Một nhà khoa học Mỹ khẳng định "chết là… hết, không có kiếp sau"

Thứ Hai, 25 Tháng Sáu 20185:00 CH(Xem: 7120)
Một nhà khoa học Mỹ khẳng định "chết là… hết, không có kiếp sau"

Cả văn hóa lẫn tôn giáo đều nghiên cứu về những dạng khác nhau của cuộc sống sau cái chết, và hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người tin là có thiên đường đâu đó.

Nhưng một nhà khoa học Mỹ vừa khẳng định: điều xảy ra sau khi chết là… không có gì!

Theo báo New Zealand Herald, tiến sĩ Sean Carroll, chuyên gia vũ trụ và giáo sư vật lý học tại Viện Công nghệ California (Mỹ), là người đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về cuộc sống sau cái chết và nay ông tin chắc không có cuộc sống sau khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay.

Ông tin rằng để cuộc sống sau cái chết có thể được xem như một khả năng, ý thức sẽ cần phải được tách bạch hoàn toàn khỏi thể xác.

Không có cách gì để linh hồn sống sót sau cái chết.
Không có cách gì để linh hồn sống sót sau cái chết.

Tuy nhiên, như những gì chúng ta đã biết, ý thức thực sự được cấu thành từ một loạt nguyên tử (atom) và điện tử (electron) và vì thế không thể bị tách khỏi thế giới vật chất.

“Những tuyên bố về một dạng ý thức nào đó vẫn còn sau khi xác ta chết và phân hủy thành các nguyên tử cấu thành phải đối mặt với một trở ngại lớn không thể vượt qua”, tiến sĩ Carroll phát biểu trên báo Express (Anh).

“Và không có cách gì trong khuôn khổ những luật đó cho phép thông tin được lưu giữ trong não còn tồn tại sau khi chúng ta qua đời”, ông nhấn mạnh.

Các nhà khoa học đã kiểm nghiệm khả năng có cuộc sống sau cái chết nhiều lần nhưng không mang lại kết quả gì.

Tiến sĩ Carroll chỉ ra Thuyết trường lượng tử (QFT), theo đó có một trường riêng cho mỗi loại hạt, chẳng hạn một trường cho các electron, một trường cho các photon...

“Thực sự không có gì ngoài các nguyên tử và những lực đã được biết đến, rõ ràng không có cách gì để linh hồn sống sót sau cái chết”, ông viết trên tờ Scientific American.

“Tin vào cuộc sống sau cái chết, nói một cách nhẹ nhàng, đòi hỏi các quy luật vật lý vượt quá hình mẫu tiêu chuẩn. Và điều quan trọng nhất là chúng ta cần một cách thức nào đó để loại hình ‘vật lý mới’ ấy tương tác với các nguyên tử chúng ta đang có”, tiến sĩ Carroll viết.

“Trong khuôn khổ QFT, không thể có một tập hợp các "hạt linh hồn" và "lực linh hồn" có khả năng tương tác với những nguyên tử thông thường của chúng ta, bởi nếu có, chúng ta hẳn đã phát hiện ra chúng ngay trong các thí nghiệm hiện hữu”, cũng theo tiến sĩ Carroll.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn