cực có thể đặt quá nhiều trách nhiệm lên cá nhân; nếu ta không thành công, thì đó là lỗi của chính chúng ta vì đã không muốn nó chỉ vừa đủ. Tệ hơn nữa, cái kiểu niềm tin cá nhân bị thổi phồng lại được thúc đẩy bởi một số bậc thầy nhất định có thể khiến chúng ta bỏ qua những lời chỉ trích của những người xung quanh, ngay cả khi họ có thể đưa ra một cái nhìn thực tế hơn cho cơ hội của chúng ta.


Cuối cùng, những câu chuyện thành công mà chúng ta nghe là sự bất thường. Hãy nghĩ về tất cả những cuốn tự truyện về phấn đấu cho mục tiêu: tất cả đều gây ấn tượng rằng quyết tâm là chìa khóa để thành công. "Bạn không bao giờ đọc tiểu sử của những doanh nhân đã thất bại," ông nói - tuy nhiên có nhiều người ở ngoài kia có tất cả niềm tin vào bản thân, nhưng không bao giờ thực hiện được. Xét cho cùng, có đến 9/10 công ty khởi nghiệp kết thúc phá sản.

Tất nhiên, Brown không lập luận rằng chúng ta nên từ bỏ ước mơ của mình. Nhưng nếu chúng ta quay trở lại ý tưởng về người bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia, sẽ là không tốt nếu bỏ qua các dòng chảy cản lại chúng ta, hoặc tin rằng chỉ có sức mạnh ý chí là ta sẽ chiến thắng - điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ bị kéo ra khỏi đường bơi.

Nếu sự suy nghĩ tích cực không thể làm chúng ta hạnh phúc hơn, thì cái gì có thể làm? Brown lập luận rằng một thái độ lành mạnh hơn với cuộc sống xuất phát từ 'Stoics' (người khắc kỷ), là các triết gia Hy Lạp cổ đại mà họ cho rằng chúng ta nên chủ động phân biệt và phân biệt một cách có chủ ý giữa những thứ nằm trong khả năng của ta để thay đổi và những thứ không như vậy - thứ mà ta nên học để chấp nhận nó như một phần cần thiết của cuộc sống.

"Tôi thấy mình có làm điều này rất nhiều khi một thứ gì đó thực sự làm phiền và làm tôi bực mình. Tôi chỉ nghĩ rằng nó ở trong tôi hay ngoài tôi? Có phải đó là do suy nghĩ và hành động của tôi? Hay là một cái gì đó ở bên ngoài? Nó luôn là cái gì đó ngoài kia, nó là hành vi của người nào đó. Vì vậy, sau đó tôi nghĩ cái tốt, cũng tốt thôi nếu người đó là một người ngốc, hoặc vợ tôi không kiểm soát được căng thẳng, hoặc một cái gì đó tương tự- mà nó có tác động vào tôi, nhưng thực tế, có làm sao nếu nó là tốt, nó bản chất như thế? Đó là một suy nghĩ rất hữu ích, bởi vì sau đó bạn tự giải tỏa hết mọi căng thẳng. Sau đó, bạn vẫn có thể tìm ra cách giúp đỡ người đó nếu bạn muốn, nếu điều đó phù hợp, nhưng cảm xúc của bạn được ngắt kết nối với nỗi đau vì điều đó."


Ông đưa ra một ví dụ về một trò chơi tennis, nhưng ông nói điều đó cũng đúng với bất kỳ thử thách lớn nào. "Nếu bạn tham gia vào trò chơi mà nghĩ 'mình phải thắng', đó là ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu thua, bạn cảm thấy mình thất bại và rồi bạn thấy lo …Nhưng nếu bạn đi đấu tennis mà nghĩ 'Mình sẽ chơi với hết khả năng tốt nhất có thể' - điều đó nằm trong tầm kiểm soát của bạn, và sẽ không có vấn đề gì nếu bạn bắt đầu thua - bạn sẽ không cảm thấy thất vọng vì thất bại, vì bạn có thất bại đâu, bạn vẫn luôn bám đúng theo mục tiêu của mình."

Tương tự như vậy, bạn có thể đến dự một cuộc phỏng vấn xin việc mà ngay cả nếu bạn thực hiện tốt nhất công việc của mình, thì quyết định cuối cùng của người tuyển dụng vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, và bạn có thể tự cho mình một chút trắc ẩn nếu bạn không trúng tuyển. Brown nói rằng điều này hạ thấp "trọng tâm" cảm xúc, khiến ta kiên cường hơn trước những thách thức trong cuộc sống. "Mô hình Người Khắc Kỷ về hạnh phúc là tránh được buồn phiền."

Brown cũng ủng hộ việc thực hành Khắc Kỷ của việc suy tính trước vào mỗi sáng để chuẩn bị tâm trí cho ngày làm việc trước mắt. "Thật đơn giản, hãy dành một vài phút mỗi sáng, suy nghĩ về cái ngày sẽ diễn ra trước mắt, và các loại bẫy nào có thể có, ở đâu bạn có thể mắc bẫy, và chỉ dự đoán và suy nghĩ kỹ về chúng," ông nói. Việc suy nghĩ có chủ tâm này- được được nhìn từ góc độ xa, khi mà ta có tâm trí sáng suốt - sẽ nhắc nhở ta rằng một số việc sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, và chúng sẽ không cần thiết để ta phải lo lắng bận tâm. Đồng thời nó giúp chúng ta điều hướng những thách thức trong tầm kiểm soát của ta một cách khôn ngoan hơn, để chúng ta không lặp đi lặp lại những sai lầm tương tự.

Theo ông, một trong những cách tốt nhất để đạt được điều này là để điện thoại ra khỏi phòng ngủ. "Đó là lời nhắc rằng, thay vì lướt xem Twitter, mình sẽ nghĩ về những gì sắp xảy ra hôm nay và tiếp cận chúng theo một cách hữu ích hơn."

Một người hoài nghi có thể đặt câu hỏi là liệu những triết lý cổ xưa này có thể còn thích ứng trong thời kỳ hỗn loạn ngày nay hay không, nhưng Brown lập luận rằng nó vẫn thích ứng với ngày nay như đã từng thích ứng trước đây. "'Người Khắc Kỷ' xuất hiện trong một thời đại lớn của các cuộc chiến tranh triền miên và xung đột chính trị thực sự. Và nó trở nên rất phổ biến, tôi nghĩ, bởi vì đó là một cách để bạn tránh xa các xung đột và giữ trọng tâm trong tầm của bạn." Ông nhấn mạnh rằng đây không phải là một cái cớ để thụ động và thờ ơ - nó chỉ đơn giản giúp bạn tìm thấy sự bình yên cá nhân trong sự hỗn loạn, và có một số quan điểm trong các trận chiến mà ta chọn để chiến đấu, thay vì phẫn nộ trong mọi bất đồng.

Cách tiếp cận tách rời hơn này cũng có thể giúp ta đối phó với những thử thách của phương tiện truyền thông xã hội và giúp ta nhớ rằng sự thật về cuộc sống riêng tư của ai đó thường rất khác so với bề ngoài hoàn hảo mà họ được trình bày với thế giới. "Có lẽ là rất khó khăn để lớn lên trong điều kiện mà phương tiện truyền thông xã hội đó thực sự là tất cả những gì bạn biết, và bạn so sánh nó với phiên bản kinh khủng, xấu xí, lộn xộn của chính mình mà bạn biết, đang tồn tại, ông nói. "Thật đau lòng để nhớ rằng mọi người khác cũng có một trong số những phiên bản đó.

Với ý nghĩ đó, tôi không hiểu hình ảnh mặt tiền công cộng của chính ông Brown còn bao nhiêu. Nhưng với những gì bạn có thể nói từ cuộc trò chuyện ngắn của chúng tôi, cách tiếp cận khắc kỷ của việc chấp nhận sự thiếu kiểm soát của chúng ta chắc chắn có vẻ như mang lại cho ông ấy những giây phút nhẹ nhõm trong cuộc sống cuồng nhiệt của ông.

"Nó giống cái cảm giác khi bạn là một đứa bé và bạn nghĩ sẽ phải thức dậy để đi học, nhưng rồi nhận ra đó là một thứ bảy," ông nói. Và đó là loại thỏa mãn mà tất cả chúng ta có thể hy vọng đạt được.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn