Vì sao nhiều cuộc hôn nhân đều kết thúc trên bàn ăn?

Chủ Nhật, 16 Tháng Chín 201812:01 CH(Xem: 5496)
Vì sao nhiều cuộc hôn nhân đều kết thúc trên bàn ăn?

Bàn cơm là nơi thể hiện mức độ ấm áp của gia đình tốt nhất.

Trong một cuộc hôn nhân, nếu đôi bên không thể hòa hợp trong bữa ăn, vậy thì ngày chia ly cũng không còn xa nữa.

Thời đại học, tôi cùng bạn uống rượu và kể chuyện gia đình, anh ấy nói: “Các cậu đều biết tôi là con nhà mẹ đơn thân, nhưng các cậu có biết vì sao bố mẹ tôi lại ly hôn không?”

Chúng tôi đều nín thở đợi anh ấy nói ra nguyên nhân “oanh liệt” nào đó, nhưng anh ấy lại nói: “Chính bởi vì một bữa cơm”.

Câu nói này khiến cho không khí đột nhiên yên lặng, đây thật sự là lý do ly hôn sao? Anh ấy kể tiếp, bố mẹ anh ấy quen nhau nhờ xem mặt, chỉ vài tháng sau là kết hôn, nhưng sau đó thì không ngừng mâu thuẫn, thói quen sinh hoạt của hai người không giống nhau, tích cách, sở thích cũng khác biệt rất nhiều, điều kết nối duy nhất trong cuộc sống chỉ là khi ăn cơm, kết quả là ngay cả cơm cũng không ăn nổi cùng nhau nữa.

“Sau này có một lần, bố tôi lại chê thức ăn không hợp khẩu vị, vừa ăn vừa mắng, nói nào là ông ấy mệt mỏi bên ngoài như thế, mẹ tôi lại chẳng thể nấu nổi một bữa cơm cho vừa miệng, cuối cùng mẹ tôi nổi giận, họ cãi vã to rồi ly hôn.”

Nhà triết học Friedrich Nietzsche từng nói: “Cuộc sống hôn nhân giống như một cuộc đối thoại dài, khi bạn phải bước vào đời sống hôn nhân, trước tiên phải tự hỏi mình, liệu bạn có thể vẫn cười nói với người phụ nữ ấy cho đến già được hay chăng?”

Khi mà bàn cơm vốn là nơi trò chuyện vui vẻ nhất trong gia đình trở nên “im lặng như tờ” hoặc “đầy mùi khói lửa”, ngay cả một việc bình thường như ăn cơm thôi cũng là khó, thì điều đó có nghĩa là hôn nhân chỉ có thể kết thúc mà thôi.

1_254865-image
Bàn cơm là nơi thể hiện mức độ ấm áp của gia đình. (Ảnh: Internet)

Cùng đọc một số câu chuyện dưới đây và suy ngẫm:

#1

Lúc theo đuổi vợ mình, Tiểu Lâm rất náo động, rất lãng mạn, nhưng chưa đến nửa năm sau, họ đã ly hôn rồi. Kết hôn nhanh chóng, ly hôn chớp nhoáng khiến mọi người sửng sốt.

Sau này tìm hiểu thì Tiểu Lâm thường hay đi công tác, mỗi lần nói về nhà ăn cơm, vợ anh ấy sẽ ở nhà làm cơm đợi chồng về, kết quả anh ấy lại đột nhiên gọi điện thoại về nói “Tối nay phải tiếp khách, không về nhà ăn cơm”….

Về nhà ăn cơm chỉ là một việc rất đơn giản, kết quả lại trở thành ác mộng của vợ Tiểu Lâm, cô ấy sợ nhất là bữa cơm mà mình vất vả làm, chồng gọi điện thoại nói không về nhà, sự thất vọng đó chỉ phụ nữ mới hiểu.

Bạn có thể bận việc bên ngoài, nhưng nên về nhà ăn cơm, không vì điều gì khác mà là để dùng thời gian ăn cơm này ở bên vợ, nói với vợ rằng sự nghiệp quan trọng, cô ấy cũng quan trọng.

Trước đây tôi từng nghe một người phụ nữ than phiền rằng cô ấy quen một người bạn trai, mỗi lần đi ăn, người kia rất ít quan tâm đến cô ấy, khi gọi món chỉ gọi những món mình thích và nghĩ là cô ấy thích.

Lâu ngày, cô ấy ngày càng phát hiện ra họ không có tiếng nói chung, như thể ý nghĩa duy nhất của hôn nhân chính là khẳng định thân phận của nhau, để họ đánh dấu vào ô đã kết hôn khi điền các loại giấy tờ mà thôi. Cuối cùng, cô và bạn trai đi đến bước chia tay vì lý do “không hợp”.

Một bữa cơm đơn giản cũng sẽ phản chiếu phẩm chất của một con người. Trước các món ngon, những người chỉ quan tâm đến bản thân còn có thể mong họ để ý đến cảm nhận của người khác trong những việc khác ư? Còn có thể hy vọng họ sẽ gánh vác được trách nhiệm gia đình chăng? Hiển nhiên là không thể.

(Ảnh: shutterstock.com)
Để có thể hòa hợp trên bàn cơm cũng cần tâm tư và trí tuệ. (Ảnh: shutterstock)

#2

Một lần nọ tôi có đọc được một câu chuyện trên mạng, Tư Kỳ và Trị Bình là hai người bạn học ở đại học, sau khi tốt nghiệp họ cùng làm ở một công ty, đôi bên cảm thấy rất có duyên nên đến với nhau. Tư Kỳ là người thành phố, điều kiện gia đình rất tốt, Trị Bình đến từ nông thôn.

Hai người tổ chức hôn lễ ở thành phố. Đến ngày Tết, Trị Bình đưa Tư Kỳ về nhà thăm bố mẹ. Khi nhà Trị Bình ăn cơm, mẹ chồng đang chuẩn bị gắp thịt kho cho Tư Kỳ thì bà bất cẩn run tay làm rơi ra bàn. Điều khiến Tư Kỳ cảm thấy khó chịu đó là mẹ chồng sợ lãng phí nên thuận tay gắp thịt rơi trên bàn để vào chén của cô, cuối cùng Tư Kỳ không chịu được nữa, cô bỏ chén đũa xuống nói là mình ăn no rồi và đứng dậy đi ra ngoài, thế là cả nhà mất vui.

Không sau đó, Tư Kỳ ngày càng nhận ra Trị Bình cũng giống mẹ chồng, thức ăn rơi ra bàn anh ấy cũng tiếp tục ăn, nói là đừng lãng phí, khiến cô ấy cảm thấy rất không vệ sinh.

Họ còn rất nhiều việc mâu thuẫn với nhau. Cô ấy nhắc nhở anh một chút, anh ta lại chê vợ lắm chuyện. Dần dần, thói quen sống không hòa hợp. Sau nhiều lần cãi vã, cô vợ trở nên xem thường gia đình của Trị Bình và có quan niệm giai cấp, hai vợ chồng đều khó mà tiếp tục nhẫn nhịn lẫn nhau, cuối cùng họ bước vào nơi mà hơn một năm trước đến để làm giấy đăng ký kết hôn, chỉ là lần này đến để ly hôn.

Ở đây không phải nói là việc làm của mẹ Tư Kỳ, Tư Kỳ và Trị Bình đúng hay sai, chỉ là câu chuyện cho thấy sự không hòa hợp trên bàn ăn.

Sự thiếu hòa hợp trên bàn ăn thật ra chính là sự không hòa hợp trong hôn nhân.

Trong hôn nhân, mỗi ngày đều phải đối diện với những hành vi mà mình không chịu được, ăn cũng nuốt không trôi, lâu dần sẽ chỉ tích lũy thêm mâu thuẫn. Dù cơ sở hôn nhân có vững chắc đến đâu cũng không tránh được sự ăn mòn từ gốc, rồi có một ngày đôi bên không nhịn nổi nữa, hôn nhân cũng sẽ đến hồi kết.

Vợ chồng cãi nhau, nhều cuộc hôn nhân đều kết thúc trên bàn ăn
Sự thiếu hòa hợp trên bàn ăn thật ra chính là sự không hòa hợp trong hôn nhân. (Ảnh: mediabakery.com)

#3

Tối hôm qua khi về nhà, tôi cảm thấy ở nhà có gì đó là lạ, nhìn kỹ lại thì mới nhận ra trong lọ hoa thủy tinh trên bàn có một bó hoa lài nhỏ. Vợ tôi bưng cơm ra, cười với tôi và nói: “Chồng à, hoa đẹp chứ! Hôm nay em mua đấy!”. Nhìn nụ cười ấm áp của vợ, tôi ăn thử cơm thì cảm thấy cơm ngon kỳ lạ.

Sau đó mới biết, chiều hôm qua vợ tôi đi mua sắm cùng chị hàng xóm, chồng chị ấy là người nghe lời vợ có tiếng trong khu nhà, mỗi lần người khác nói gì, anh ấy đều nói mọi thứ đều nhờ bà xã dạy tốt. Người khác hỏi chị có bí quyết gì, chị chỉ cười nói là “nắm được dạ dày của chồng” là được.

Chị ấy thích nấu ăn, được biết thỉnh thoảng chị ấy còn tự mình chuẩn bị cơm trưa để chồng mang đến công ty, con trai 6 tuổi của chị ấy mỗi ngày đều được ăn sáng dinh dưỡng, trừ khi nào tăng ca, nếu không bếp ở nhà sẽ chẳng bao giờ để trống. Sống trong cùng một khu nhà, nhà họ mỗi năm đều được bình chọn là gia đình kiểu mẫu, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.

Vợ tôi nói, chị ấy gợi ý với cô ấy: “Bàn cơm nên là một tác phẩm nghệ thuật, có thể dùng để tăng thêm gia vị và nghi thức trong cuộc sống”, để có thể hòa hợp trên bàn cơm cũng cần tâm tư và trí tuệ.

Tôi rất đồng tình với câu nói này của vợ, trong gia đình, một bữa cơm có thể cho thấy rất nhiều vấn đề, cũng có thể xây dựng và duy trì rất nhiều thứ, đôi khi muốn xem một cuộc hôn nhân thành công hay thất bại, chỉ cần xem thái độ của họ đối với bữa cơm là có thể biết được.

Nếu nói hôn nhân cần cảm giác nghiêm túc vậy thì chi bằng hãy bắt đầu từ bữa cơm, một bó hoa lài thơm mà không quá nồng là đủ rồi.

Trong một gia đình, luôn có một người chịu dành thời gian rửa tay nấu cơm bất cứ lúc nào, dù ngon hay dở đều mang đến sự ấm áp, gửi gắm sự quan tâm, giữ cho gia đình luôn hòa thuận êm đẹp. Khi không có mùi hương và sự ấm áp tỏa ra từ bếp thì thật ra cuộc hôn nhân ấy đã đến hồi kết rồi.

Trong hôn nhân, bàn cơm là tiêu điểm được phóng lớn, là trung tâm của một gia đình, ngay cả những cuộc họp gia đình cũng được tổ chức trên bàn cơm. Ở nơi không hề lớn này, để bắt đầu, duy trì và kết thúc cũng cần đến trí tuệ.

korea3

50% các cuộc hôn nhân đều kết thúc vì những bữa cơm không tình cảm, thiếu mùi vị.

Thật ra, để tâm một chút, hành động một chút, kiên nhẫn một chút, chăm sóc tốt một bàn cơm là điều mà ai cũng làm được. Một bữa cơm hài hòa tương đương với một cuộc hôn nhân và gia đình hòa hợp.

Bài viết được trích dẫn qua aboluowang.com
Ngọc Trúc biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn