Bạn có biết: Hạt giống đầu tiên đến từ đâu?

Thứ Hai, 02 Tháng Mười Hai 20241:00 CH(Xem: 874)
Bạn có biết: Hạt giống đầu tiên đến từ đâu?

Từ những bông bồ công anh mỏng manh đến những cây sồi hùng vĩ, hàng triệu loài thực vật sử dụng hạt giống để sinh sản và phát triển. Nhưng hạt giống đầu tiên xuất hiện từ đâu?

Hạt giống đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thực vật tiến hóa và thích nghi với môi trường. Chúng mang lại cho thế giới tự nhiên vẻ đẹp đa dạng, đồng thời cung cấp thức ăn và dược liệu cho con người. Khó có thể hình dung thế giới sẽ như thế nào nếu không có hạt giống.

Hạt giống phát tán từ cây bồ công anh.
Hạt giống phát tán từ cây bồ công anh. (Nguồn: Getty Images).

Thực vật bắt đầu sử dụng hạt để sinh sản từ cuối kỷ Devon, cách đây khoảng 419–359 triệu năm. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguồn gốc tiến hóa của hạt, nhưng các hóa thạch sớm nhất được ghi nhận có niên đại từ kỷ Famennian, khoảng 372 triệu năm trước.

Một ví dụ nổi bật là hóa thạch của Elkinsia polymorpha, được phát hiện ở Tây Virginia, Mỹ. Loài thực vật này có các chồi mang hạt – một đặc điểm tiến hóa mới mẻ thời bấy giờ, theo Bảo tàng Cổ sinh vật học của Đại học California, Berkeley. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều hóa thạch hạt cổ đại khác tại châu Âu và Trung Quốc.

Theo Giáo sư Gerhard Leubner, chuyên gia hóa sinh thực vật tại Đại học Royal Holloway, London, thực vật bắt đầu phát triển hạt không lâu sau khi chúng chuyển từ môi trường nước lên đất liền, khoảng 450 triệu năm trước.

Hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa. (Nguồn: Getty Images).

Ban đầu, thế giới được thống trị bởi dương xỉ sinh sản bằng bào tử, từ những bào tử này, thực vật hạt đã tiến hóa.

Một số loài thực vật cổ đại như rêu, tảo và dương xỉ vẫn duy trì phương thức sinh sản bằng bào tử. Bào tử là một tế bào đơn chứa DNA của cây mẹ, trong khi hạt giống là một cấu trúc phức tạp hơn, được hình thành từ sự kết hợp giữa phấn hoa của cây đực và noãn của cây cái.

Bào tử cần độ ẩm cao để tồn tại, trong khi hạt giống có lớp vỏ bảo vệ cứng cáp và khả năng dự trữ dinh dưỡng, giúp chúng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau.

Leubner giải thích: "Hạt giống không chỉ bền bỉ hơn bào tử mà còn có thể sinh tồn qua các điều kiện khắc nghiệt nhờ lớp vỏ bảo vệ và khả năng dự trữ năng lượng".

Lợi thế vượt trội của hạt giống

Hạt giống có thể "ngủ đông", trì hoãn quá trình nảy mầm cho đến khi điều kiện thuận lợi. Sự linh hoạt này cho phép chúng tồn tại và phát triển ở những môi trường khác nhau, từ vùng sa mạc khô cằn đến những khu rừng ẩm ướt.

Charles Knight, nhà sinh học tiến hóa thực vật tại Đại học Bách khoa California cho biết, trạng thái ngủ đông là "vũ khí bí mật" của hạt giống. "Chúng có thể di chuyển không chỉ qua không gian mà còn qua thời gian. Hạt giống có thể nằm im trong đất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm trước khi nảy mầm", Knight chia sẻ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo