Ký ức hình thành như thế nào, lý do khiến người trẻ hay quên?

Thứ Bảy, 20 Tháng Tư 20245:00 SA(Xem: 743)
Ký ức hình thành như thế nào, lý do khiến người trẻ hay quên?
Tại sao chúng ta nhớ được một số thứ còn những thứ khác thì không? Và tại sao ký ức cuối cùng lại phai nhạt? Vậy trước tiên, hãy cùng xem ký ức hình thành như thế nào.

Thông tin đầu tiên được đưa vào trí nhớ ngắn hạn, nơi nó có thể được lưu trữ trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Sau đó, nó được chuyển đến trí nhớ dài hạn thông qua các khu vực như vùng hải mã và cuối cùng đến một số vùng lưu trữ trên não.

Nếu hai nơ-ron thần kinh giao tiếp liên tục, hiệu quả giao tiếp giữa chúng tăng lên. Quá trình này, được gọi là điện thế dài hạn, được coi là một cơ chế giúp ký ức được lưu trữ lâu dài, nhưng làm thế nào một số ký ức lại bị mất đi?

Tuổi tác là một yếu tố. Vùng hải mã mất đi 5% số tế bào thần kinh mỗi thập kỷ và tổng số mất đi là 20% khi bạn 80 tuổi, dẫn đến sự sụt giảm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, như acetylcholine, chất rất quan trọng đối với việc học tập và trí nhớ. Những thay đổi này dường như ảnh hưởng đến cách mọi người truy xuất thông tin được lưu trữ.

Một nguyên nhân khác gây ra các vấn đề về trí nhớ là căng thẳng mãn tính. Những người trẻ khi liên tục bị quá tải bởi công việc và trách nhiệm cá nhân, cơ thể sẽ ở trong tình trạng cảnh giác cao độ. Phản ứng này phát triển từ cơ chế sinh lý được thiết kế để đảm bảo chúng ta có thể sống sót trong cơn khủng hoảng.

Các chất sinh ra giúp giảm căng thẳng sẽ huy động năng lượng và tăng sự tỉnh táo. Tuy nhiên, với tình trạng căng thẳng mãn tính, cơ thể chúng ta tràn ngập các hóa chất này, dẫn đến mất tế bào não và không có khả năng hình thành tế bào mới, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông tin mới của chúng ta.

Trầm cảm là một thủ phạm khác. Những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ cao hơn 40%.

Cũng giống như sức mạnh cơ bắp, chúng ta phải sử dụng bộ não của mình nếu không sẽ có nguy cơ mất đi nó. Có một số cách bạn có thể thực hiện để hỗ trợ bộ não trong việc lưu giữ ký ức. Hãy chắc chắn rằng bạn tiếp tục hoạt động thể chất. Tăng lưu lượng máu đến não là hữu ích. Và ăn uống tốt.

Bộ não của bạn cần tất cả các chất dinh dưỡng phù hợp để duy trì hoạt động bình thường. Và cuối cùng, hãy cho bộ não của bạn tập luyện. Cho bộ não của bạn tiếp xúc với những thử thách, chẳng hạn như học một ngôn ngữ mới, là một trong những cách phòng thủ tốt nhất để giữ cho ký ức của bạn được nguyên vẹn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo