Vệ tinh lần đầu kết nối trực tiếp 5G

Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 202511:00 SA(Xem: 1314)
Vệ tinh lần đầu kết nối trực tiếp 5G

Vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất thấp kết nối 5G thành công, giúp thiết lập liên lạc không gian dễ dàng và mở ra nhiều ứng dụng.

Sự kết nối trực tiếp đầu tiên của vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) với mạng 5G mở ra nhiều khả năng thú vị cho tương lai. Ảnh: ESA

Sự kết nối trực tiếp đầu tiên của vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) với mạng 5G mở ra nhiều khả năng thú vị cho tương lai. Ảnh: ESA

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và công ty vệ tinh Canada Telesat kết nối thành công một vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) với mặt đất bằng công nghệ Mạng phi mặt đất (NTN) 5G, IFL Science hôm 27/12 đưa tin.

Đây là lần đầu tiên trên thế giới điều này diễn ra, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc thiết lập liên lạc không gian dễ dàng, có thể cách mạng hóa hoạt động ứng phó với tình huống khẩn cấp, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nông thôn và hỗ trợ hoạt động công nghiệp trên toàn thế giới, ngay cả ở những khu vực xa xôi.

Đầu năm nay, ESA và Telesat đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) cho phép ESA truy cập vào vệ tinh LEO 3 mà Telesat vận hành. Vệ tinh này đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm các ứng dụng khách hàng độ trễ thấp, phát triển ăng-ten và một số công nghệ khác.

Trong thí nghiệm mới, nhóm chuyên gia sử dụng công nghệ 5G của Amarisoft và kết nối thành công với vệ tinh khi nó di chuyển qua bầu trời, từ đường chân trời lên độ cao tối đa 38 độ rồi xuống trở lại. Kết nối vẫn ổn định trong suốt thời gian này. Dù đã có những thí nghiệm khác được thực hiện với vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, đây là lần đầu tiên một vệ tinh LEO di chuyển nhanh (so với người dùng dưới mặt đất) kết nối thành công bằng công nghệ NTN 5G.

"Thí nghiệm đầu tiên trên thế giới này chứng minh sự xuất sắc của ESA trong việc phát triển công nghệ truy cập vệ tinh băng thông rộng", Alberto Ginesi, trưởng bộ phận Kỹ thuật và Hệ thống Viễn thông thuộc Phòng Công nghệ, Kỹ thuật và Chất lượng (TEC) của ESA, giải thích.

Một đổi mới quan trọng trong thí nghiệm là việc sử dụng các tiêu chuẩn mở thay cho công nghệ dạng sóng độc quyền. Các tiêu chuẩn mở được phát triển bởi Dự án Hợp tác Thế hệ thứ ba (3GPP) - tổ chức quốc tế tạo ra những tiêu chuẩn viễn thông. Điều này đồng nghĩa, thiết bị di động có thể kết nối trực tiếp với vệ tinh, giúp giảm chi phí và sự phức tạp gắn liền với cơ sở hạ tầng mặt đất.

Thành tựu mới cũng mở ra khả năng thực hiện phẫu thuật từ xa thông qua các dịch vụ y tế đáng tin cậy, hỗ trợ phương tiện tự hành, cung cấp kết nối cho các đội ứng phó với thảm họa, người sống hoặc làm việc ở những nơi xa xôi, thậm chí cải thiện dịch vụ internet trên chuyến bay.

Thu Thảo (Theo IFL Science)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo