Kế hoạch rải bột sắt xuống Thái Bình Dương ngăn biến đổi khí hậu

Chủ Nhật, 29 Tháng Chín 20247:00 SA(Xem: 772)
Kế hoạch rải bột sắt xuống Thái Bình Dương ngăn biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học đề xuất một giải pháp gây tranh cãi để chống biến đổi khí hậu là rải bột sắt trên diện tích rộng ở Thái Bình Dương.

Kỹ thuật mang tên bón sắt cho đại dương (OIF) nhằm kích thích sự phát triển của một loại thực vật nhỏ trên biển gọi là thực vật phù du, chuyên tiêu thụ carbon dioxide và giữ lại khí này trong nước. Mô hình máy tính cho thấy bằng cách đổ hai triệu tấn bột sắt xuống biển mỗi năm, con người có thể loại bỏ gần 50 tỷ tấn carbon dioxide vào năm 2100. Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch đổ sắt trên vùng biển rộng 9.842km2 ở đông bắc Thái Bình Dương vào năm 2026, theo Mail.

 Thực vật phù du phát triển ở phía nam đảo Vancouver.
Thực vật phù du phát triển ở phía nam đảo Vancouver. (Ảnh: NOAA).

Một nhóm nhà khoa học ở tổ chức phi lợi nhuận Exploring Ocean Iron Solutions (ExOIS) đang khám phá khả năng phân tán sắt sulfate ở những khu vực nghèo dưỡng chất, bao gồm khu vực đông bắc Thái Bình Dương trải dài từ vùng ven biển phía tây Bắc và Nam Mỹ với vùng ven biển phía đông châu Á và mở rộng lên Bắc Cực. Thông qua phân phối sắt ở các khu vực đó, nhà khoa học có thể tăng cường sự phát triển của thực vật phù du, tách carbon dioxide khỏi khí quyển trong nhiều năm tới. Điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ CO2 trong môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí nhà kính giải phóng vào khí quyển.

Khoảng 40 tỷ tấn carbon dioxide giải phóng vào khí quyển mỗi năm, trong đó đại dương hấp thụ khoảng 30%. Nhóm nghiên cứu hy vọng với việc phân phối sắt sulfate trên biển, họ sẽ giúp giới hạn sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, những người phản đối cảnh báo sắt có thể làm mất đi dưỡng chất cho sinh vật biển, xóa sổ một phần mạng lưới thức ăn trong đại dương. Nhưng kế hoạch vẫn tiến triển với mốc thời gian 2 năm nữa.

Các nhà khoa học hiện nay đang tìm cách biến đổi sắt thành bột để có thể dễ dàng hòa tan trong nước và phân tán ở khu vực mục tiêu. Khi sắt hòa tan, nó đóng vai trò như chất kích thích thực vật phù du lớn nhanh, đôi khi trong vòng vài ngày. Dưỡng chất tăng cường khả năng quang hợp của loài cây nhỏ li ti này gấp 30 lần so với thông thường. Khi thực vật phù du chết, CO2 mà cây hấp thụ sẽ chìm xuống đáy biển, ngăn nó thoát vào khí quyển.

Hàng chục thí nghiệm được tiến hành vào những năm 1990 và 2000 bao gồm thí nghiệm tiến hành ở đông bắc Thái Bình Dương năm 2006 khiến thực vật phù du phát triển thành công. Tuy nhiên, một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại OIF có thể tác động tiêu cực tới một phần hệ sinh thái. Theo chuyên gia về biển sâu Lisa Levin, nhiều khả năng bón sắt sẽ gây ra tác động mà chúng ta chưa thực sự hiểu rõ. Họ lo ngại OIF có thể tạo ra vùng chết cho phép tảo nở hoa và tiêu thụ tất cả oxy trong nước, giết chết mọi sinh vật khác.

Trước khi nhóm nghiên cứu có thể bắt đầu kế hoạch, họ cần kêu gọi 160 triệu USD kinh phí cho chương trình. Tính đến nay, nhóm nghiên cứu mới nhận được 2 triệu USD từ Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ. Họ cũng cần xin giấy phép từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ để tiến hành thử nghiệm sau lệnh cấm quốc tế không cho phép tiến hành OIF vì mục đích thương mại được ban hành vào năm 2013.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo