Phương pháp kỳ quặc giúp bạn nhớ lâu hơn

Thứ Năm, 16 Tháng Hai 202311:00 SA(Xem: 1914)
Phương pháp kỳ quặc giúp bạn nhớ lâu hơn

Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật, bạn sẽ có thể ghi nhớ được nhiều thứ hơn.

Nelson Dellis đã 4 lần vô địch giải USA Memory Champion và Grandmaster of Memory. Một số thành tựu nổi bật của anh là có thể ghi nhớ 10 nghìn chữ số sau dấu thập phân số Pi. Anh cũng có thể ghi nhớ thứ tự từng quân bài trong 9 bộ bài được xáo ngẫu nhiên và danh sách hàng trăm cái tên sau khi nghe qua chúng một lần.

Tuy vậy, Dellis cho biết chỉ cần một chút chịu khó, ai cũng có thể nâng cao khả năng ghi nhớ của mình. Dưới đây là 5 bước giúp bạn có thể ghi nhớ hầu hết thông tin cần thiết.

Bắt đầu bằng những hình ảnh ấn tượng

Chúng ta sẽ bắt đầu với một nhiệm vụ khá đơn giản: ghi nhớ 7 kỳ quan thế giới. Để nhớ được chúng, Dellis khuyên rằng nên chuyển hóa từng địa danh thành những hình ảnh đơn giản, dễ nhớ.

Một số địa danh sẽ có hình ảnh rõ ràng hơn. Ví dụ như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, bạn có thể nhớ nó là một bức tường. Với Petra, bạn có thể gắn nó với hình ảnh chú thú cưng.

"Sử dụng những hình ảnh rút gọn như trên cực kỳ hiệu quả. Điều bạn muốn làm là tạo ra những ký ức lớn, sử dụng đa giác quan", Julia Shaw giải thích. Cô là nhà tâm lý học tại University College London và là tác giả của cuốn sách The Memory Illusion: Remembering, Forgetting, and the Science of False Memory.

Bộ nãoMột bộ phận của não có nhiệm vụ tạo ra cảm xúc, kích khích những bộ phận khác trong não ghi lại ký ức.

Bạn muốn hướng đến những hình ảnh trong tâm trí có thể cảm nhận, ngửi thấy hay nhìn được, điều đó để khiến nó trở nên chân thật nhất có thể.

Lý giải khoa học đằng sau bước này là vì "hình ảnh càng kỳ lạ hay thô thiển, chứa cảm xúc thì càng dễ nhớ", Shaw cho biết.

"Khi quan sát bộ não, các nhà khoa học cho thấy hạch hạnh nhân – một bộ phận của não có nhiệm vụ tạo ra cảm xúc – kích khích những bộ phận khác trong não ghi lại ký ức". Đó là lý do vì sao chúng ta thường nhớ những sự kiện có cảm xúc mạnh lâu hơn.

Đặt những hình ảnh đó vào nơi cụ thể

Bước tiếp theo là đưa những hình ảnh trên vào bối cảnh mà bạn đã quen thuộc. Với ví dụ của Dellis, anh sẽ đặt từng kỳ quan vào các vị trí trong nhà của mình, bắt đầu với bức tường ở lối ra vào, kế đến là hình ảnh Chúa đang nằm trên chiếc sofa trong nhà, đại diện cho bức tượng Chúa cứu thế.

"Hình ảnh càng kỳ quặc càng tốt", Dellis cho biết. Trong nhà bếp, bạn có thể tưởng tượng một chú lạc đà không bướu đang chuẩn bị bữa tối.

Kỹ thuật gắn hình ảnh vào một địa điểm cụ thể gọi là "cung điện ký ức" và nó đặc biệt hữu dụng cho ghi nhớ thứ tự những thành phần nhất định, Shaw lý giải. "Một cung điện ký ức được hình thành dựa trên ký ức có sẵn về một địa điểm có thật trong trí nhớ của bạn. Đó là một nơi bạn đã biết, thường là nhà hoặc một địa điểm mà bạn biết rất rõ", chuyên gia này nói thêm.

22662-bo-nao-1Kỹ thuật gắn hình ảnh vào một địa điểm giúp cho ghi nhớ thứ tự những thành phần nhất định tốt hơn.

Nếu phải nhớ một danh sách gồm 7 món đồ, không gian bạn cần sẽ tương đối nhỏ. Nhưng nếu là 10 nghìn chữ số thập phân của số pi, Dellis sẽ cần phải mở rộng cung điện ký ức của mình ra toàn bộ thành phố anh sống, thành phố Miami. Dellis chia 10 nghìn chữ số ra thành 20 nghìn tập hợp gồm 5 chữ số và gán chúng vào 10 địa điểm lân cận khác nhau.

"Nghiên cứu ảnh chụp thần kinh cho thấy não người tăng cường hoạt động ở vùng chẩm – đỉnh khi ghi nhớ bằng phương pháp cung điện ký ức", Shaw cho biết. "Có nghĩa là kỹ thuật này sử dụng nhiều bộ phận thường dành cho các giác quan khác trong não hơn, như thùy đỉnh cho khả năng định hướng và thủy chẩm cho khả năng thị giác".

Tập trung vào việc ghi nhớ

Ghi nhớ 7 hình ảnh kỳ quặc của các kỳ quan thế giới không quá khó, nhưng khi phải ghi nhớ 10 nghìn chữ số thập phân của số Pi, bạn có thể cần một động lực lớn hơn.

"Tôi sẽ tự nói với mình câu thần chú: "Mình muốn nhớ hết, mình muốn nhớ hết"", Dellis chia sẻ. "Đây là một câu thần chú đơn giản nhưng nó sẽ điều chỉnh sự chú ý của tôi và tập trung vào công việc mình đang thực hiện, giúp tôi ghi nhớ tốt hơn".

Chia nhỏ thông tin

Với một số lượng con số khổng lồ hoặc một dãy rất nhiều các quân bài, phương pháp chia nhỏ sẽ khá có ích. "Với từ ngữ thì khá dễ: bạn nhìn vào một từ thì nó sẽ tự liên kết với một số hình ảnh có sẵn trong đầu bạn. Nhưng với những thứ như chữ số hay quân bài, hay thậm chí là tên riêng thì sẽ khó hơn một chút", Dellis cho biết.

Trong đó có một số hệ thống mà chúng tôi đã phát triển và học thuộc để khi đọc một cái tên hay một quân bài thì đã có sẵn hình ảnh cho chúng ở trong đầu.

Với Dellis, tập hợp 5 chữ số đầu tiên sau dấu thập phân của số Pi được chuyển thành hình ảnh Sam Neill mặc bộ đồ của Iron Man. "Nó là như vậy đấy", Dellis nói. Tập hợp thứ hai được chuyển thành hình ảnh bạn của anh ấy mặc như vị hoàng đế trong phim Gladiator với ngón tay cái chỉ xuống đất.

Kết thúc bằng cách xem lại bộ thông tin

Một khi bạn đã có những hình ảnh và xếp chúng vào cung điện ký ức, bạn chỉ cần đảm bảo rằng chúng sẽ được ghi vào đầu. "Hầu hết ký ức không được lưu vào trí nhớ dài hạn của chúng ta", Shaw cho biết. Đó là lý do vì sao việc nhắc lại thông tin cần nhớ rất quan trọng, nó có tác dụng chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.

Và đáng tiếc là không có mẹo nào cho quá trình này cả. Nó phụ thuộc vào mức độ lặp lại cũng như sự chăm chỉ của mỗi người.

"Để trở thành nhà vô địch về trí nhớ, tôi phải tập luyện mỗi ngày. Tôi tập rất chăm chỉ để khiến nó trở thành một bản năng của mình. Và điều đó chỉ đạt được thông qua luyện tập", Dellis kết luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo