6 công nghệ đã bước từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ra đời thực

Thứ Hai, 27 Tháng Năm 20243:00 CH(Xem: 751)
6 công nghệ đã bước từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ra đời thực

Bằng óc tưởng tượng kết hợp với tri thức khoa học đương thời, nhiều nhà văn đã sáng tạo ra những câu chuyện khoa học viễn tưởng để làm chất xúc tác cho các khám phá khoa học, hé lộ cho con người nhiều loại khả chưa từng có trước đây. Các tác phẩm đã khai sinh ra thể loại này là “The man in the Moone” (1638), trong đó một nhà thám hiểm đã gặp gỡ người ngoài hành tinh, và "Frankenstein" của Mary Shelley phát hành năm 1818. Hai cuộc Cách mạng Khoa học trong các thế kỷ 16-17, Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 19 là minh chứng mạnh mẽ cho thấy con người có thể hiện thực hóa những ý tưởng trên nhờ thực nghiệm và ngày nay chúng ta đang chứng kiến các công nghệ viễn tưởng dần trở thành hiện thực.


Jules Verne sinh tại Pháp vào năm 1828, thời cao điểm của Cách mạng Công nghiệp, bất chấp mong muốn của gia đình là trở thành một luật sư, ông đã chọn văn học. Thường viết vào ban đêm khi làm tại Sở Chứng khoán Paris, ông đã tạo ra một thể loại tiểu thuyết pha trộn giữa phiêu lưu với khoa học.

Năm 1865, tiểu thuyết "Từ Trái đất đến Mặt trăng" của Verne được phát hành, kể về cuộc phiêu lưu của Câu lạc bộ Súng Baltimore khi họ tìm cách chế tạo một khẩu đại bác khổng lồ và phóng một tên lửa lên Mặt trăng. Trong truyện, Verne tính lực cần thiết để đến được Mặt trăng (thông qua một hố sâu 274 mét trên mặt đất chứa 122 tấn thuốc nổ), với địa điểm phóng lý tưởng ở Florida và một tên lửa hình viên đạn chở được 3 người. Verne thậm chí còn dự đoán chi phí của vụ phóng là 5.446.675 USD (tương đương 12 tỷ USD năm 1969), tên lửa được làm bằng nhôm và có trọng lượng 8.731 kg (tàu Apollo 8 nặng 11.978 kg).

ten-lua-cua-verne-trong-phim-rocket-to-the-moon-1967.jpg
Tên lửa của Verne trong bộ phim chuyển thể năm 1967.


Việc Luke Skywalker bị Darth Vader làm mất tay trong phần phim Đế chế Phản công của Star Wars đã gây nhiều thương cảm, nhưng Luke sẽ sớm có một thiết bị thay thế đầy đủ chức năng. Chính phân cảnh đó đã truyền cảm hứng cho Đại học Utah phát triển "Cánh tay LUKE". Họ đã tạo ra một bàn tay sinh học với lớp da bằng silicon, tạo xúc giác cho người sử dụng và có thể điều khiển chỉ bằng suy nghĩ. Cánh tay này gửi tín hiệu đến não cho biết nên giữ một vật bằng lực mạnh hay nhẹ - điều bất khả thi với các loại chân tay giả khác.
luke-skywalker-chien-dau-voi-darth-vader.jpg

Cánh tay LUKE và những cánh tay giả khác cùng loại vẫn rất đắt đỏ và có số lượng hạn chế. Tuy nhiên, khi công nghệ này được cải tiến thì nó sẽ đem lại lợi ích to lớn cho những người cụt chi, vốn luôn gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng thế kỷ nay. Trước đây, việc mất đi chân tay đòi hỏi phải có một thiết bị thô sơ để thao tác với đồ vật, nhưng giờ đây trí tưởng tượng của các tác giả khoa học viễn tưởng kết hợp với nghiên cứu khoa học sẽ sớm kết thúc tình trạng này.

canh-tay-luke-cua-truong-dai-hoc-utah.jpg
Cánh tay LUKE.


Chủ đề 'nhân bản' từ lâu đã mê hoặc các nhà văn khoa học viễn tưởng và được đề cập trong tiểu thuyết “Brave New World” của Aldous Huxley từ năm 1932. Trong đó Huxley mô tả Quy trình Bokanovsky, một hình thức thụ tinh trong ống nghiệm tạo ra được tới 96 bản sao giống hệt cá thể gốc. Đến thập niên 1990, nhân bản đã trở thành điều mà chúng ta có thể chứng kiến tận mắt với chú cừu Dolly.
xac-cuu-dolly-nhoi-bong-tai-bao-tang-quoc-gia-scotland.jpg
Xác cừu Dolly nhồi bông tại Bảo tàng Scotland.

Sinh ngày 5/7/1996, Dolly bắt đầu phát triển từ một tế bào ngực chứa mọi thông tin cần thiết để tạo ra một con cừu. Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản từ tế bào trưởng thành, thách thức lý thuyết trước đó cho rằng một khi tế bào đã trưởng thành (như tế bào da, phổi), nó không thể trở lại trạng thái chứa mọi thông tin cần thiết để tạo ra toàn bộ sinh vật, vì nó được coi là mất nhiều thông tin di truyền trong quá trình phát triển. Nhưng Dolly lại là động vật có vú đầu tiên được nhân bản từ tế bào soma trưởng thành, thông qua quá trình "chuyển nhân tế bào soma" (SCNT), chứng tỏ rằng có thể tái lập trình một tế bào trưởng thành để nó hoạt động như một phôi và phát triển thành con cừu hoàn chỉnh.Tuy vậy, SCNT có kết quả hạn chế với các loài linh trưởng.


Trong cuốn sách "Hitchhiker's Guide to the Galaxy" (1979) của Douglas Adams, nhân vật chính Arthur Dent có chuyến đi du hành xuyên vũ trụ. Dù có nội dung viễn tưởng, nhưng chuyến đi của Dent lại đặt ra một vấn đề thực tế mà hàng triệu người gặp phải - hiểu ngôn ngữ của những nơi xa lạ mà họ đặt chân đến. Trong sách, Dent nhận được một con cá nhỏ màu vàng gọi là “cá Babel” và nó dịch tức thì mọi ngôn ngữ sang tiếng mẹ đẻ để Dent hiểu được y hệt người bản xứ.
may-phien-dich-ca-babel.jpg
Máy phiên dịch “cá Babel".

Tuy con người hiện chưa có công cụ dịch theo thời gian thực kết nối trực tiếp với các nơ-ron thần kinh và đặt vừa trong lỗ tai, hay cấy hẳn vào trong não, nhưng công nghệ dịch đã đạt được những bước tiến to lớn. Sự phổ biến của điện thoại cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đem lại cho con người bản dịch dựa trên hình ảnh: Các ứng dụng Google Translate và iTranslate chỉ cần chụp ảnh bằng camera điện thoại để phát hiện chữ và dịch ngay trên màn hình. Dù không hoàn hảo nhưng chúng sẽ hữu ích nếu chúng ta đang lạc giữa các con phố ở Bangkok. Ngoài ra, các công ty Kyocera, Timekettle cùng với Google và Apple đang triển khai AI được đào tạo trước để biến lời đang nói thành chú thích hoặc đoạn hội thoại được dịch theo thời gian thực.

Công nghệ khoa học viễn tưởng thường sử dụng các thiết bị chạy bằng nam châm. Còn trong thực tế, tàu đệm từ Maglev đã cho thấy sức mạnh của nam châm trong việc đẩy tàu đi với tốc độ cao, cho nên súng điện từ cũng làm được điều đó.

Trong sách “Chuyến đi tới sao Kim” của John Munro năm 1897, tác giả tưởng tượng về những khẩu súng chạy bằng điện phóng được phi thuyền vào không gian. Năm 1918, kỹ sư người Pháp Louis Octave Fauchon-Villeplee đã tạo ra thiết kế đầu tiên của súng điện từ, sau đó truyền cảm hứng cho Bộ Tư lệnh Phòng không Đức yêu cầu nghiên cứu tính khả thi của việc chế tạo súng điện từ phòng không, dù trong Thế chiến II họ chưa từng chế tạo nó. Quân đội Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch và ngày càng quan tâm đến súng điện từ.

minh-hoa-nguyen-ly-hoat-dong-cua-sung-dien-tu.jpg

Súng điện từ có những lợi ích tiềm năng như tầm bắn được cải thiện, chế tạo và bảo trì đạn dược đơn giản và đạn bay siêu nhanh. Tuy nhiên nó đòi hỏi nguồn năng lượng điện khổng lồ. Hải quân Mỹ đã cố gắng chế tạo súng điện từ có thể phóng đạn với tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh cho các tàu khu trục lớp Zumwalt. Dù Nhật Bản còn đề nghị hợp tác để phát triển súng điện từ nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh, song cả 2 dự án đều đang đình trệ.

sung-dien-tu-dang-duoc-hai-quan-my-thu-nghiem.jpg


H.G. Wells có một vị trí sáng giá trong hàng ngũ các nhà văn khoa học viễn tưởng. Ông đã nắm bắt được xu thế của công nghệ tương lai khi tưởng tượng ra xe tăng chiến đấu gần 15 năm trước khi chúng được phát minh.
xe-boc-thep-cua-h-g-wells.jpg

Trong truyện ngắn "The Land Ironclads" năm 1903, Wells tưởng tượng ra một chiến trường ảm đạm với nhiều chiến hào và đang lâm vào bế tắc, nhưng sự xuất hiện của hàng chục xe bọc thép chạy bằng bánh xích dài từ 24-30 mét đã phá vỡ tình thế này. Các kỹ sư sẽ lái phương tiện còn binh sĩ sử dụng ụ súng để phản công. Cuối cùng, nhờ máy móc vượt trội họ đã đánh bại đối thủ. Thế chiến I đã nổ ra 11 năm sau khi câu chuyện được xuất bản, dù những chiếc xe tăng đầu tiên của cuộc chiến rất khác so với ý tưởng của Wells.

Theo SG.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo