E-COMMERCE VIỆT NAM THẤT BẠI – VÌ SAO

Thứ Tư, 09 Tháng Năm 20186:00 SA(Xem: 7030)
E-COMMERCE VIỆT NAM THẤT BẠI – VÌ SAO
Tôi vừa mua một cuốn sách audio từ Amazon. Tự nhiên nghĩ về thương mại điện tử (E-commerce/TMĐT). Cho tới nay, gần như tất cả công ty TMĐT từ nhỏ tới lớn đều không thể kiếm nổi lời. Tôi có thể nêu ra hàng loạt trang web đã đóng cửa như BeYeu dot Com, Food Panda. Còn những trang đang tồn tại thì không biết chừng nào mới dẹp.
Ở đây tôi chỉ tóm tắt lại những lý do theo góc nhìn cá nhân và những bài phân tích thương mại.
1. Đa số người Việt Nam không dùng thẻ mà dùng tiền mặt. Rất là phiền và tốn thêm chi phí quản lý.
2. Hệ thống vận chuyển ở Việt Nam quá tụt hậu. Giờ tưởng tượng xe hàng ở Hà Nội muốn đi Sài Gòn thì chỉ có Quốc Lộ 1A, mấy chục năm rồi không nâng cấp. Trung bình mất 48 tiếng.
3. Có quá nhiều cửa hàng bán lẻ ngoài đường. Theo nhận xét cá nhân thì họ lấy công làm lời. Cái này không có gì sai hết.
4. Quy hoạch đô thị quá tệ cho nên các xe giao hàng phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Cái này khiến món hàng mua trên mạng gánh thêm chi phí và thời gian. Tội nghiệp mấy anh shipper.
5. Hệ thống IT quá tệ. Tôi không phải chuyên gia. Giờ lấy Amazon là chuẩn rồi so với Tiki thì khác một trời. Tôi là người mua tôi còn phát bực.
6. Người Việt chưa có thói quen mua online. Họ dùng điện thoại và internet để lên Facebook nhìn gái, còn để mua bán điện tử thì chưa.
7. Thị trường xách tay vẫn thống trị. Những hộ bán online vẫn thích bán theo kiểu cá nhân để lách thuế và chi phí. Như mấy em hot girl bán quần áo trên Facebook. Tôi cũng đã từng mua nước mắm và dầu xanh qua kênh xách tay vì mấy trang web như Tiki không có bán.
8. Các công ty có quá ít vốn để có thể phát triển lên quy mô nhất định. Cái này có thể đúng. Hiện tại Tiki được định giá $160 triệu USD. Trông lớn nhưng nó chẳng là gì so với các công ty thương mại điện tử khác.
9. Việt Nam chưa có hệ sinh thái TMĐT để các trang web và cửa hàng có thể cùng phát triển. Từ tài chính, pháp lý, nguồn mua, phân phối và nhu cầu.
10. Và cuối cùng, thu nhập bình quân của người Việt vẫn quá thấp. Đúng là tầng lớp trung lưu trở lên ngày càng nhiều, nhưng xét về mặt bằng chung thì vô cùng khó để phát triển.
Người Việt vẫn mua bán online nhưng qua các “cửa hàng” Facebook, truyền miệng và xách tay. Các hộ kinh doanh vì không chịu được vấn đề thủ tục, pháp lý và thuế nên chỉ muốn tiếp tục làm nhỏ lẻ thay vì lên quy mô.  Đó là nhận xét riêng của tôi. Tôi muốn E-Commerce Việt Nam phát triển để tôi có thể mua hàng online. Dịch vụ ngày càng được cải thiện, nhưng có nhiều vấn đề. So với Amazon thì chắc phải mất chục năm nữa.
Ku Búa @ Viet Conservative
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn