Bạn sẽ không bao giờ muốn bật đèn ngủ nữa nếu biết sự thật này

Chủ Nhật, 11 Tháng Ba 20182:00 CH(Xem: 5748)
Bạn sẽ không bao giờ muốn bật đèn ngủ nữa nếu biết sự thật này

Nhiều người có thói quen bật đèn ngủ mờ ảo khi ngủ vì sợ bóng tối hoặc để cảm thấy ngon giấc hơn. Nhưng theo những nghiên cứu mới đây nhất, ánh sáng mờ có thể ảnh hưởng đến những quyết định của chúng ta.

Không ít người có thói quen ngủ dưới ánh đèn vàng mờ ảo hay có những cặp đôi vì muốn có một không gian lãng mạn nên thắp ánh nến lập lòe hoặc bật ánh đèn nhạt để tạo cảm giác lãng mạn, thơ mộng.

Thậm chí ở một số quán cafe nắm bắt được tâm lý khách hàng là các cặp đôi yêu nhau cũng chỉ dùng mức ánh sáng yếu tạo không khí tình cảm.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây thì ánh sáng mờ có thể khiến bạn bị suy giảm nhận thức, từ đó có thể đưa ra những quyết định không sáng suốt.

Ánh sáng mờ có thể khiến bạn bị suy giảm nhận thức.
Ánh sáng mờ có thể khiến bạn bị suy giảm nhận thức.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan đã làm một thí nghiệm để kiểm tra khả năng nhận thức của chuột bạch. Nó được ngủ vào ban đêm và thức dậy vào buổi sáng – hệt như con người. Nhưng sự khác biệt là một con sống trong môi trường ánh sáng mờ và một con sống dưới điều kiện ánh sáng bình thường trong suốt 4 tuần. Vậy kết quả là gì?

Chú chuột phải sống dưới ánh sáng mờ làm kém hẳn những “bài tập” thông thường như chạy vòng tròn, chơi cầu trượt,… Đặc biệt khả năng nhận biết không gian của chúng giảm đi đáng kể, thường xuyên bị va đập vào thành tủ kính.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã nhận thấy, đối với con chuột sống trong điều kiện ánh sáng mờ, khu vực hồi hải mã của nó đã bị thu nhỏ lại 30%. Đây là khu vực quan trọng của não trước, nằm bên trong thùy thái dương, có tác dụng để lưu giữ kiến thức và hình thành những kí ức mới. Đồng thời, ở chú chuột này còn xuất hiện hiện tượng giảm một loại peptide trong não. Loại peptide này là một yếu tố neurotrophic có nguồn gốc từ não, có tác dụng kết nối các nơ ron có trong hồi hải mã.

Joel Soler, một nghiên cứu sinh về tâm lý giải thích: “Do sự thiếu hụt về kết nối giữa các nơ ron ở khu vực hippocampus, vậy nên não bộ sẽ giảm khả năng học tập và bộ nhớ cũng không còn lưu trữ được nhiều nữa. Hay nói cách khác, ánh sáng yếu khiến tiềm thức của chúng ta cũng yếu đi”.

Trong khi đó, chú chuột còn lại sống trong ánh sáng bình thường thì lại có kết quả khác hẳn. Chú không chỉ hoạt động thể chất tốt hơn, tuân theo mệnh lệnh tốt hơn mà còn xác định phương hướng rất chính xác.

Nên tắt hết đèn khi ngủ sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc và đảm bảo sức khỏe hơn.
Nên tắt hết đèn khi ngủ sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc và đảm bảo sức khỏe hơn.

Ngoài ra, chú chuột phải chịu ánh sáng mờ, sau khi được sống trong ánh sáng bình thường trong 4 tuần tiếp theo thì mọi năng lực của não và khả năng nhận thức đã trở lại bình thường, trí nhớ được tăng cường.

Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu cho thấy những thay đổi về môi trường ánh sáng có thể tác động đến sự thay đổi cấu trúc trong não.

Đồng tác giả của nghiên cứu này, Antonio Nunez – giáo sư tâm lý chia sẻ: “Giống như những con chuột khó xác định phương hướng sau một thời gian sống trong ánh sáng mập mờ, chúng ta cũng sẽ khó tìm thấy vị trí của xe ở bãi đậu sau một ngày bận rộn trong trung tâm mua sắm hoặc rạp chiếu phim – nơi ánh sáng vô cùng yếu ớt hay thậm chí là sau khi ngủ dậy dưới ánh đèn mờ”.

Có lẽ mọi người nên suy nghĩ lại về việc sử dụng đèn ngủ mờ nhạt trong phòng, thay vào đó nên tắt hết đèn khi ngủ sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc và đảm bảo sức khỏe hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn