2 nơi cha mẹ nên đưa con đến, đối với đứa nhỏ có sức ảnh hưởng rất to lớn

Thứ Bảy, 13 Tháng Tư 20193:00 SA(Xem: 3248)
2 nơi cha mẹ nên đưa con đến, đối với đứa nhỏ có sức ảnh hưởng rất to lớn

Trong những năm gần đây đặc biệt phổ biến một phương pháp nuôi dạy con, làm bạn cùng con, đó là: dẫn con đi du lịch. Không chỉ có thể giúp trẻ em có một thể chất và tinh thần khỏe mạnh hạnh phúc, mà còn có thể giúp con tăng thêm những trải nghiệm sống.

Nhiều bậc cha mẹ sẽ lựa chọn đi du lịch cùng con trong những kỳ nghỉ để gia tăng tri ​​thức cho con, hoặc đến những nơi danh lam thắng cảnh, di tích cổ, hay những khu vui chơi lớn điển hình trong thành phố. Bên cạnh đó còn có một số gia đình thường hay chọn đi đến một vài nơi mà con trẻ thích, những gia đình có điều kiện kinh tế tốt có thể chọn đi ra nước ngoài để cảm thụ phong cảnh nước khác.

Hiện trên mạng đang truyền rộng một bài viết với tựa đề “Nhất định phải cho con đến 2 chỗ này! Đối với đứa nhỏ có sức ảnh hưởng rất to lớn”, trong bài, người cha của cậu bé đã đưa con đến hai địa điểm hướng đến 2 sự việc khác nhau.

Đứa bé này được 6 tuổi, chuẩn bị lên 7, nhưng tính khí rất khó chịu, tư tưởng rất nổi loạn. Ở nhà có 4 người lớn cưng chiều chăm bẵm trong vòng tay, sợ bị té ngã, trông nom gìn giữ sợ đứa trẻ bị hư hóa.

Nhìn đứa con trai ngang ngạnh ngỗ nghịch lại ăn nói không đúng phép tắc, người cha cảm thấy chính mình phải làm điều gì đó. Vì thế, trong kỳ nghỉ hè trước khi nhập trường tiểu học của con trai, anh đã lập ra một kế hoạch đi du lịch cho “2 người đàn ông”.

 cha và con trai, dẫn con đi du lịch
(Ảnh minh họa/bigstockphoto.com)

1. Đến một vùng núi

Người cha đã thuê một chiếc xe, chở theo nào là gạo, mì, nồi để nấu, bếp điện từ, và một số thứ vật dụng cần thiết của cuộc sống, anh chuẩn bị đến mức đối đa để cùng con trai giải quyết vấn đề ba bữa ăn hàng ngày, và để có thể giúp con trai cùng tham gia vào việc nhà.

Người cha tìm trên mạng internet thấy có rất nhiều vùng núi, cuối cùng đã chốt định vùng núi này, bởi vì phong cảnh của nó rất đẹp, hơn nữa rất phù hợp để anh dẫn con trai mình lần đầu tiên đi du lịch ở bên ngoài.

Trên suốt chặng hành trình cứ đi đi dừng dừng, họ phải tốn mất 3 ngày đường, và cuối cùng đa tới được điểm đến. Bởi vì nơi này vẫn chưa được khai phát nên chưa có đường bằng phẳng cho xe đi vào, anh đưa xe đến gửi lại ở một bãi đậu xe, chia những vật dụng cần thiết phân thành 2 phần hành lý.

Đứa con mất hứng phụng phịu nói: “Cha, con vác không nổi!”

Người cha cũng không hề bận tâm và nói: “Trong ba lô con vác là quần áo để thay, nếu con không mang theo vậy thì mấy ngày này con hãy sẵn sàng chuẩn bị tinh thần chỉ mặc mãi một bộ đồ trên người đó nhé”.

“Chiêu” này của người cha thật hay và khởi tác dụng ngay, đứa con của anh lập tức đón lấy hành lý mang lên lưng. Đương nhiên trên đường đi rất nhiều lần muốn vứt bỏ cái bao nặng trên lưng xuống, nhưng vì để có quần áo thay nên đứa nhỏ vẫn kiên trì cõng ba lô đi lên núi.

Người cha đã chọn một nhà cư dân bản địa, trả một chút tiền chi phí thuê nhà và sinh hoạt, tạm thời cư trú vài ngày.

Gia đình chủ nhà tổng cộng có 6 người gồm ông bà, cha mẹ và 2 đứa con. Căn nhà đang ở được những người trong nhà tự mình dùng đá xây cất thành… Đồ ăn trên cơ bản là tự mình nuôi trồng lấy. Hai đứa con, đứa 8 tuổi, đứa 6 tuổi, mỗi ngày học và làm xong bài tập ở trường thì chúng đều giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, cho heo ăn, trồng rau, quét dọn nhà cửa.

Ban đầu, người con rất vui thích vì đã tìm được bạn cùng chơi, nhưng chẳng mấy chốc cậu lại bơ vơ một mình vì 2 chị em chủ nhà đều rất bận việc không có thời gian dành cho cậu.

Vài hôm sau, người cha dẫn con trai đi lòng vòng trong thôn làng để cậu nhìn thấy việc ăn, việc mặc cùng việc sử dụng đồ dùng của các bạn nhỏ trạc tuổi cậu. Đi tìm khắp nơi nơi nhà nhà, cậu bé đều không thấy thứ gì kiểu như đồ chơi đẹp, đồ ăn vặt ngon, nên vô cùng ngạc nhiên.

Cuộc sống 5 ngày trong núi đã làm cậu bé cải biến rất nhiều, hôm xuống núi cậu hứa với những bạn nhỏ rằng lớn lên sẽ tự mình sống tốt, kiếm nhiều tiền rồi mua đồ chơi đẹp cùng đồ ăn vặt ngon gửi những đứa trẻ con trong núi.

Sau khi từ trên núi trở về, trên đường đi đến điểm du lịch kế tiếp, đứa trẻ trở lên trầm lắng tĩnh lặng trông thấy. Người cha không quá lo lắng, bởi vì anh biết đó sẽ là cả một quá trình.

Cậu bé trước kia vẫn cùng đám trẻ con ở nhà ganh đua so bì xem ai có nhiều xe, xe nhiều chức năng hơn,… thì nay nhìn thấy đám trẻ con trong núi vẫn còn chỉ vì miếng cơm manh áo mà phải lo lắng gánh vác, thậm chí trong nhà có người già mắc bệnh, những đứa trẻ ấy lại phải phụ trách nấu cơm, điều này đã làm cậu bé xúc động.

cha-va-con
(Ảnh minh họa/Internet)

2. Đến trại trẻ mồ côi

Khi người con trai biết rằng những đứa trẻ trong trại mồ côi đều bị cha mẹ của chúng bỏ rơi, bất đắc dĩ phải dựa vào sự cứu trợ của chính phủ và xã hội mới có thể tiếp tục sống cuộc sống trẻ thơ, đôi mắt cậu bé đã đong đầy nước mắt, cậu dấu mình dựa vào vòng tay cha khóc thổn thức thành tiếng.

Nguyên nhân cậu bé khóc là cảm thấy những đứa trẻ ấy thật đáng thương, cảm thấy bản thân mình thật hạnh phúc, có nhiều người thân yêu thương mình như thế.

Ngẫm tới bản thân, cậu bé tự cảm thấy việc mình từng nổi cáu giận dỗi đối với mẹ, lớn tiếng đối với ông bà như thế nào, đối với những lời của bà ngoại thì để ngoài tai không nghe, đều là những việc rất có lỗi.

Người cha mỗi ngày đều cùng với con trai đến trại trẻ mồ côi, làm một vài việc trong khả năng của 2 cha con, giúp những bạn nhỏ phân phát đồ ăn vặt, thu dọn đồ chơi, cùng các bạn nhỏ làm đồ chơi, rất nhiều người đều khen con anh hiểu chuyện, biết nghe lời.

Nhìn sự chuyển đổi lớn lao của con trai, người cha cảm thấy những công sức mình đã bỏ ra thật có giá trị.


(Ảnh minh họa/Getty)

Trải qua hành trình nửa tháng du lịch trở về, cậu bé trở lên độc lập, tự chủ rõ rệt trông thấy, không chỉ học được cách tự mình mặc quần áo, giặt rửa những vật dụng đơn giản, giúp cha rửa rau, thu dọn bàn ghế, hơn nữa đã có những biến đổi rất lớn trong quan niệm sống.

Sau khi về đến nhà, việc đầu tiên cậu bé làm là thu gom hết đồ chơi của mình đóng gói lại, cậu muốn gửi đồ chơi đến cho các bạn nhỏ vùng núi theo như lời hứa đã hẹn ước. Thậm chí khi trước từng muốn có cặp sách đẹp đặc thù với hộp đồ dùng có gắn kim cương nhấp nháy như thế nào thì nay cậu đều nói không cần nữa, nói với cha mẹ rằng bởi vì ở nhà vẫn còn mấy cái cặp vẫn còn dùng được.

Người trong nhà đều ngạc nhiên trước sự thay đổi của cậu bé, trước kia gia đình đã nhiều lần nói với cậu bé rằng: “Con không biết ngoài kia có bao nhiêu trẻ em không có cơm mà ăn, bị cha mẹ bỏ rơi như thế nào, con hạnh phúc như vậy…”, nhưng đều không có tác dụng gì.

Cách giáo dục dùng lời kiểu này, gia đình đã nói không ít nhưng vì sao đứa trẻ không chịu nghe? Bởi vì nó chưa được chứng kiến những điều ấy, do đó người cha muốn đích thân để con trai tận mắt nhìn thấy, ảnh hưởng của chuyến du lịch lần này đối với đứa trẻ thật vô cùng to lớn.

Cậu bé biến đổi trở thành người biết nghe lời, hiểu chuyện, biết tiết kiệm, biết kính trọng người lớn tuổi, và yêu thương giúp đỡ các bạn nhỏ, không còn đòi hỏi yêu cầu mua bất cứ thứ gì, đối với đồ chơi đồ dùng, cậu cứ luôn nói một câu có đủ dùng là được rồi.

Thư viện, sự lựa chọn tốt nhất đối với 1 ngày vui chơi của trẻ em

Ngoài vùng núi và trại mồ côi, còn có một nơi rất hữu ích để các bậc phụ huynh có thể thường xuyên đưa con trẻ tới, đó chính là thư viện.

Thế giới này là vô cùng vô tận, và tri thức cũng như thế. Thời gian thì trôi đi không ngừng nghỉ, nhưng tri thức lại có thể chủ động theo đuổi tìm kiếm. Và tri thức, học vấn sẽ giúp con người trở nên hiểu biết, tĩnh tại.

Thư viện chính sự lựa chọn tốt nhất đối với 1 ngày vui chơi của con trẻ. Càng nhiều sách, càng tạo cho trẻ những rung động lớn!

26102012afamilysach-48c1a
Đọc sách có lợi ích to lớn với trẻ. (Ảnh: shutterstock.com)

Trẻ em không thích học, phần lớn là do cảm thấy đọc sách không có gì vui, không có gì hứng thú, cảm thấy học tập không vận dụng làm được gì ngay. Vậy nên cần tạo dựng được hứng thú đọc sách cho con trẻ.

Ở trong thư viện – “nơi đại dương của sách”, khi trẻ nhìn thấy những người xung quanh đều đang tĩnh lặng đọc sách, chúng sẽ rất tự nhiên bắt trước hòa nhập vào.

Hãy để trẻ đọc theo hứng thú của mình, không cần phải vội vàng giám sát, không cần “bố trí nhiệm vụ”. Đợi trẻ phát hiện nội dung mình ưa thích, trẻ sẽ cảm thụ được niềm vui của việc đọc sách.

Ban Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn