Bảy lý do vì sao thế giới đang 'tốt đẹp hơn'

Thứ Năm, 31 Tháng Giêng 20199:00 CH(Xem: 5079)
Bảy lý do vì sao thế giới đang 'tốt đẹp hơn'
bbc.com
Julius Probst BBC Future

Việc toàn cầu hóa là cách duy nhất để đảm bảo rằng sự thịnh vượng kinh tế được chia sẻ cho tất cả các quốc gia?
Image caption Việc toàn cầu hóa là cách duy nhất để đảm bảo rằng sự thịnh vượng kinh tế được chia sẻ cho tất cả các quốc gia?

Bạn sẽ được được tha thứ nếu nghĩ rằng thế giới này hoàn toàn bi đát và tồi tệ hơn. Nhưng 7 biểu đồ sau đây cho thấy thực tế không phải vậy.

Học giả quá cố người Thụy Điển Hans Rosling đã xác định một xu hướng đáng lo ngại: không những nhiều người ở khắp các nền kinh tế tiên tiến không biết rằng thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn nhiều, mà thậm chí họ còn thực sự nghĩ ngược lại. Điều này không có gì lạ khi mà các tin tức cứ tập trung nói về thảm họa, tấn công khủng bố, chiến tranh và nạn đói.

Có ai muốn nghe về thực tế rằng mỗi ngày có khoảng 200.000 người trên thế giới vượt ngưỡng nghèo 2 đô la một ngày? Hoặc rằng hơn 300.000 người mỗi ngày lần đầu tiên được sử dụng điện và nước sạch? Chỉ đơn giản là vì những câu chuyện về những người ở các quốc gia thu nhập thấp không được đăng tải đúng mức. Nhưng, như Rosling đã chỉ ra trong cuốn sách 'Thực Tế Trước Mắt' của mình, điều quan trọng là phải đánh giá các tin tiêu cực trên một bình diện tổng thể.

Mặc dù đúng là việc toàn cầu hóa đã gây áp lực giảm tiền lương của tầng lớp trung lưu ở các nước tiên tiến trong những thập kỷ gần đây, nhưng nó cũng giúp nâng hàng trăm triệu người vượt qua ngưỡng nghèo toàn cầu - một diễn biến xảy ra chủ yếu ở Đông Nam Á.

Sự gia tăng gần đây của chủ nghĩa dân túy quét qua các nước phương Tây với việc Trump, Brexit, và cuộc bầu cử của những người theo chủ nghĩa dân túy ở Hungary và Ý, là mối lo ngại lớn nếu chúng ta quan tâm đến phúc lợi toàn cầu. Toàn cầu hóa là cách duy nhất để đảm bảo rằng sự thịnh vượng kinh tế được chia sẻ cho tất cả các quốc gia, và không chỉ cho một số nền kinh tế tiên tiến được lựa chọn.

Trong khi một số người ca tụng quá khứ, một trong những sự thật to lớn của lịch sử kinh tế là cho đến rất gần đây, một phần đáng kể của dân số thế giới đã phải sống trong điều kiện hết sức cực khổ - và điều này là đúng trong suốt phần lớn lịch sử loài người.

Bảy biểu đồ sau đây cho thấy thế giới đã trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều so với chỉ vài thập niên gần đây.

1: Tuổi thọ tiếp tục tăng

Ngay cả trong cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, tuổi thọ trung bình ở khắp các quốc gia Châu Âu không vượt quá khoảng 35 tuổi. Điều này không ngụ ý rằng phần lớn người ta chết vào cuối độ tuổi 30 hoặc thậm chí 40, mà vì tỷ lệ tử vong rất cao ở trẻ em đã kéo mức trung bình xuống. Phụ nữ chết khi sinh con rõ ràng cũng là một vấn đề lớn. Một số bệnh phổ biến cũng là vấn đề, như bệnh đậu mùa và bệnh dịch hạch chẳng hạn, hiện chúng đã được loại bỏ hoàn toàn các bệnh này ở các nước thu nhập cao.

2: Tỷ lệ tử vong ở trẻ em tiếp tục giảm

Hơn một thế kỷ trước, tỷ lệ tử vong ở trẻ em vẫn lớn hơn 10% - ngay cả ở các quốc gia có thu nhập cao như Mỹ và Anh. Nhưng nhờ có y học hiện đại và an toàn công cộng nhìn chung tốt hơn, con số này đã giảm xuống gần như bằng không ở các nước giàu có.

Thêm vào đó, các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ và Brazil hiện có tỷ lệ tử vong trẻ em thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến có mức thu nhập tương tự khoảng một thế kỷ trước.

3. Tỷ lệ sinh đang giảm

Mặc dù nhiều người lo ngại về sự bùng nổ dân số toàn cầu, nhưng thực tế là tỷ lệ sinh đã giảm đáng kể trên toàn cầu. Những ước tính dân số của Liên Hiệp Quốc phần lớn kỳ vọng dân số toàn cầu sẽ ổn định ở mức khoảng 11 tỷ vào cuối thế kỷ này.

Hơn nữa, như có thể thấy từ các biểu đồ này, nhiều quốc gia đang phát triển như Brazil, Trung Quốc và một số quốc gia châu Phi đã chuyển sang chế độ sinh đẻ thấp. Trong khi quá trình chuyển đổi này phải mất gần 100 năm ở nhiều nước tiên tiến, bắt đầu từ Cách Mạng Công Nghiệp, nhiều nước khác đã đạt được điều này chỉ sau hai đến ba thập kỷ.

Cuộc chạy đua khinh khí cầu không gian

4. GDP ở các nước phát triển đã tăng tốc

Các nước đi đầu về công nghệ, Mỹ và Tây Âu, đã tăng trưởng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong 150 năm qua. Điều này có nghĩa là mức thu nhập thực tế tăng khoảng gấp đôi cứ sau 36 năm.

Trong khi có nhiều sự thăng trầm kéo dài, như cuộc Đại Khủng hoảng và Đại suy thoái gần đây, sự ổn định của tốc độ tăng trưởng dài hạn thực sự là khá kỳ diệu. Các quốc gia thu nhập thấp, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, đã phát triển với tốc độ nhanh hơn đáng kể trong những thập kỷ gần đây và nhanh chóng bắt kịp phương Tây. Tốc độ tăng trưởng 10% trong một thời gian dài có nghĩa là mức thu nhập tăng gấp đôi sau mỗi bảy năm. Đó rõ ràng là tin tốt nếu sự thịnh vượng được chia sẻ nhiều hơn trên toàn cầu.

5. Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu đã giảm

Trong khi bất bình đẳng trong phạm vi quốc gia đã tăng lên do kết quả của toàn cầu hóa, sự bất bình đẳng toàn cầu đã có xu hướng giảm ổn định trong vài thập kỷ. Đây chủ yếu là kết quả của các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi hàng trăm triệu người đã thấy mức sống của họ được cải thiện. Trên thực tế, lần đầu tiên kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, khoảng một nửa dân số thế giới có thể được coi là tầng lớp trung lưu toàn cầu.

6. Nhiều người hơn đang được sống trong các nền dân chủ

Trong suốt phần lớn lịch sử loài người, con người sống phải dưới chế độ áp bức phi dân chủ. Tính đến hôm nay, khoảng một nửa dân số loài người đang sống trong một nền dân chủ. Trong số những người vẫn sống trong chế độ toàn trị thì 90% là ở Trung Quốc. Trong khi đất nước này gần đây đã chuyển sang hướng khác, có lý do để tin rằng sự phát triển kinh tế liên tục có thể cuối cùng sẽ dẫn đến dân chủ hóa (theo lý thuyết hiện đại hóa).

7. Xung đột đang suy giảm

Image caption Từ 1500 đến nay đã có hơn 50 cuộc chiến giữa Các 'Đại Cường'

Trong suốt lịch sử, thế giới đã bị sứt mẻ bởi xung đột. Trên thực tế, ít nhất hai trong số các cường quốc lớn nhất thế giới đã có chiến tranh với nhau hơn 50% thời gian kể từ khoảng năm 1500.

Trong khi đầu thế kỷ 20 là đặc biệt tàn khốc với hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra nhanh chóng và liên tiếp, thời kỳ hậu chiến đã diễn ra rất bình yên. Lần đầu tiên, không có chiến tranh hay xung đột ở Tây Âu trong khoảng ba thế hệ. Và các tổ chức quốc tế bao gồm EU và Liên Hợp Quốc đã dẫn đến một thế giới ổn định hơn.

Bài tiếng Anh trên BBC Future

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn