Chiếc lò vi sóng di động có thể hâm nóng khoảng 11

Thứ Bảy, 29 Tháng Tư 20235:00 SA(Xem: 1038)
Chiếc lò vi sóng di động có thể hâm nóng khoảng 11

Lò vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình, nó rất linh hoạt, là loại bếp tiết kiệm thời gian nhờ bức xạ vi ba đốt nóng thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Hằng ngày bạn đã tiếp xúc sử dụng nó thường xuyên nhưng có khi nào các mẹ nghĩ tại sao nó lại làm được những công việc đó hay chưa?

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ qua về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của lò vi sóng cho người sử dụng hiểu hơn về thiết bị mình đang sử dụng.

Cấu tạo lò vi sóng gồm các bộ phận chính

  • Buồng nấu (usable space).
  • Mạch vi điều khiển (microcontronller),
  • Máy phát sóng cao tần (magnetron) – nguồn phát sóng.
  • Ống dẫn sóng (Waveguide).

Lò vi sóng
Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa lò vi sóng.

Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa lò vi sóng. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhở hơn nhiều bước sóng(12cm), nên sóng viba không lọt ra, nhưng anh sáng (ở bước sóng ngăn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp qua sát thức ăn bên trong. Lò vi sóng dùng sóng vi ba để hâm nóng thức ăn.

Nguyên lý hoạt động

Sóng viba được tạo ra từ một bộ dao động điện từ và được khuếch đại nhờ Magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực. Năng lượng (sóng viba) từ máy phát (magnetron) được truyền theo ống dẫn sóng đến quạt phát tán (phía trên nóc lò) để đưa sóng ra mọi phía (hình 1-21). Ở giữa lò các sóng phân tán đều đặn nhờ sự phản chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước.

Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:

  • Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.
  • Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.

Bộ phận phát sóng Magnetron

Magnetron gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực dương (anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance). Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến 2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động mà bộ phận thiết yếu là mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng hưởng tương đương như một mạch cộng hưởng song song.

Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng (filament).

Bên trong magnetron là chân không, giữa điện cực âm và dương người ta dùng hiệu điện thế khoảng 2300 volt để tạo từ trường. Từ trường này làm di chuyển các electron từ cực âm sang cực dương. Để tạo ra và giữ cho các dao động ở tần số cao, các điện từ phải di động theo đường xoắn ốc trước các khoang cộng hưởng. Đường đi này có được là nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam châm mà đường sức của nó thẳng góc với điện trường E.

Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các đường sức. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ sát giữa các phân tử nước với nhau tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thức ăn, do đó toàn bộ thức ăn được đốt nóng.

Lò vi sóng không nóng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sử dụng vật đựng không dùng được trong lò vi sóng

Vật đựng bạn dùng trong lò vi sóng sai cách là một trong những nguyên nhân khiến cho lò không nóng, còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của lò vi sóng. Để hạn chế được việc dùng vật đựng sai cách cho lò, bạn hãy sử dụng các vật đựng bằng gốm sứ, thủy tinh chuyên dụng cho lò vi sóng để đảm bảo lò vi sóng không bị hư hỏng trong quá trình hoạt động.

Bạn không nên sử dụng các vật dụng bằng kim loại vì những vật đựng này sẽ làm các tia lửa trong lò sẽ phát ra ngoài khiến cho lò không nóng được. Từ đó làm cho thực phẩm không nhận được hơi nóng, không rã đông được thực phẩm.

Bộ phận chắn sóng, cầu chì bị hỏng

Cách nhận biết: Đèn trong lò sáng, đĩa đựng thực phẩm vẫn quay nhưng thức ăn không thể làm nóng được có nghĩa là bộ phận chắn sóng của lò nhà bạn đã bị hỏng.

Hay kiểm tra cả tấm chắn sóng khi dùng mà không thấy lò vi sóng nóng nhé.
Hay kiểm tra cả tấm chắn sóng khi dùng mà không thấy lò vi sóng nóng nhé.

Nguyên nhân: Bạn sử dụng lò với tần suất lớn trong một thời gian dài khiến cho lò bị quá tải, không kịp tản nhiệt. Khi đó, bộ phận cầu chì của lò sẽ tự đứt để bảo vệ được bóng cao tần nữa.

Cách khắc phục:

Bạn có thể rút dây điện của lò ra khỏi ổ cắm, sau đó mở cửa lò và lấy hết thức ăn ra ngoài rồi tiến hành tháo vỏ ngoài phía sau của lò ra.

Tiếp theo đó, bạn hãy tìm nơi để hộp cầu chì và lấy chúng ra.

Sau khi đã lấy hộp cầu chì ra, bạn mở hộp cầu chì và dùng bút thử điện để kiểm tra xem 2 đầu dây gắn với cầu chì có sáng đèn không. Nếu đèn không sáng tức là cầu chì đã bị đứt và bạn phải dùng một cầu chì khác cùng loại để thay thế cho lò của mình.

Sau khi đã thay thế cầu chì mới, bạn hãy lắp chúng vào vị trí cũ rồi cắm phích điện lại và sử dụng lò như bình thường.

Lò vi sóng quá bẩn, ảnh hưởng đến bộ phận chắn sóng

Cách nhận biết: Thành lò bị tích tụ nhiều bụi bẩn, lò vi sóng không nóng.

Nguyên nhân: Bạn sử dụng lò vi sóng thường xuyên để làm chín, rã đông, hâm nóng thực phẩm nhưng không lau chùi, vệ sinh trong suốt nhiều tháng liền dẫn đến tình trạng vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ, ngăn chặn các tia sóng phát ra.

Cách khắc phục:

Làm sạch lò sau khi sử dụng: Bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm thấm vào nước ấm và lâu sạch khoang lò đến vỏ lò để khử khuẩn, lau đi những vết bẩn của thực phẩm còn sót lại trong quá trình sử dụng. Nếu lò nhà bạn dính những vết bẩn cứng đầu không thể làm sạch bằng khăn ấm thì bạn cũng có thể sử dụng chanh, giấm,... để vệ sinh, tẩy rửa chúng dễ dàng hơn.

Khử mùi cho lò vi sóng: Sau khi bạn sử dụng lò để nấu, rã đông thực phẩm sẽ khiến cho lò bị ám mùi thức ăn. Vì vậy, bạn hãy sử dụng 1 cốc nước chanh tươi rồi quay lò khoảng 3 phút, sau đó dùng khăn sạch để vệ sinh lại 1 lần nữa để đảm bảo chiếc lò nhà bạn được hoạt động tốt nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn