AI khẳng định vị thế trong mùa Nobel 2024

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười 20245:00 SA(Xem: 1104)
AI khẳng định vị thế trong mùa Nobel 2024

Hai giải Nobel trong một tuần đã ghi nhận tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực ít được yêu thích và cấp kinh phí suốt thời gian dài trong lịch sử.

Nhà khoa học máy tính Geoffrey Hinton chuyên nghiên cứu mạng thần kinh sử dụng cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Noah Berger

Nhà khoa học máy tính Geoffrey Hinton chuyên nghiên cứu mạng thần kinh sử dụng cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Noah Berger

Ngày 8/10, hai nhà khoa học Geoffrey Hinton và John Hopfield đoạt giải Nobel Vật lý nhờ nghiên cứu tiên phong tạo nên nền tảng cho AI hiện đại. Sau đó, vào ngày 9/10, David Baker, John Jumper và Demis Hassabis cùng chia sẻ giải Nobel Hóa học nhờ công trình hé lộ những bí mật của protein thông qua AI.

Ngoài bộ ba nằm trong danh sách dự đoán trúng giải Nobel Hóa học, giải Nobel Vật lý là một bất ngờ lớn. "Tôi vô cùng sửng sốt. Tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra", Hinton chia sẻ khi giải thưởng công bố.

Hinton không phải là người duy nhất. Những người bình luận trực tuyến băn khoăn tại sao nhà khoa học máy tính lại được trao giải Nobel Vật lý. Nhưng đối với cộng đồng khoa học, tin tức trên không quá bất ngờ. "Vai trò của AI trong biến đổi cách chúng ta làm khoa học là điều không thể xem thường", Elena Simperl, giáo sư khoa thông tin ở Đại học King, London, nhấn mạnh. "Giải Nobel ghi nhận điều này, đồng thời cũng công nhận vai trò của những phương pháp liên ngành trong ngành máy tính cao cấp".

Trí tuệ nhân tạo có lịch sử lâu dài, xuất hiện vào thập niên 1950 và 1960 với công cụ chatbox thô sơ, máy dịch và thuật toán đơn giản. Nhưng nhiều thí nghiệm thời kỳ đầu thất bại và các nhà nghiên cứu chật vật tìm kiếm kinh phí, đặc biệt trong thập niên từ 1970 đến 1990, thời kỳ có biệt danh "mùa đông AI". Trước làn sóng quan tâm gần đây nhất do ChatGPT khơi dậy vào năm 2022, AI chỉ có vài khoảnh khắc thu hút công chúng.

Năm 2016, một chương trình gọi là AlphaGo tạo bởi công ty DeepMind của Hassabis đánh bại kiện tướng người Hàn Quốc Lee Se-Dol trong môn cờ vây, gần một thập kỷ sau khi siêu máy tính Deep Blue do IBM phát triển qua mặt nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov. Hassabis chia sẻ có mối liên hệ trực tiếp giữa AlphaGo và AlphaFold, chương trình giúp ông và đồng nghiệp đoạt giải Nobel nhờ dự đoán cấu trúc protein. "Chúng tôi dùng trò chơi ở mỗi bộ phận ban đầu của DeepMind để thử nghiệm các thuật toán sơ khai, giúp dẫn tới một số kỹ thuật mà chúng tôi sử dụng trong chương trình hiện đại", Hassabis cho biết.

Theo Simperl, thay vì băn khoăn khi các nhà tiên phong về AI đoạt giải Nobel, chúng ta nên khích lệ họ. "Có thể đã đến lúc điều này được công nhận với một hạng mục giải thưởng Nobel mới", bà nói. Những ngành như kỹ thuật phần mềm và an ninh mạng xứng đáng được công nhận bởi đóng góp cho xã hội.

An Khang (Theo AFP)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo