10 lầm tưởng tai hại về sét

Thứ Tư, 29 Tháng Năm 20243:00 CH(Xem: 730)
10 lầm tưởng tai hại về sét

Sấm sét là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện khi trời bắt đầu đổ mưa, bão. Tuy nhiên, nếu như bạn bị sét đánh trúng có thể thiệt hại tới tính mạng. Sau đây là những lầm tưởng tai hại về sấm sét có thể cướp đi mạng sống của bạn.

1. Sét không đánh hai lần ở một nơi

10 lầm tưởng tai hại về sét

Điều này nghe có vẻ hay ho, nhưng đó không phải là sự thật. Sét đánh lặp lại nhiều lần ở nhiều nơi.Ví dụ như tòa nhà Empire State từng 1 lần được sử dụng làm nơi thí nghiệm sấm sét bởi khả năng đặc biệt trong việc thu hút dòng điện tự nhiên từ khí quyển của nó. Một thanh kim loại dài đã được gắn lên đỉnh của tòa nhà (dài 444m) để thu hút sét và tòa nhà đã bị sét đánh từ 25 đến 100 lần mỗi năm.

Hơn nữa, những tòa nhà cao tầng sẽ thường thu hút sét nhiều hơn, vì trong suốt cơn bão, những vật thể mang điện tích ở dưới đất sẽ gây ra xung đột với dòng điện tích trong những đám mây.

2. Sét chỉ gây nguy hiểm vào lúc trời mưa

Bạn hoàn toàn có thể là đối tượng của sét dù trời còn đang khô ráo. Theo Cục quản lí đại dương và khí quyển của Mỹ thì sét thường giáng xuống xung quanh cách cơn bão 5km. Thậm chí, các chuyên gia đã đặt cho chúng một vài cái tên như “Sét dị hình xanh”- loại sét hình thành phía trên các đám mây bão trông giống như một ngôi sao băng và di chuyển trong tầng điện li cách mặt đất khoảng 40 km đến 80 km hay “Sét dị hình Elves” thường xuất hiện một cách mờ nhạt phẳng giống như ánh sáng phát ra từ một vụ nổ có đường kính khoảng 402 km nhưng chỉ xuất hiện trong một mili giây.

3. Dùng tai nghe khiến bạn thành mục tiêu của sét

10 lầm tưởng tai hại về sét

Khi đeo tai nghe, bạn có thể bị cuốn theo điệu nhạc và cất tiếng hát khiến người xung quanh khó chịu, đặc biệt là trên tàu hay xe buýt. Thế nhưng chắc chắn việc đeo tai nghe sẽ không khiến cho bạn trở thành mục tiêu của sét. Việc có dễ bị sét đánh hay không phụ thuộc vào chiều cao giống như trường hợp của tòa nhà Empire State. Bởi vậy, nếu như bạn thấp hơn 30m thì hãy cứ yên tâm mà nghe nhạc trên đường. Bên cạnh đó thì dây cáp trong tai nghe còn giúp làm chệch hướng luồng sét ra khỏi tim.

4. Quy tắc 30/30

Quy tắc này là bạn nên bắt đầu đếm sau khi tia chớp lóe lên. Nếu bạn nghe thấy tiếng sấm trong vòng ít hơn 30 giây, bạn phải nhanh chóng chạy vào nhà. Sau đó đợi khoảng 30 phút nữa đến khi cơn bão chấm dứt để quay ra ngoài. Hiện nay, các chuyên gia đã không còn áp dụng quy tắc này nữa bởi những tia sét không còn dễ dàng để dự đoán. Thay vào đó, hãy cứ vào trong nhà, hoặc tìm một nơi được che chắn để chui vào, ngay khi bạn nghe thấy tiếng sấm. Tuy vậy, việc đợi đến 30 phút cho tới khi cơn bão đi qua vẫn là một ý tưởng tốt.

5. Lốp cao su của ô tô sẽ bảo vệ bạn

10 lầm tưởng tai hại về sét

Ô tô là nơi tương đối an toàn và hợp lý để ẩn trú trong cơn bão. Hầu hết phương tiện giao thông đều có bánh sử dụng lốp cao su. Nhưng đừng lầm tưởng, lốp xe không phải thứ giúp cho ô tô trở thành nơi trú ngụ tốt.

Sự thật là vài inch cao su trong lốp xe không thể ngăn ngừa việc bạn bị sét đánh. Điều khiến chiếc ô tô trở thành một nơi đủ an toàn để ẩn nấp là việc nó được che chắn ở mọi phía. Và bởi vậy, xe gắn máy và các phương tiện tương tự hoàn toàn không thích hợp để dùng khi có mưa bão, dù nó có dùng lốp cao su đi chăng nữa.

6. Hoàn toàn an toàn khi di chuyển trong nhà

Ở trong nhà với 4 bức tường và mái che chắc chắn là an toàn hơn so với việc lái xe bên ngoài, nhưng điều đó không có nghĩa rằng sét sẽ không tìm đến khi bạn đi ngang qua các ô cửa. Thực ra, chúng ta nên tránh xa các cửa và cửa sổ hết mức có thể, cũng như những nơi có khoảng trống cho sét tấn công. Và tốt nhất, chúng ta cũng nên tránh xa những vật dẫn điện khi ở trong nhà. Hãy cố gắng rút dây điện của các thiết bị như TV, máy tính hay các thiết bị dẫn điện khác.

Sét vẫn có thể đánh trúng người thông qua các đường dẫn trong nhà. Nghĩa là qua hệ thống dây điện, hệ thống ống nước và qua dòng nước trong đường ống. Nói chuyện trên điện thoại có dây, tắm hoặc làm việc trên máy tính để bàn hoặc xử lý các dụng cụ điện khi có sấm sét sẽ nguy hiểm không thua đứng ngoài trời. Tốt nhất là tránh xa tất cả nước và thiết bị có nối với nguồn điện cho đến khi hết sấm sét, theo Reader’s Digest.

7. Con người có thể tích điện

10 lầm tưởng tai hại về sét

Một số người thường tỏ ra là mình đang tích điện trong cơ thể. Bởi nếu trực tiếp chứng kiến một người bị sét đánh, bạn cho rằng người đó đã bị nhiễm điện nhưng trên thực tế, người bị sét đánh sẽ không tích trữ điện. Và mặc dù sét có thể khiến tim ngừng đập, bỏng và tổn thương thần kinh, thì hầu hết nạn nhân bị sét đánh có thể sống sót nếu nhận được cứu kịp thời.

8. “Greased Lightning” là một loại sét

“Greased Lightning” là tên một ca khúc. “Greased” cũng là một cách ví von những điều mà xảy ra quá nhanh. Ví dụ như khi vận động viên Usain Bolt của Jamaica chiến thắng trong cuộc thi điền kinh 200m tại London, người ta đã ví ông như “Greased Lightning”

Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong các tờ báo tiếng Anh thế kỷ 19 và một bài báo năm 1833 có câu "Anh nói nhanh như ‘Greased Lightning

9. Nếu ở bên ngoài, hãy nằm xuống

Bị kẹt bên ngoài trong một cơn bão thì quả là đáng sợ. Một số người chỉ đơn giản là cảm thấy bất lực nên sẽ cuộn tròn trong tư thế bào thai và khóc. Tin tốt là điều này thực sự là khá gần với những gì các chuyên gia khuyên chúng ta nên làm.

Khi sét đánh, nó có thể gửi một dòng điện xa tầm 30m xuống mặt đất. Vì vậy, nếu như chúng ta đang nằm dài trên đất thì thật là nguy. Vì vậy, cách tốt nhất là ngồi xuống, ôm lấy hai đầu gối, cúi đầu về phía trước và bịt chặt tai lại, giữ cho cơ thể tiếp xúc với mặt đất càng ít càng tốt.

10. Benjamin Franklin và con diều

10 lầm tưởng tai hại về sét

Từ năm 1752, Benjamin Franklin đã bắt đầu khám phá sự thật về tia chớp/sét. Nhà sáng chế kiêm chính khách và học giả này đã tạo ra một chiếc diều từ chiếc khăn tay lớn bằng lụa kéo ngang qua hai cái gậy, hướng qua một sợi dây kim loại đính vào một mảnh dây bện xoắn cùng một chiếc chìa khóa treo ở trên. Ông đã tiến hành cuộc thử nghiệm này trong một cơn bão lớn và đã phát hiện ra sét.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng có thể nó đã không xảy ra. Những người nghi ngờ đã viện vào việc thiếu chứng cứ hỗ trợ cho giả thuyết thí nghiệm của Franklin. Không có chứng kiến sự kiện này, chỉ có Franklin tường thuật lại một cách mập mờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo