Chuyện "Bà nội trợ giỏi" hay tranh luận về "nô lệ" của phụ nữ Miến Điện

Thứ Tư, 08 Tháng Năm 20192:00 SA(Xem: 3140)
Chuyện "Bà nội trợ giỏi" hay tranh luận về "nô lệ" của phụ nữ Miến Điện
bbc.com

Chuyện "Bà nội trợ giỏi" hay tranh luận về "nô lệ" của phụ nữ Miến Điện


Nhiều phụ nữ Nam Hàn không muốn hy sinh sự nghiệp để kết hôn và ở nhà chăm sóc con cái. Bản quyền hình ảnh Christian Science Monitor
Image caption Nhiều phụ nữ Nam Hàn không muốn hy sinh sự nghiệp để kết hôn và ở nhà chăm sóc con cái.

Phụ nữ Miến Điện tranh luận về khác biệt giữa "bà nội trợ giỏi" và một nô lệ; những bà mẹ Hàn Quốc tìm được giải pháp sáng tạo cho việc giữ trẻ, và truyền thông nhà nước Trung Quốc tìm cách giải quyết xu hướng không muốn kết hôn.

Tôi là Lara Owen, nhà báo về những vấn đề Phụ nữ của BBC tại Đông Á.

Với sáu ban ngôn ngữ của BBC ở Đông Á, chúng tôi có những nhà báo tham gia vào những đề tài quan trọng nhất liên quan đến và do phụ nữ điều khiển.

Dưới đây là một số câu chuyện chúng tôi xem xét trong tuần này.

Một cuộc tranh luận xảy ra ở Myanmar về ý nghĩa của việc trở thành một bà nội trợ giỏi. Tranh luận này được bắt đầu trực tuyến bởi Hla Nu Tun, một cựu giám đốc của cuộc thi sắc đẹp khu vực Hoa hậu Châu Á Thái Bình Dương.

Trong một bài viết, bà Tun vạch ra 10 bước mà phụ nữ nên tuân theo để làm hài lòng chồng. Những bước này gồm bôi kem đánh răng lên bàn chải đánh răng của ông xã, chuẩn bị bữa sáng vào ngày hôm trước và đảm bảo mùi hương của sơn móng tay không lấn át cả nhà.

Có lẽ không ngạc nhiên khi bài viết gặp một phản ứng dữ dội. Bài viết gốc của Tun nhận được 13 nghìn bình luận.

Một người dùng Facebook viết: "Bài của bạn nên có tựa đề 'Làm thế nào để trở thành nô lệ'".

"Tôi chắc chắn chồng bà ấy thậm chí không cảm ơn vợ vì điều này", một người khác bình luận.

Students practice walking next to Hla Nu Tun, founder of the Style Plus H personal grooming school in Yangon. Bản quyền hình ảnh NICOLAS ASFOURI

Tuy nhiên cũng có vài người ủng hộ ý tưởng của Tun.

"Nhiều người hiểu bạn muốn gửi thông điệp gì cho họ. Tôi đang cùng bạn chiến đấu," một người nói.

Một người khác viết: "Ngày nay, nhiều phụ nữ không làm gì khác ngoài việc xài tiền của chồng. Phụ nữ đưa ra những bình luận tiêu cực ở đây nghĩ rằng chỉ quan hệ tình dục với chồng là đủ để trở thành một người vợ tốt."

Bất chấp phản ứng dữ dội trên mạng, bà Tun khẳng định 10 bước để thành một bà nội trợ giỏi của bà là những quy tắc nghiêm ngặt, nhưng nói rằng "sự linh hoạt trong vai trò của vợ chồng trong hôn nhân có thể làm tăng hạnh phúc và làm giảm tỷ lệ ly hôn".

Bà Tun nói với BBC lời khuyên của bà là "một giải pháp nhanh và rẻ để hâm nóng hôn nhân và củng cố quan hệ tình cảm", nhưng cũng nói rằng bà tin rằng công việc gia đình không chỉ là công việc của riêng phụ nữ."

Tranh cãi này là một phần của cuộc tranh luận rộng hơn về vai trò của phụ nữ ở Myanmar khi đất nước này mở cửa sau nhiều thập kỷ cai trị của quân đội.

Yee Yee Aung, một phóng viên của BBC Miến Điện nói rằng đây là thời điểm của thay đổi.

"Ngày càng nhiều phụ nữ Myanmar đang thách thức vai trò của hai giới và tranh luận về bài viết này cho thấy phụ nữ đang lên tiếng nhiều hơn về quan điểm của họ", Aung nói.

Các bà mẹ đi làm ở Seoul đang làm rung chuyển nơi làm việc

Cố gắng cân bằng sự nghiệp với thiên chức làm mẹ là một thách thức với nhiều phụ nữ trên thế giới.

Đó là lý do tại sao tuần này một câu chuyện từ Seoul, Hàn Quốc lọt vào mắt tôi.

Ba người sếp nữ đứng đầu công ty tư vấn nhỏ, 'Ginger Tea Project' đang cho phép và khuyến khích nhân viên của họ đưa con đến sở làm.

Có một khu cho trẻ em vui chơi gần nơi mọi người làm việc. Có trò chơi bảng, khối xây dựng và bảng phấn. Các bà mẹ ngồi quanh bàn trong phòng họp, trong khi các con họ bận rộn nghĩ ra lịch trình chơi của riêng mình.

Và khi các đồng nghiệp khác cùng làm theo, điều đó trở thành chuẩn mực.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn