Tại sao thiên tài dễ bị loạn trí? ( Tại sao nhiều người loạn trí lại không phải thiên tài? )

Chủ Nhật, 10 Tháng Ba 20199:00 CH(Xem: 4515)
Tại sao thiên tài dễ bị loạn trí? ( Tại sao nhiều người loạn trí lại không phải thiên tài? )

Có một ranh giới rất mỏng manh giữa những người có khả năng sáng tạo xuất chúng và người mắc bệnh tâm thần, vì họ đều có một gene gây nên chứng loạn thần kinh và trầm cảm.

Lý giải nguyên nhân thiên tai dễ bị loạn trí

Chuyện những thiên tài như danh họa Vincent van Gogh, Frida Kahlo hay các nhà văn nổi tiếng Virginia Woolf và Edgar Allan Poe bị mắc bệnh tâm thần không chỉ là giai thoại.

Trong phần lớn đời ông, Isaac Newton lúc nào cũng ở trạng thái có thể suy sụp ngay lập tức về thần kinh. Năm 1693, điều đó cuối cùng cũng xảy ra: sau khi không ngủ 5 ngày liên tiếp, Newton gửi đi các lá thư buộc tội bạn bè ông âm mưu chống lại ông. Ông không in sách nữa vì “sợ rằng kẻ ngu dốt sẽ tập hợp lại để chống đối tôi”.
Newton, theo nhiều tài liệu, bị thần kinh khá nặng. Ông thông minh, nhưng vẫn là bị thần kinh. Ông rất dễ mắc chứng trầm cảm, không tin tưởng một ai và hay nổi nóng bất thình lình.

Điều kỳ lạ là thiên tài của ông có thể bắt nguồn từ chính những trục trặc trong bộ não. Ông có một khả năng tập trung và suy tưởng về các vấn đề toán học và vật lý học rất đặc biệt. “Tôi lúc nào cũng giữ các chủ đề của tôi ở trong não”, ông kể. “Và đợi cho tới khi một bình minh tới mở chúng ra, từng chút một, để chiếu lên chúng thứ ánh sáng rõ ràng sáng tỏ”.

Các nhà khoa học của Đại học Semmelweis (Hungary) tuyển mộ một nhóm người tình nguyện. Những người này tự cho rằng họ có đầu óc sáng tạo và trí tuệ uyên thâm. Để đánh giá mức độ sáng tạo của họ, nhóm nghiên cứu yêu cầu họ trả lời hàng loạt câu hỏi bất thường. Chẳng hạn: "Giả sử các đám mây được gắn với những sợi dây thừng và những sợi dây thừng thõng xuống đất. Điều gì sẽ xảy ra?".

Mức độ sáng tạo được đánh giá theo một thang điểm dựa vào mức độ linh hoạt trong câu trả lời của họ.

Các tình nguyện viên cũng phải liệt kê những thành tựu liên quan tới sự sáng tạo của họ trong cuộc đời. Sau đó nhóm nghiên cứu lấy mẫu máu của họ để phân tích.

"Chúng tôi nhận thấy những tình nguyện viên sở hữu một gene có tên neuregulin 1 có khả năng tìm tòi cái mới cao hơn và cũng có nhiều thành tựu sáng tạo hơn so với những người khác", nhóm nghiên cứu tuyên bố trong một bài viết trên tạp chí Psychological Science. 

Vincent van Gogh

Danh họa Vincent van Gogh. (Ảnh: AP)

Neuregulin 1 là gene có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não, song một biến thể của nó có thể gây nên các chứng rối loạn thần kinh như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực.

"Những người bị rối loạn tâm thần sở hữu biến thể của gene neuregulin 1. Nhưng nếu gene này xuất hiện trong cơ thể người khỏe mạnh và không bị biến thể, nó sẽ làm tăng khả năng sáng tạo của họ", tiến sĩ Szabolcs Kéri, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định.

Kéri và cộng sự tin rằng phát hiện của họ có thể giúp mọi người giải thích tại sao những thiên tài như Vincent van Gogh hay Sylvia Plath thể hiện những hành vi lập dị và mang tính hủy hoại. Theo nhiều tài liệu thì danh họa Vincent van Gogh tự cắt tai do khủng hoảng tinh thần.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn