Vệ tinh Solar-B gửi những hình ảnh đầu tiên về Mặt Trời

Chủ Nhật, 18 Tháng Ba 201810:01 CH(Xem: 6916)
Vệ tinh Solar-B gửi những hình ảnh đầu tiên về Mặt Trời

Vệ tinh Solar-B được phóng đi ngày 22/9 từ Nhật Bản đã thu những hình ảnh đầu tiên của Mặt Trời nhằm thử nghiệm và điều chỉnh ba dụng cụ mang theo. Các bức ảnh đầu tiên của kính viễn vọng quang học SOT cho phép nhìn thấy với độ chính xác cao các hạt li ti bảo phủ toàn bộ bề mặt Mặt Trời.

Sự tạo hạt là kết quả của hiện tượng đối lưu: vật chất nóng đi ngược lên bề mặt, nguội đi, trở thành dày đặc và rơi xuống. Mỗi hạt li ti có kích thước trung bình là 1.500km với tuổi thọ kéo dài khoảng 10 phút.

Theo Cơ quan Không gian Nhật Bản (JAXA), độ phân giải của các bức ảnh là 0,2 giây cung tương đương với kích thước một sợi tóc người ở cách xa 10m.

Hiện tượng tạo hạt của Mặt Trời nhìn từ kính viễn vọng SOT

Hiện tượng tạo hạt của Mặt Trời nhìn từ kính viễn vọng SOT (Ảnh: sciences.nouvelobs.com)

Vệ tinh Solar-B được JAXA đặt tên lại là Hinode (tiếng Nhật có nghĩa là Mặt Trời mọc) có sứ mệnh nghiên cứu từ trường Mặt Trời ở không gian 3 chiều, nhằm tìm hiểu nguồn gốc sự phun trào của Mặt Trời. Ngoài SOT, Hinode còn được trang bị một kính viễn vọng tia X (XRT) đã chụp bức ảnh đầu tiên vào ngày 25/10 và một quang phổ kế (EIS) đã hoạt động vào ngày 28/10.

Hinode là một sứ mệnh phối hợp giữa JAXA, NASA và PPARC của Anh. Việc điều chỉnh các dụng cụ sẽ được tiếp tục trong tháng này và vệ tinh sẽ đi vào giai đoạn quan sát khoa học vào đầu tháng 12.

V.N

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn