7 dự án khoa học “không tưởng” của Bộ quốc phòng Mỹ

Thứ Năm, 03 Tháng Năm 20184:00 CH(Xem: 7982)
7 dự án khoa học “không tưởng” của Bộ quốc phòng Mỹ

Nhờ khoản ngân sách trị giá hàng tỷ USD và khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng cấp cao (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã hợp tác với nhiều tổ chức để phát triển những dự án đầy tham vọng.

DARPA là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển những công nghệ mới phục vụ cho mục đích quân sự. Từ công nghệ áo choàng tàng hình đến cấy ghép não, DARPA nỗ lực để đẩy nhanh sự tiến bộ của công nghệ tương lai, đưa nó vào thực tế.

Dưới đây là 7 dự án tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh đã được DARPA chính thức xác nhận:

1. Bộ đồ tác chiến khung xương mềm (Soft Exoskeletons)

Nguyên mẫu Soft Exoskeletons.
Nguyên mẫu Soft Exoskeletons. (Nguồn: DARPA).

Khi nói về chiến tranh tương lai, người ta thường nhắc tới công nghệ máy bay không người lái và người máy sẽ thay thế cho binh lính trên chiến trường. Mặc dù vậy, các công nghệ tiên tiến có thể được sử dụng để “nâng cấp” cho quân đội bằng cách sản xuất ra những bộ đồ nâng cao khả năng của con người.

Hợp tác cùng các nhà nghiên cứu của Học viện Wyss thuộc Cơ quan Kỹ thuật có nguồn gốc Sinh học của Đại học Havard, bộ đồ mà DARPA phát triển là một khung xương nhẹ để tăng cường sức khỏe, sức bền của người sử dụng qua vô số cảm biến và vi máy tính được tích hợp sẵn.

2. Cảm biến sinh học theo dõi sức khỏe

Cảm biến sinh học gắn trên da để theo dõi sức khỏe.
Cảm biến sinh học gắn trên da để theo dõi sức khỏe. (Nguồn: DT).

Khi tới khám tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe, bác sĩ sẽ chẩn đoán thể trạng qua thông tin cơ thể phản hồi. Tuy nhiên, một dự án của DARPA kết hợp với Cơ quan nghiên cứu Quân đội Mỹ hứa hẹn đưa nó lên một tầm cao mới nhờ công nghệ cảm biến sinh học tích hợp trên mô tế bào.

Ý tưởng của dự án là cấy các cảm biến dạng lỏng lên trên da, sử dụng chúng để đo các chỉ số sinh học liên quan như mức oxy, glucose, lactate và ion. Những cảm biến này sẽ tồn tại trên cơ thể trong hai năm, đọc và gửi thông tin trực tiếp tới các thiết bị kết nối không dây như smartphone.

3. Đạn tự dẫn hướng

Đạn tự dẫn hướng EXACTO.
Đạn tự dẫn hướng EXACTO. (Nguồn: DARPA).

Việc viên đạn bắn ra tự thay đổi quỹ đạo sau khi đạt tới vận tốc âm thanh hoàn toàn giống trong cuốn phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, đây lại là một dự án có thật đang được DARPA thực hiện. Nếu thành công nó sẽ giải quyết tất cả các vấn đề về kỹ thuật bắn từ hướng gió tới khả năng của xạ thủ.

EXACTO là loại đạn tự dẫn hướng để luôn tìm tới mục tiêu một cách chính xác. Đáng tiếc toàn bộ dự án vẫn được chính phủ Mỹ giữ bí mật và chưa có bất kỳ thông tin cụ thể nào về nguyên lý hoạt động của loại đạn đặc biệt này.

4. Tàu chống ngầm không người lái

Nguyên mẫu tàu chống ngầm không người lái Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmanned Vessel.
Nguyên mẫu tàu chống ngầm không người lái Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmanned Vessel. (Nguồn: DARPA).

Tên đầy đủ của loại phương tiện quân sự này là Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmanned Vessel. Nhưng khác với loại máy bay không người lái thông thường (drone), đây là mẫu tàu không người lái nặng 140 tấn dùng để phát hiện và theo dõi tàu ngầm của đối phương. Nó cũng có thể sử dụng với mục đích rà phá bom mìn trên biển.

Mẫu tàu chống ngầm này có thể hoạt động liên tục 60-90 ngày mà không cần sự can thiệp của con người. Hiện tại, phiên bản nguyên mẫu của tàu chống ngầm không người lái đã được sản xuất thành công bởi Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ.

5. Máy bay khổng lồ

Ảnh dựng về siêu máy bay cỡ lớn (HULA) trong dự án Walrus
Ảnh dựng về siêu máy bay cỡ lớn (HULA) trong dự án Walrus. (Nguồn: DARPA)

Walrus là dự án của DARPA để tạo ra một mẫu máy bay khổng lồ có thể đáp ứng tải trọng 500-1.000 tấn và di chuyển với vận tốc 12.000 hải lý/tuần. Một phương tiện quân sự khổng lồ như vậy rất hữu ích để chuyên chở binh lính với số lượng lớn cùng trang bị và vũ khí.

Tuy nhiên, Walrus là dự án chỉ nằm trên bàn giấy. Thực tế, chưa có bất kỳ nguyên mẫu siêu máy bay cỡ lớn (HULA) có cơ hội được cất cánh.

6. Bọ gián điệp

Bọ gián điệp thí nghiệm trong chương trình HI-MEMS.
Bọ gián điệp thí nghiệm trong chương trình HI-MEMS. (Nguồn: DARPA).

Ý tưởng về bọ gián điệp có lẽ xuất phát từ những bộ phim hành động của những năm 90. Và DARPA đã hiện thực hóa trong chương trình HI-MEMS bằng cách cấy những con chip điều khiển vào nhiều loại côn trùng khác nhau (như bướm đêm và bọ cánh cứng). Các nhà nghiên cứu cho biết sau khi cấy ghép, bộ não côn trùng sẽ được kích thích để kỹ thuật viên kiểm soát khi di chuyển nhằm mục đích do thám các khu vực mà con người và robot không thể làm được.

7. Liên kết não bộ và máy tính

Giàu như Elon Musk cũng phải chạy theo DARPA trong lĩnh vực phát triển công nghệ kết nối não bộ với máy tính.
Giàu như Elon Musk cũng phải chạy theo DARPA trong lĩnh vực phát triển công nghệ kết nối não bộ với máy tính. (Nguồn: CE).

CEO của Tesla, Elon Musk là một trong những ông trùm công nghệ quan tâm tới lĩnh vực xây dựng cơ sở quản lý não bộ dưới giao diện máy tính. Nhưng thậm chí một tỷ phú như ông E.Musk cũng không có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực như DARPA. Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng cấp cao đã làm việc với nhiều tổ chức khác nhau trong chương trình Thiết kế hệ thống kỹ thuật thần kinh (NESD) để tạo ra “một hệ thống cấy ghép có thể liên kết thông tin giữa não bộ và thế giới số”.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống là chuyển tín hiệu hóa học, điện não thành dữ liệu mà máy tính có thể phân tích và ngược lại. Thành quả của dự án này chính là máy tính có thể hiển thị tất cả những gì mắt người nhìn thấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn