“Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương”

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Một 20188:00 SA(Xem: 5177)
“Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương”

ManTuKhien
Trong văn hóa truyền thống, chữ “Hiếu” đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trung hiếu lễ tiết luôn được xem là cái gốc làm người. Thậm chí trong “Hiếu kinh”, một luận thuyết kinh điển của Nho gia, thì “Hiếu” đã được nâng lên thành Thiên lý.

Với loạt bài “Hiếu thảo là cái gốc làm người”, Trí Thức VN muốn gửi tới bạn đọc những quan niệm của người xưa về chữ “Hiếu”, và cái nhìn về chữ “Hiếu” trong cuộc sống hiện đại thời nay. Và kỳ này, chúng tôi xin kể câu chuyện hiếu thuận của Mẫn Tử Khiên.

Mẫn Tử Khiên kéo xe chờ cha (ảnh: motgocpho.com)

Mẫn Tử Khiên là người nước Lỗ thời Xuân Thu (770TCN-476TCN), là học trò của Khổng Tử, rất nổi tiếng vì đức hạnh hơn người. Khổng Tử từng ngợi khen ông rằng: “Mẫn Tử Khiên, thật hiếu thảo lắm!”. Trong dân gian từ xưa đến nay vẫn lưu truyền câu chuyệnĐơn Y Thuận Mẫu” (Tạm dịch: Quần áo đơn sơ hiếu thuận mẹ) như một tấm gương mẫu mực về lòng hiếu thảo

Mẹ Mẫn Tử Khiên chết sớm. Cha đi bước nữa và sinh thêm được hai người con trai. Tử Khiên kính trọng và chăm sóc cha cùng người mẹ kế, nhưng mẹ kế không thương yêu ông, còn thường xuyên ngược đãi. Mùa đông rét mướt, bà ta cho hai người con trai mặc áo bông dày ấm áp, còn Tử Khiên chỉ được mặc mỗi chiếc áo khoác làm bằng hoa lau vốn không cách nào giữ ấm được.

Mẫn Tử Khiên gặp lạnh (Ảnh: hunghuuthe.wordpress.com)

Một ngày đông nọ, cha có việc đi ra ngoài, sai Tử Khiên kéo xe. Nhưng vì rét run, tay Tử Khiên không cầm nổi dây và để xe bị ngã. Cha ông rất bực mình, trách mắng và lấy roi đánh khiến chiếc áo khoác bị rách, hoa lau bên trong bay ra. Khi đó người cha mới biết rằng Tử Khiên đã bị mẹ kế ngược đãi. Cha ông nổi giận quay về nhà, muốn đuổi người mẹ kế đi. Mẫn Tử Khiên liền quỳ xuống cầu xin cha tha thứ cho kế mẫu, khóc và nói: “Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương”. Người cha vô cùng cảm động và theo lời thỉnh cầu của ông.

Người mẹ kế sau khi biết chuyện đã hết sức hối hận và cảm động, thế là từ đó thương yêu Tử Khiên như con ruột của mình.

Có thơ khen rằng:

Mẫn Thị hữu hiền lang
Hà tằng oán vãn nương
Phụ tiền lưu mẫu tại
Tam tử miễn phong sương

Có nghĩa là:

Họ Mẫn có con hiền
Chẳng hề oán kế mẫu
Xin cha, mẹ ở lại
Ba trẻ miễn gió sương

Văn hóa truyền thống rất chú trọng tu dưỡng đạo đức, một trong những giá trị của đạo đức là “Nhẫn”, chẳng thế mà trong dân gian vẫn lưu truyền câu thơ : “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng – Lùi một bước biển rộng trời cao”. Câu chuyện cổ về Mẫn Tử Khiên – một người con chí đạo chí hiếu, cũng đồng thời là tấm gương sáng về tấm lòng thiện tâm nhẫn nhục, lấy đức báo oán, đã mãi mãi lưu truyền hậu thế.

Hy Vọng

Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 07 Tháng Mười Một 201812:38 SA
Khách
Cần rà xét lại cái mớ bòng bong của CHỔNG KHU TỬ...mà mấy anh Hán gian ,khi thì dùng làm " CON CHÓ NHÀ TÁNG " ,lúc khác thì dùng như "CHÓ GIỮ NHÀ"
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Một 20187:55 CH
Khách
Đây là một trong Nhị Thập Tứ Hiếu truyện của Tàu . Gồm 24 cái hiếu được đề cao .Mục đích rao giảng thuyết Quân chủ của Khổng tử . Giờ Tập cẩn Bình muốn Khổng Tử sống lại để hắn được làm cha mẹ dân cả đời hắn .
Hắn mở viện KT khắp thế giới ,khắp các trường đại học .... sau đó xưng làm chủ tịch suốt đời , đây đúng là thuyết ngu dân , hợp với thuyết cộng sản .
Cha mẹ nào mà để con cái phải hầu hạ ... hơn con ở ? Chỉ có ở Tàu trong Nhị Thập Tứ Hiếu bố láo , đầu độc con người . Làm người ta mất nhân tính thì có . Bố Mẹ nào ,rét lạnh mà bắt con mình kéo xe cho mình đi ? Toàn chuyện Bull shit !
Thứ Hai, 05 Tháng Mười Một 20184:24 CH
Khách
CAN THAN VOI NHUNG CHUYEN TUONG TUONG CUA BON TAU!! (neu dan toc tinh Tau ma tot nhu vay chung no dau co bi ghet bo tren toan the gioi?
Hay nghe " VAN THE SU BIEU " cua quy ong ba VN " CUONG TAU, CUONG KHONG TU, LAO TU< MANH TU, cac loai TU " noi cau ngu ngoc sau day:
" NAM VO TUU NHU KY VO PHONG " " QUAN XU THAN TU, THAN BAT TU BAT TRUNG"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn