Vì sao khó nhìn vào sự thật?

Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 20178:00 SA(Xem: 5745)
Vì sao khó nhìn vào sự thật?
bbc.com
Tom Stafford BBC Future

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images

Một trong những thủ thuật mà não chúng ta thường sử dụng đó là chú trọng vào những bằng chứng củng cố cho những gì chúng ta đã tin vào.

Khi nghe lời bàn tán về một người mình không thích, chúng ta thường nghĩ "tôi đã biết tỏng lão ta là đồ dở hơi"; thế nhưng nếu chúng ta nghe cùng một lời đồn đại về bạn thân của mình, chúng ta sẽ tự nhủ "chỉ là tin đồn mà thôi". Nếu không tin tưởng chính phủ, bạn sẽ cho rằng việc thay đổi chính sách bộc lộ điểm yếu của họ, còn nếu tin tưởng một chính phủ, bạn sẽ cho rằng việc thay đổi chính sách cho thấy họ rất cầu thị.

Điều này gọi là định kiến, và bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp nơi.

Bạn cần nhận thức rõ về định kiến nếu muốn đưa ra những quyết định chính xác. Định kiến là có thể chấp nhận nếu chúng ta luôn luôn đúng.

Thế nhưng trên thực tế chúng ta lại thường phạm sai lầm và chỉ để ý tới những bằng chứng mang tính quyết định khi mọi việc đã quá trễ.

Muốn tránh đưa ra quyết định dựa trên định kiến, ta cần dựa trên nguyên nhân gây ra định kiến đó.

Có hai giả thuyết và một thử nghiệm từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton đã đặt hai giả thuyết này bên cạnh nhau để từ đó làm rõ cách để vượt qua định kiến.

Giả thuyết đầu tiên về định kiến là giả thuyết phổ biến nhất. Đó là loại định kiến mà bạn có thể phát hiện ra trong những biểu cảm như 'tôi muốn tin gì thì tin' hoặc 'biết ngay là anh ta sẽ nói như vậy', hoặc khi một ai đó bị phán xét chỉ vì cá tính, nghề nghiệp hoặc bè bạn của mình. Có thể tạm gọi đây là 'giả thuyết về động lực'.

Định kiến này có một thuốc chữa khá rõ ràng: hãy thay đổi động lực của người khác, và họ sẽ từ bỏ định kiến của mình.

Một giả thuyết khác về định kiến, đó là định kiến không chỉ hiện hữu bởi vì chúng ta chỉ tin những gì muốn tin, mà bởi vì chúng ta không có khả năng chất vấn những thông tin mới hoặc niềm tin của chính bản thân. Giả thuyết này không hoàn toàn dễ giải thích, bởi vì có hàng trăm lý do vì sao chúng ta lập luận sai - từ trí nhớ kém cho đến khả năng tư duy kém.

Một trong các khả năng là chúng ta thiếu khả năng tưởng tượng ra mọi thứ sẽ như thế nào nếu nó không giống với suy nghĩ ban đầu của mình.

Theo giả thuyết này thì một trong những cách để giải quyết định kiến là cho người ta một chiến lược để điều chỉnh suy nghĩ của mình.

Hầu hết trong chúng ta đều có động lực để tìm ra sự thật, chúng ta chỉ cần một công cụ tốt hơn. Có thể tạm gọi đây là 'giả thuyết về sự nhận biết'.

Bản quyền hình ảnh Tasos Katopodis/Getty Images

30 năm trước, Charles Lord và các đồng nghiệp đã đăng tải một thử nghiệm trong đó đặt hai giả thuyết này cạnh nhau. Nghiên cứu của họ đã sử dụng phương pháp thuyết phục, vốn đã giúp hiển thị một loại định kiến mà họ gọi là 'định kiến trong cách tiếp thu'.

Trong thử nghiệm này, những người tham gia chia ra làm hai loại: Một nhóm có cái nhìn ủng hộ và một nhóm phản đối bản án tử hình. Cả hai nhóm đều được cho xem các bằng chứng ủng hộ việc bãi bỏ bản án này. Tuỳ theo niềm tin trước đó của mỗi người, những bằng chứng này được thừa nhận hoặc phủ nhận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các bằng chứng không quan trọng bằng những gì người ta đã tin trước đó. Các bằng chứng chứng minh làm củng cố thêm góc nhìn của mỗi người, thế nhưng các bằng chứng phủ nhận cũng vậy. Những người chống bản án tử hình tiếp tục chống bản án này mạnh mẽ hơn ngay cả sau khi được xem những bằng chứng ủng hộ cho bản án tử hình.

Trong nghiên cứu tiếp theo, Lord và các đồng nghiệp đã làm lại thử nghiệm về định kiến trong cách tiếp thu thông tin, nhưng lần này họ sử dụng hai loại hướng dẫn đối với bằng chứng về tính hiệu quả của bản án tử hình trong việc phòng ngừa án mạng.

Một loại hướng dẫn yêu cầu người tham gia 'khách quan nhất có thể' và tự xem họ là 'thẩm phán hoặc thành viên bồi thẩm đoàn đang xem xét tất cả các bằng chứng một cách công bằng". Một hướng dẫn khác yêu cầu người tham gia "hãy tự hỏi mình rằng liệu bạn có đưa ra cùng một nhận xét nếu như nghiên cứu này mang lại cùng kết quả đối nghịch với nhận xét của bạn".

Ví dụ như khi được cho xem một nghiên cứu chỉ ra rằng bản án tử hình giúp làm giảm tỷ lệ gây án mạng, những người tham gia được yêu cầu phân tích phương pháp nghiên cứu và tưởng tượng khi kết quả hoàn toàn ngược lại.

Bản quyền hình ảnh Thinkstock

Họ xem đây là chiến lược 'xem xét hướng ngược lại', và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Khi được yêu cầu công bằng và khách quan, những người tham gia biểu hiện cùng một định kiến như trong thử nghiệm ban đầu.

Những người ủng hộ bản án tử hình cho rằng các bằng chứng ủng hộ bản án tử hình, trong khi những người chống bản án tử hình cho rằng bằng chứng chống lại án tử hình. Điều này cho thấy con người ta không thể nhận xét khách quan chỉ vì được yêu cầu làm vậy.

Thế nhưng phương án 'xem xét hướng ngược lại' đã giúp những người tham gia vượt qua định kiến trong tiếp thu thông tin - họ không muốn đánh giá nghiên cứu vốn đồng ý với quan điểm ban đầu của mình nhiều hơn nghiên cứu đi ngược lại quan điểm của mình, và không trở nên cực đoan hơn trong cái nhìn của mình bất kể được cho xem bằng chứng nào.

Kết quả này là tin tốt lành cho niềm tin vào nhân loại của chúng ta. Chúng ta không phải không muốn nhìn vào sự thật. Chúng ta chỉ cần một chiến lược để vượt qua tầm nhìn có hạn của bản thân.

Bài học trong việc đưa ra quyết định chính xác hơn khá rõ: chỉ cố gắng để công bằng và khách quan thôi không đủ. Cần có những phương pháp để cải thiện khả năng lý luận hạn chế trong mỗi chúng ta - và một trong những hạn chế lớn là chúng ta không phải ai cũng có khả năng tưởng tượng mọi thứ sẽ ra sao nếu không phải như mình nghĩ.

Nếu chúng ta may mắn, một ai khác sẽ chỉ ra cho mình hướng đi khác, thế nhưng bản thân chúng ta cũng có thể tận dụng chiến thuật 'xem xét hướng ngược lại'.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20181:00 CH
Có một thứ văn hóa mới đã hình thành và lan rộng ở Việt Nam, đi ngược lại với những lời dạy của sách Thánh hiền, ngược lại với truyền thống nhân văn tốt đẹp của người Việt thuần hậu thuở xưa. Không tin?
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 201811:00 SA
Năm 1998, Giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học người Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20188:00 SA
Những người đang trong men say tình yêu đều hy vọng tình yêu ấy ngày càng ấm nồng, thân thiết và bền lâu. Nhưng làm sao để có được sự hoàn mỹ ấy? Thì đây là một chút kinh nghiệm dành cho bạn.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 20181:00 SA
Một người có số mệnh không như ý vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người đó.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20183:00 CH
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang lên kế hoạch cho nền kinh tế ngoài Trái đất bằng cách ủng hộ sứ mệnh đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2020 của Ispace, một công ty khởi nghiệp non trẻ của nước này.
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một số quốc gia Châu Á từng ở mức thấp hơn Việt Nam Cộng Hoà trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục, kinh tế, quân sự đã vượt Việt Nam, được Cộn
Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20182:30 SA
Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20187:00 CH
Trong nhiều nền văn hóa, người dân duy trì một tập tục mê tín phổ biến là gõ khớp ngón tay của mình lên một mảnh gỗ để lấy may hay tránh xui xẻo
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20186:16 CH
Tôi là Nguyễn Đình Ngọc (blogger Nguyễn Ngọc Già), về nhà hôm 27/12/2017, sau 3 năm tù, trải qua 4 trại tù: số 4 Phan Đăng Lưu, Chí Hòa, Bố Lá (Bình Dương) và Xuân Lộc (Đồng Nai).
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 201811:59 SA
Đức Giáo hoàng Francis phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây.