Sự thật đằng sau thí nghiệm tạo ra tia X-quang đầu tiên trên thế giới

Thứ Năm, 23 Tháng Ba 20237:00 SA(Xem: 1313)
Sự thật đằng sau thí nghiệm tạo ra tia X-quang đầu tiên trên thế giới

Tia X đã giúp nền y học hiện đại rất nhiều nhưng những thí nghiệm thuở ban đầu để phát hiện ra nó đã phải trả bằng sinh mạng của chính con người.

Vào tháng 12/1985, nhà vật lý người Đức Wilhelm Roentgen gửi báo cáo sơ bộ cho tạp chí của Hiệp hội Sinh lý - Y khoa Würzburg, mô tả phát hiện "một loại tia mới". Loại bức xạ chưa từng được phát hiện trước đây mà ông đặt tên là tia X có thể chiếu xuyên qua những khối gỗ và cuốn sách dày nghìn trang, thậm chí cả da thịt ở bàn tay người, tạo ra bóng mờ của phần xương. Trong vòng vài tuần, tin tức lan khắp thế giới, dấy lên vô số cuộc tranh luận trên các tạp chí về phát hiện mới và ứng dụng tiềm năng trong khoa học y sinh.

Tác động gây tổn thương của tia Roentgen đối với mô sống được nhà vật lý người Italy Angelo Battelli suy đoán sớm nhất vào tháng 3/1896. Nhiều kỹ sư khác cũng nêu ra lo ngại, nhưng phát hiện tia X mở ra nhiều tiềm năng đến mức một số nhà khoa học sẵn sàng bỏ mối lo ngại sang một bên để tìm hiểu phát hiện đột phá này. Một trong những người đầu tiên phải trả giá cho phát hiện là Clarence Madison Dally.

Dally sinh tại Woodbridge, New Jersey, vào năm 1865. Cha ông là một thợ thổi thủy tinh ở nhà máy Edison Lamp Works tại thị trấn Harrison gần đó, chuyên sản xuất bóng đèn. Ở tuổi 17 tuổi, ông nhập ngũ và công tác 6 năm trong Hải quân trước khi giải ngũ. Trở về quê nhà ở Woodbridge vào 1888, Dally bắt đầu làm việc cùng cha và 3 anh em trai ở Edison Lamp Works.

 Nhà nghiên cứu Wilhelm Conrad Roentgen
Edison nhìn qua kính huỳnh quang để quan sát tia X rọi vào bàn tay của Clarence Madison Dally. (Ảnh: Wellcome Images).

Tấm ảnh X-quang đầu tiên do Wilhelm Conrad Roentgen chụp lại.
Tấm ảnh X-quang đầu tiên do Wilhelm Conrad Roentgen chụp lại.

Khi Roentgen công bố phát hiện tia X vào năm 1895, Thomas Edison nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của nó và cho rằng đây có thể là công cụ để cải tiến đèn sợi đốt. Edison đặc biệt quan tâm tới một trong những thí nghiệm của Roentgen, trong đó nhà nghiên cứu phủ một lớp tinh thể bari platinocyanua lên màn hình thủy tinh và rọi tia X vào. Tinh thể sẽ phát sáng trong bóng tối khi tiếp xúc với tia X. Edison tin chắc nếu tìm ra chất huỳnh quang phù hợp, ông có thể khiến màn hình sáng lên đủ để chiếu rọi cả căn phòng.

Được biết, vì bị những hình ảnh X quang nguyên sơ đầu tiên của một nhà khoa học khác thu hút nên Edison quyết định nghiên cứu công nghệ mới này. Ông cần tới một bàn tay để thí nghiệm nhưng ông lại không thể sử dụng tay của mình làm bản mẫu vì phải quan sát cũng như sử dụng đôi tay để làm việc.

Bởi vậy, trợ lí của ông, Dally Clarence - một người vô cùng hứng thú với công nghệ tia X luôn cảm thấy sẵn sàng được trở thành người thí nghiệm cho Edison. Theo các tài liệu ghi chép, Trong khi Dally luôn muốn được thử nghiệm các ống tia X mạnh nhất, Edison lại cố gắng thử nghiệm những ống kém mạnh hơn.

Chính bởi vậy, bàn tay trái của Dally sau nhiều lần tiếp xúc với bức xạ, luôn bị bao phủ bởi những vết bỏng. Tuy nhiên, sự tò mò đối với những khám phá mới luôn mê hoặc con người. Các trợ lí khác của Edison từng cho hay cứ khi nào thấy Dally là thấy bàn tay của anh ấy đang làm thí nghiệm. Vài năm sau, Edison đã phát minh ra đèn huỳnh quang đầu tiên hỗ trợ nhìn thấy được xương bên dưới da thịt.

Dù tình trạng ngày một tệ đi nhưng Dally vẫn mong muốn được cống hiến cho khoa học. Mới chỉ 35 tuổi, tóc Dally đã rụng gần hết, trông anh cũng già hơn những người bạn cùng trang lứa. Bàn tay trái luôn sưng đỏ và đau đớn, các vết loét lan lên cánh tay và khuôn mặt anh. Những chuyển biến về tình trạng của trợ lí đều được Edison viết vào nhật kí mỗi ngày.

Bàn tay trái của Dally sau nhiều lần tiếp xúc với bức xạ, luôn bị bao phủ bởi những vết bỏng.
Bàn tay trái của Dally sau nhiều lần tiếp xúc với bức xạ, luôn bị bao phủ bởi những vết bỏng.

Vì bàn tay trái quá yếu nên Dally đã sử dụng bàn tay phải khỏe mạnh hơn để tiếp tục làm thí nghiệm. Nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau, bàn tay phải của anh cũng luôn sưng đỏ và đau đớn khiến anh phải ngâm chúng vào nước lạnh hằng đêm để xoa dịu nỗi đau và để có thể ngủ được. Một vài năm sau, các bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật lấy da từ chân của Dally ghép vào bàn tay trái đang dần phân hủy nhưng kết quả không khả quan.

Theo như kết quả của khoa học hiện đại, vì phơi nhiễm phóng xạ nên Dally mắc ung thư da. Anh đành phải cắt cụt tay trái, vài tháng sau, anh phải tiếp tục cắt cụt 4 ngón tay phải. Năm 1903, anh cắt cụt tay phải. Một năm sau, anh ra đi ở tuổi 39, tám năm kể từ khi anh lần đầu tiếp xúc với tia X. Những năm cuối đời, dù phải cắt cụt tay, không còn làm việc ở phòng thí nghiệm nhưng Dally vẫn bày tỏ với Edison rằng anh có thể hỗ trợ các thí nghiệm khoa học đến cuối đời.

Sau cái chết của người trợ lí, Edison đã bị sang chấn tâm lí khá mạnh.

"Đừng nói với tôi về tia X", ông nói.

"Tôi sợ chúng".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn