Công nghệ kiểm soát bức xạ mặt trời: Đã đến lúc?

Thứ Năm, 16 Tháng Ba 20235:00 CH(Xem: 766)
Công nghệ kiểm soát bức xạ mặt trời: Đã đến lúc?

Một nhóm 60 nhà khoa học hàng đầu, bao gồm cựu Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) James Hansen và được dẫn đầu bởi giáo sư khoa học khí quyển Sarah Doherty từ Trường ĐH Washington, đã cùng công bố một bức thư ngỏ vào ngày 27-2, trong đó kêu gọi nghiên cứu kỹ thuật điều chỉnh bức xạ mặt trời, tức "solar geogeoengineering" ("quản trị bức xạ mặt trời"), nhằm tạm thời làm mát Trái đất.

Phương pháp này liên quan đến việc phun các hạt aerosol dạng sương mù vào bầu khí quyển, tạo thành một lớp "mây" nhân tạo giúp phản xạ ánh sáng mặt trời, từ đó làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

Tạp chí Politico trích dẫn lập luận của nhóm rằng họ không xem đây là một giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu nhưng thực tế là cắt giảm ô nhiễm thôi chưa đủ.

"Việc giảm lượng khí thải rất quan trọng nhưng không có mức giảm thiểu nào được thực hiện hiện nay có thể đảo ngược tác động nóng lên của khí thải nhà kính trong quá khứ và hiện tại" - nhóm khoa học gia viết, kêu gọi đánh giá khoa học một cách nhanh chóng, nghiêm ngặt về cách thức hoạt động của kỹ thuật trên cũng như những nguy hiểm tiềm tàng.

Câu cá trên băng
Canada đang trải qua mùa đông ấm bất thường khiến những người câu cá trên băng hôm 22-2 gặp nguy hiểm vì băng mỏng. (Ảnh: REUTERS).

Gần như đồng thời, một báo cáo của nhóm chuyên gia do chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cũng bàn luận về công nghệ này.

Họ cho rằng không nên sử dụng "nhóm công nghệ mang tính lý thuyết" liên quan đến phản xạ ánh sáng mặt trời bây giờ nhưng quan điểm này có thể thay đổi nếu các hành động khí hậu hiện tại chưa đủ, với điều kiện phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng.

Theo báo cáo, đây là giải pháp khả thi và có thể nhanh chóng "hạ nhiệt" trái đất trong vài năm, với chi phí được xem là "tương đối thấp" - tốn khoảng 20 tỉ USD để làm giảm 1 độ C/năm, mức giá trong tầm tay của nhiều quốc gia và tổ chức. Bù lại, cách làm này có thể gây ra mưa axít, làm suy yếu tầng ozon cùng nhiều tác dụng phụ chưa được biết đầy đủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn