Muốn tăng điểm số, hãy tăng giờ ngủ!

Thứ Tư, 24 Tháng Tư 20199:00 SA(Xem: 3564)
Muốn tăng điểm số, hãy tăng giờ ngủ!

Một nghiên cứu mới phát hiện rằng chứng rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập, còn hơn hẳn chứng lo lắng, trầm cảm, say xỉn và sử dụng ma túy.

Sau đây là một số lời khuyên bổ ích dành cho các học sinh đang chuẩn bị thi vào đại học. Chìa khóa thành công có thể đến từ một điều ít ai ngờ tới: Đó là số giờ bạn ngủ trong một đêm.

Muốn tăng điểm số, hãy tăng giờ ngủ!
(Ảnh: Shutterstock)

Một nghiên cứu mới của 2 tiến sĩ Monica Hartmann và J. Roxanne Prichard từ trường Đại Học St. Thomas tại St.Paul, bang Minnesota, Hoa Kỳ, đã phát hiện rằng chất lượng và thời gian ngủ tương đương hoặc vượt trội hơn chứng nghiện rượu và sử dụng ma túy trong việc dự đoán điểm số và cơ hội tốt nghiệp của sinh viên. (Chỉ có lạm dụng thuốc kê đơn là tác hại hơn).

Nghiên cứu này đánh giá thói quen ngủ của 55.000 sinh viên đại học Mỹ, phát hiện rằng rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng đến điểm số trung bình nghiêm trọng hơn các triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Mỗi ngày sinh viên ngủ không đủ giấc thì sẽ có 10% khả năng bị trượt môn học, và điểm số trung bình giảm hơn 0,02 điểm. Điều này đặc biệt tệ hại đối với sinh viên năm thứ nhất, vốn có khả năng tốt nghiệp ít hơn 16% nếu họ bị rớt môn học trong năm đầu tiên đó.

Mặc dù vậy, thật đáng ngạc nhiên là các trường đại học cung cấp rất ít thông tin về thói quen ngủ đủ giấc, vấn đề này bị xếp hạng áp chót trong danh sách 26 điều từ rủi ro đến an toàn đáng lưu ý để nhắc nhở sinh viên (đứng cuối danh sách là chứng nghiện internet).

Điều này thật đáng tiếc, trong khi có tới 60% sinh viên được khảo sát nói rằng họ muốn có nhiều hướng dẫn hơn về cách xây dựng thói quen ngủ lành mạnh.

Như tiến Sĩ Prichard đã nói với tờ New York Times rằng “chắc chắn là có biện pháp hướng dẫn sinh viên cải thiện giấc ngủ. Nếu tất cả những gì bạn làm là hỏi sinh viên họ ngủ như thế nào, có thể là họ chỉ nói ‘rất tuyệt’ bởi vì họ đã quen với việc thiếu ngủ, nên họ có thể ngủ bất cứ đâu”.

Muốn tăng điểm số, hãy tăng giờ ngủ!
(Ảnh: Shutterstock)

Tôi tự nhủ, có phải việc dạy những người trưởng thành trẻ tuổi này làm cách nào để có một giấc ngủ ngon là trách nhiệm của trường? Một phần, đúng vậy, đặc biệt là khi các trường đại học hỗ trợ những thứ như “thư viện mở cửa 24 giờ” vốn được cho là có nhiều “hại hơn là lợi” khi nó trở thành thói quen học của sinh viên, nhưng tôi nghĩ rằng các bậc phụ huynh cần có trách nhiệm hơn trong việc rèn kỹ năng ngủ tốt cho con cái từ sớm, trước khi chúng ra ở riêng. Cũng giống như dinh dưỡng, mua sắm ở cửa hiệu, sức khỏe thể chất, và khả năng kiểm soát cảm xúc không nên là trách nhiệm giảng dạy của trường, trường cũng không cần phải biết khi nào đi ngủ và khi nào thức dậy. Tuy nhiên, trước khi ngày càng có nhiều sinh viên đến học ở các trường có trang bị các kỹ năng đó, các trường cần tích cực nỗ lực trong việc dạy sinh viên biết tầm quan trọng của giấc ngủ, đồng thời cung cấp những hướng dẫn sinh viên về tác hại của rượu và ma túy.

Dưới đây là một số gợi ý của Viện Hàn Lâm Mỹ về thuốc ngủ (The American Academy of Sleep Medicine) để có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm:

– Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần.

– Tránh uống cà phê trước khi ngủ. Một số nơi còn đề nghị không uống cà phê sau 2:00 chiều, trong khi số khác thì nói không nên uống cà phê ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ.

– Không sử dụng máy vi tính, TV và điện thoại trong phòng ngủ và không sử dụng những thứ này trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ, nếu có thể.

– Tránh vận động mạnh trong vòng 6 tiếng trước khi ngủ.

– Tạo không khí phòng ngủ mát mẻ, tối và thoải mái.

Tác giả 
Diệp Linh biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn